Thông tin tài liệu:
+ Tính chống thuốc của côn trùng có trường hợp do kết quả của sự hình thành những tập tính đặc biệt, có tác dụng ngăn chặn hoặc hạn chế sự tiếp xúc của côn trùng với thuốc trừ sâu. Những côn trùng thường gây hại vào ban đêm và trú ẩn ban ngày như sâu xám, nếu áp dụng thuốc vào ban ngày thì nó ít có khả năng bị nhiễm độc thuốc. + Sự giảm sút nhạy cảm của những vị trí tác động của thuốc. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH HÓA BẢO VỆ THỰC VẬT part 3 Giáo Trình Hoá Bảo Vệ Thực Vật Chương 1 + Tính chống thuốc của côn trùng có trường hợp do kết quả của sự hình thành những tậptính đặc biệt, có tác dụng ngăn chặn hoặc hạn chế sự tiếp xúc của côn trùng với thuốc trừ sâu.Những côn trùng thường gây hại vào ban đêm và trú ẩn ban ngày như sâu xám, nếu áp dụngthuốc vào ban ngày thì nó ít có khả năng bị nhiễm độc thuốc. + Sự giảm sút nhạy cảm của những vị trí tác động của thuốc. Nhiều tác giả cho rằng nhữngquần thể sâu chống thuốc đã tạo thành một lớp lipit có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập nhanhchóng của chất độc vào cấu trúc tinh tế của hệ thần kinh, và dần dần làm cho thuốc mất tác dụng.Có nhiều loài côn trùng và nhện chống được các thuốc trừ sâu lân hữu cơ và carbamat do mennhạy cảm cholinesteraza trở nên “trơ” (kém mẫn cảm) đối với các thuốc này. + Cơ chế chống thuốc quan trọng nhất, phổ biến nhất là tính chống chịu sinh lý. Côn trùngtăng cường sự giải độc thuốc hoặc làm giảm hoạt tính của thuốc bằng các quá trình chuyển hóa.Trong cơ thể côn trùng chống thuốc DDT, men DDT- aza có khả năng khử Hydrocarbon củaDDT dưới sự hiện diện của men DDT- aza làm cho hợp chất này bị thoái biến. Trong cơ thể côntrùng chống các thuốc Cyclodien, thuốc bị cô lập bởi các thể protein... Trong số các cơ chế trên, hai cơ chế sau quyết định khả năng kháng thuốc của côn trùng. Sự hình thành tính kháng thuốc của dịch hại thể hiện khả năng thích nghi để tồn tại củasinh giới trên cơ sở biến dị và di truyền theo qui luật tiến hóa của sinh vật, vì vậy ta chỉ có thểlàm giảm tốc độ chớ không thể ngăn chặn sự hình thành kháng thuốc của dịch hại. Trên cơ sở lýluận và cả trong thực tiển đã cho thấy rằng nếu chỉ dựa vào biện pháp hóa học để phòng khắcphục tính kháng thuốc thì sớm muộn gì cũng thất bại. Trên thực tế, đã có nhiều người tăng liềulượng, tăng nồng độ thuốc, tăng nhịp độ phun thuốc đều không làm giảm bớt tốc độ quen thuốccủa địch hại, thậm chí dịch hại còn hình thành tính kháng thuốc nhanh hơn. Cách tốt nhất có thểkiềm hãm tốc độ quen thuốc của dịch hại là xây dựng hệ thống các biện pháp phòng trừ tổng hợp.Trong đó cần chú trọng một số biện pháp sau: - Xây dựng một chế độ luân canh cây trồng hợp lý. Tuy nhiên các cây trồng luân canhphải không nằm trong phổ ký chủ của loài địch hại đã từng gây hại trước đây. - Thực hiện kiểm tra chặt chẽ và xử lý kịp thời nguốn sâu đầu vụ, tập trung các vườnươm cây con thành một khu để kịp thời phát hiện ổ sâu mới nở và phun thuốc trừ. - Thực hiện các biện pháp khác ngoài biện pháp hóa học để làm giảm mật số sâu trênđồng ruộng như xen canh với những cây trồng có tác dụng xua đuổi sâu (như cỏ mực, cà chuaxen với bắp cải...). - Khi cần thiết phải phun thuốc, phải tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”: dùng đúng thuốc,dùng đúng lúc, đúng liều lượng (hay nồng độ) và đúng cách.1.4.3 Ảnh hưởng của một số ngoại cảnh đến tính độc của chất độc Các yếu tố ngoại cảnh gồm ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ... một mặt có thể ảnh hưởng đến lý,hóa tính của chất độc, mặt khác cũng ảnh hưởng đến trạng thái sinh lý và hoạt tính sinh lý củadịch hại. a. Các yếu tố ngoại cảnh đối với dịch hại Tính thấm của màng nguyên sinh chất có thể thay đổi rõ rệt theo điều kiện ngoại cảnh (pHmôi trường, ánh sáng, nhiệt độ...). dưới tác động của tia tử ngoại, của nhiệt độ, tính thấm của tế 19-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------PGs. Ts. Trần Văn Hai Giáo Trình Hoá Bảo Vệ Thực Vật Chương 1bào tăng lên rõ rệt. Khi nhiệt độ tăng đến điểm tối thích, hoạt động sống (hô hấp, trao đổi chất...)của côn trùng và các loài dịch hại tăng lên mạnh mẽ, kèm theo đó là sự tăng tốc độ hấp thu cácchất, đưa đến kết quả là tăng khả năng ngộ độc của dịch hại. Tuy nhiên trong một số trường hợp,sự tăng nhiệt độ môi trường đã làm tăng tính chống chịu của dịch hại. Sự tăng nhiệt ở trong mộtgiới hạn nhất định đã làm tăng hoạt tính phân giải của men DDT- aza,làm cho khả năng phângiải DDT của các loài ruồi nhà có chứa men này tăng lên. Ẩm độ trong đất và trong không khícũng ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của dịch hại, từ đó ảnh hưởng đến mức độ mẫn cảm thuốccủa chúng. b. Các yếu tố ngoại cảnh đối với thuốc trừ dịch hại - Nhiệt độ đôi khi cũng ảnh hưởng rất lớn đến tính độc của thuốc trừ dịch hại; nhất là đốivới các loại thuốc có tính xông hơi, khi nhiệt độ tăng, các thuốc này bay hơi càng mạnh, làmtăng nồng độ tác động và do đó tăng khả năng trừ dịch hại. ...