Thông tin tài liệu:
Giáo trình Hóa phân tích 2 dành cho Trung cấp Dược cung cấp cho người học những kiến thức như: Đại cương về hóa học phân tích định lượng; phương pháp phân tích khối lượng; phương pháp phân tích thể tích; pha dung dịch chuẩn độ;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Hóa phân tích 2 (Trung cấp Dược) - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần ThơTRƯỜNG CAO ĐẲNG PHẠM NGỌC THẠCH CẦN THƠ GIÁO TRÌNH HÓA PHÂN TÍCH 2 Dùng cho đào tạo: Trung cấp Ngành: DƯỢC LƯU HÀNH NỘI BỘ BÀI 1 1ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG MỤC TIÊU HỌC TẬP 1.Trình bày được nguyên tắc chung của các phương pháp hóa học phân tíchđịnh lượng (HHPTĐL). 2.Phân loại được các phương pháp HHPTĐL và nêu nguyên tắc cơ bản củatừng phương pháp đó trong HHPTĐL. NỘI DUNG CHÍNH Nhiệm vụ chính của HHPTĐL là xác định chính xác hàm lượng của nguyêntố hoặc nhóm nguyên tố có trong đối tượng phân tích (mẫu thử) Trong ngành Dược, HHPTĐL dùng để thử độ tinh khiết của các nguyênliệu làm thuốc, kiểm nghiệm các chế phẩm bào chế và phục vụ công tác nghiêncứu dược liệu, hóa dược,.. I. NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP HHPTĐL Các phương pháp HHPTĐL đều dựa trên cơ sở của các phản ứng hóa học,các định luật hóa học như định luật thành phần không đổi, định luật bảo toàn khốilượng,…để xác định hàm lượng của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tố có trong mẫuthử. Khi cần định lượng chất A, ta có thể cho tác dụng với thuốc thử B để tạothành sản phẩm C và D theo phương trình tổng quát: A + B C + D - Nếu C hoặc D là chất kết tủa, có thể định lượng A thông qua định lượng Choặc D( lấy riêng tủa C hoặc D đem cân, cân cứ vào thành phần không đổi của Choặc D để tính ra A). Ví dụ: để xác định hàm lượng FeCl3 ta cho phản ứng với NaOH dư FeCl3 + NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl Sau đó đem lọc lấy kết tủa, rửa, sấy và nung khô: 2Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O Từ khối lượng Fe2O3 ta tính được hàm lượng FeCl3 có trong mẫu phân tích. - Cũng có thể định lượng A thông qua định lượng B vì phản ứng giữa A vàB có tỷ lệ trao đổi thành phần phân tử nhất định, dùng chỉ thị màu để biết phản 2ứng kết thúc với A dùng hết bao nhiêu B, từ lượng chất B suy ra lượng chất A.Kỹthuật này được gọi là phương pháp phân tích thể tích. Dựa vào nguyên tắc trên, người ta dùng các phương pháp khác nhau, tùytheo phương tiện, mức độ chính xác và yêu cầu của từng phản ứng hóa học. II. PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC PHÂN TÍCHĐỊNH LƯỢNG: Có thể phân chia các phương pháp định lượng thành hai loại: các phươngpháp hóa học và các phương pháp vật lý, hóa lý. 2.1.Phương pháp hóa học: Phương pháp hóa học có ưu điểm cơ bản là tương đối đơn giản và dễ làmso với phương pháp vật lý và hóa lý, mức độ chính xác không cao hơn, tốn thờigian. Dựa trên mối liên quan giữa tính chất hóa học và thành phần hóa học củachất cần phân tích.Phương pháp hóa học gồm có: 2.1.1.Phương pháp phân tích khối lượng (PTKL) Phương pháp PTKL dựa vào sự đo khối lượng chất cần xác định dưới danghợp chất có thành phần không đổi bằng cân phân tích, từ đó tính được khối lượngchất cần định lượng. 2.1.2.Phương pháp phân tích thể tích (PTTT) Phương pháp PTTT dựa vào việc đo thể tích thuốc thử (có nồng độ chínhxác) đã dùng để tác dụng vừa đủ với DD cần xác định, từ đó tính ra lượng chất cầnđịnh lượng. Tùy theo phản ứng hóa học được dùng trong quá trình tiến hành mà chiathành nhiều phương pháp: phương pháp acid-bazơ, phương pháp kết tủa, phươngpháp oxy hóa khử… 2.2. Phương pháp vật lý và hóa lý: 2.2.1. Phương pháp vật lý: Là những phương pháp phân tích dựa trên việc đo các tín hiệu vật lý củacác chất phân tích như phổ phát xạ, độ phóng xạ,…phương pháp này có độ nhạyrất cao nhưng cũng có nhược điểm là không phải nguyên tố nào cũng xác địnhđược. 3 2.2.2. Phương pháp hóa lý: Là những phương pháp kết hợp việc thực hiện các phản ứng hóa học, sauđó dùng máy để đo các tín hiệu vật lý của hệ phân tích như độ hấp thụ ánh sáng,độ phát quang, độ dẫn điện, độ đục, độ nhớt,… Các phương pháp vật lý và hóa lý có thể chia thành các nhóm sau: - Các phương pháp phân tích điện hóa. - Các phương pháp phân tích quang học. - Các phương pháp sắc ký. - Các phương pháp phóng xạ,… Các phương pháp vật lý và hóa lý đòi hỏi phải dùng những máy đo phức tạp, vìvậy chúng có tên chung là các phương pháp phân tích dụng cụ. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. 1.Trình bày được nguyên tắc chung của các phương pháp hóa học phân tíchđịnh lượng (HHPTĐL) ? 2. Phân loại được các phương pháp HHPTĐL và nêu nguyên tắc cơ bản củatừng phương pháp đó ? BÀI 2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình b ...