Danh mục

Giáo trình Kế toán vi mô (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam

Số trang: 93      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.77 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Kế toán vi mô (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Tổng quan về kinh tế học; Cung – Cầu; Lý thuyết hành vi người tiêu dùng; Lý thuyết hành vi của doanh nghiệp; Cấu trúc thị trường; Thị trường yếu tố sản xuất. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kế toán vi mô (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam SỞ LAO ĐỘNG TB&XH TỈNH HÀ NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NAM GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KINH TẾ VI MÔ NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 285/QĐ-CĐN ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Hà Nam Hà Nam, năm 2017 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên cao đẳng nghề Kế toán doanh nghiệp trường Cao đẳng nghề Hà Nam. Chúng tôi đã thực hiện biên soạn cuốn giáo trình Kinh tế vi mô. Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Dựa theo giáo trình này, có thể sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề Kế toán doanh nghiệp. 1 LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang phát triển theo mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước, hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp cũng được hết sức coi trọng và phát huy tính tự chủ. Để đáp ứng với những thay đổi này, việc trang bị các kiến thức về Kinh tế học vi mô cho sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước là điều vô cùng quan trọng bởi thành công của các quốc gia đi trước Việt Nam đã cho thấy rằng đội ngũ cán bộ kinh tế trong doanh nghiệp sẽ là nhân tố quyết định nhất đến việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Kinh tế vi mô được coi là một trong những môn học quan trọng nhất cung cấp các kiến thức nền tảng cho những ai muốn hiểu về sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Khác với Kinh tế vĩ mô nghiên cứu kinh tế như một tổng thể, kinh tế vi mô tập trung vào việc phân tích các hành vi của các chủ thể kinh tế như người sản xuất, người tiêu dùng, thậm chí là chính phủ trên từng thị trường riêng biệt. Những tương tác khác nhau của các chủ thể này tạo ra những kết cục chung trên các thị trường cũng như xu hướng biến động của chúng. Hiểu được cách mà một thị trường hoạt động như thế nào và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thị trường, trên thực tế là cơ sở để hiểu được sự vận hành của cả nền kinh tế, cắt nghĩa được các hiện tượng kinh tế xảy ra trong đời sống thực, miễn đây là nền kinh tế dựa trên những nguyên tắc thị trường. Giáo trình Kinh tế vi mô là cuốn sách giáo khoa có tính chất nhập môn, trình bày những nội dung cơ bản của môn Kinh tế vi mô. Cấu trúc chung của giáo trình bao gồm 6 chương: Chương I: Tổng quan về kinh tế học Chương II: Cung – Cầu Chương III: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng Chương IV: Lý thuyết hành vi của doanh nghiệp Chương V: Cấu trúc thị trường Chương VI: Thị trường yếu tố sản xuất Trong quá trình biên soạn, giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. Ban biên soạn mong muốn và thực sự cảm ơn những ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia, các thầy cô đóng góp cho việc chỉnh sửa để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nam, ngày…..tháng…. năm 2017. Người biên soạn ĐINH AN LINH 2 MỤC LỤC Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC………………………………………………..6 1. Nền kinh tế ..................................................................................................... 6 1.1. Các chủ thể nền kinh tế .............................................................................. 6 1.2. Các yếu tố sản xuất. ................................................................................... 7 1.3. Ba vấn đề kinh tế cơ bản. ........................................................................... 8 1.4. Các mô hình kinh tế. .................................................................................. 9 1.5. Sơ đồ hoạt động của nền kinh tế. ............................................................. 11 2. Kinh tế học ................................................................................................... 13 2.1. Khái niệm ................................................................................................. 13 2.2. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. ............................................................... 14 2.3. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học ....................................................... 16 3. Lựa chọn kinh tế tối ưu ................................................................................ 18 3.1. Lý thuyết lựa chọn. .................................................................................. 18 3.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất .......................................................... 21 3.3. Ảnh hưởng của các qui luật kinh tế đối với sự lựa chọn kinh tế tối ưu .. 23 Chương 2. CUNG - CẦU .................................................................................. 26 1. Cầu ............................................................................................................... 26 1.1. Khái niệm ................................................................................................ 26 1.2. Cầu cá nhân và cầu thị trường.................................................................. 26 1.3. Luật cầu .................................................................................................... 27 1.4. Các yếu tố hình thành cầu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: