Danh mục

Giáo trình Kết cấu bê tông cốt thép (Ngành: Công nghệ kỹ thuật xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Số trang: 115      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.79 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (115 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Kết cấu bê tông cốt thép (Ngành: Công nghệ kỹ thuật xây dựng - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Những vấn đề cơ bản về bê tông cốt thép; cấu kiện chịu uốn; sàn sườn toàn khối; cấu kiện chịu nén lệch tâm; khung bê tông cốt thép toàn khối;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kết cấu bê tông cốt thép (Ngành: Công nghệ kỹ thuật xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 ------ 000 ------ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG(Ban hành kèm theo Quyết định số: 389ĐT/QĐ- CĐXD1 ngày 30 tháng 09 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1) Hà Nội, năm 2021 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách bài giảng nên các nguồn thông tin có thể được phépdùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanhthiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. -2- LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP là giáo trình nội bộ được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho hệ Cao đẳng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1, thuộc các chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, ngành Công nghệ kỹ thuật Kiến trúc. KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP là môn học chuyên ngành nhằm cung cấp các kiến thức về tính toán, bố trí thép, đọc bản vẽ các cấu kiện bê tông cốt thép. Giáo trình Kết cấu Bê tông cốt thép do bộ môn Kết cấu gồm: Th.s Trần ThịKim Thúy - Trưởng bộ môn Kết cấu làm chủ biên và các thầy cô Phan Thanh Điệp,Nguyễn Xuân Bách, Đỗ Phi Long đã và đang giảng dạy trực tiếp trong bộ môn cùngtham gia biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học Kết cấu Bêtông cốt thép, tuân thủ theo các quy tắc thống nhất của Tiêu chuẩn Việt Nam(TCVN) và Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO). Ngoài ra giáo trình còn bổ sung thêm một sốkiến thức mà trong các giáo trình trước chưa đề cập tới. Nội dung gồm 6 bài sau: Bài 1. Những vấn đề cơ bản về Bê tông cốt thép Bài 2: Cấu kiện chịu uốn Bài 3: Sàn sườn toàn khối Bài 4: Cấu kiện chịu nén lệch tâm Bài 5: Khung bê tông cốt thép toàn khối Bài 6: Nhà cao tầng Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên Bộ môn Kết cấu của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được lượng thứ và tiếp thu những ý kiến đóng góp. Trân trọng cảm ơn! -2- BÀI 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉPMục tiêu: - Xác định được vị trí đặt cốt thép trong cấu kiện bê tông cốt thép. - Phân biệt được các loại kết cấu bê tông cốt thép. - Xác định được các đoạn neo, uốn, nối cốt thép và các khoảng hở, lớp bê tông bảo vệ cốt thép. - Phân biệt được các trạng thái giới hạn và phạm vi tính toán. -3- §1. KHÁI NIỆM CHUNG1. Khái niệm - BTCT là một loại vật liệu xây dựng phức hợp do bê tông và cốt thép cùng cộng tác với nhau để chịu lực. - Bê tông là vật liệu giòn, được chế tạo từ ximăng, cát, sỏi thành một thứ đá nhân tạo có khả năng chịu nén tốt nhưng khả năng chịu kéo lại rất kém. Cốt thép là vật liệu chịu kéo và chịu nén đều tốt. Do vậy, cốt thép được đặt vào trong bê tông để tăng cường khả năng chịu lực cho kết cấu.2. Sự làm việc của bê tông và cốt thép2.1.Vị trí đặt cốt thép trong cấu kiện bê tông cốt thép - Cốt thép được đặt trong vùng chịu kéo của cấu kiện BTCT để chịu kéo thay cho bêtông. - Cốt thép được đặt trong vùng chịu nén của cấu kiện BTCT để tăng khả năng chịu lực, giảm kích thước tiết diện. - Cốt thép đặt theo cấu tạo.2.2 . Nguyên nhân để bê tông và cốt thép cùng cộng tác chịu lực - Lực dính giúp cho bê tông và cốt thép dính chặt vào nhau, đảm bảo sự truyền lực từ bê tông sang cốt thép và ngược lại. Nhờ có lực dính mà cường độ của cốt thép mới được khai thác, bề rộng vết nứt bê tông vùng kéo được hạn chế….Do đó cần phải tăng cường lực dính giữa bê tông và cốt thép. - Giữa bê tông và cốt thép không xảy ra phản ứng hoá học. Bê tông còn bao bọc, bảo vệ cốt thép chống lại các tác dụng ăn mòn của môi trường. - Hệ số giãn nở nhiệt của cốt thép và bê tông gần như nhau (hệ số giãn nở nhiệt của bê tông từ 0,000010 đến 0,000015; hệ số giãn nở nhiệt của thép là 0,000012).3. Phân loại bê tông cốt thépa.Theo phương pháp thi công - Bê tông cốt thép toàn khối (bê tông cốt thép đổ tại chỗ) - Bê tông cốt thép lắp ghép - Bê tông cốt thép nửa lắp ghépb.Theo trạng thái ứng suất khi chế tạo và sử dụng - Bê tông cốt thép thường - Bê tông cốt thép ứng lực trước ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: