Danh mục

Giáo trình Kết cấu tàu thủy (tập 1): Phần 2

Số trang: 132      Loại file: pdf      Dung lượng: 10.70 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 28,000 VND Tải xuống file đầy đủ (132 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để nối tiệp Giáo trình Kết cấu tàu thủy (tập 1): Phần 2 sau đây Giáo trình Kết cấu tàu thủy (tập 1): Phần 2 gồm 3 chương: chương 3 chi tiết kết cấu thân tàu, chương 4 thượng tầng và lầu, chương 5 kết cấu bánh lái, bệ máy, ống khói. Giáo trình Kết cấu tàu thủy (tập 1) trình bày những hiểu biết mang tính phổ thông, giúp người đọc biết và hiểu về kết cấu tàu thuỷ, nắm bắt nguyên tắc bố trí, thiết kế kết cấu tàu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kết cấu tàu thủy (tập 1): Phần 2 CHƯƠNG 3 CHI TIẾT KẾT CẤU THÂN TÀU 1. Chi tiết kết cấu thân tàu Như đã giới thiệu ở chương 2, vỏ tàu thuỷ có dạng chung nhất được xét như kết cấu dạng vỏ mỏng cógia cường dọc và ngang, đảm bảo tàu nổi trên nước và làm việc an toàn trong các chế độ khai thác. Thôngthường người ta quan niệm, xét theo chiều dọc, coi tàu gồm ba phần chính (hình 3.1): - Phần lái (aft end region) chiếm khoảng 30% chiều dài tàu; - Phần giữa tàu (midship region) chiếm 40% chiều dài tàu; - Phần mũi (fore end region) chiếm phần còn lại; - Phần mút tàu được hiểu là phần thuộc 0,1L tính từ mỗi mút tàu. Hình 3.1 Trong các phần này người kỹ sư phải đi sâu vào phân tích, tính toán và hình thành kết cấu đặc trưngtừng vùng: - Khu vực giữa đòi được quan tâm đúng mức. Các kết cấu có tầm quan trọng đặc biệt gồm lớp tôn bao, mặt cắt ngang tương đương của thân tàu và mô đun chống uốn của mặt cắt, các vách ngang, vách dọc (bulkhead), đáy tàu, boong. - Vùng trước của tàu gồm những phần quan trọng như sống mũi (stem), boong mũi, két sâu (deep tanks), kết cấu đặc trưng khu vực trước vách chống va (fore peak structure). - Những kết cấu tại phần đuôi hoặc phần lái như vừa gọi thông thường gồm có kết cấu vùng lái, sau vách đuôi (after peak structure), kết cấu vòm đuôi, sống lái (sternframe, shaft brackets and bossings). Theo chiều cao, những người tính toán kết cấu tiếp xúc với những kết cấu chính của tàu, tính từdưới lên như: - Đáy tàu (có thể dạng đáy đơn, đáy đôi) thường là bộ phận quan trọng nhất nhì, nằm dưới cùng thân tàu. Trong cụm kết cấu này sống chính tàu (center girder) phải được quan tâm hàng đầu vì đây là xương sống của tàu.98 - Dàn mạn, các vách, cột chống vv… như những thành đứng, trụ đứng làm cho tàu cứng vững. - Boong hoặc các boong (decks) và kết cấu boong làm những chức năng khác nhau như boong giữa (tweendeck) làm nơi chứa hàng, boong trên (upper deck) đóng vai trò boong thời tiết không chỉ che mưa nắng cho tàu mà còn đóng vai trò boong sức bền. Những chi tiết chính của thân tàu chúng ta tiếp tục làm quen ở hình 3.2. Hình 3.2. Các cụm kết cấu tàu vận tải Tại hình vẽ các ký hiệu bằng số có tên gọi thường dùng sau: 1- boong thượng tầng đuôi (poop deck),2- boong trên (upper deck), 3- boong đi lại (saloon deck), 4- boong xuồng (boat deck), 5- boong dạo(promenade deck), 6- boong điều khiển (navigation deck), 7- boong la bàn (compass flat), 8- boong thượngtầng mũi (forecastle deck), 9- boong hai/boong nội khoang (second deck), 10- buồng máy lái (steeringengine room), 11- hầm trục lái (rudder trunk), 12- két đuôi (after peak tank), 13- két mạn (wing tank), 14-hầm trục (shaft tunnel), 15- deep tank (két sâu), 16- buồng máy (engine room), 17- khoang hàng (hold), 18-hầm xích neo (chain locker), 19- két mũi (fore peak tank), 20- thành miệng buồng máy (engine casing), 21-sống đuôi (stern frame), 22- đà ngang dâng cao (deep floor), 23- vách đuôi (after peak bulkhead), 24- váchkín nước (water tight bulkhead), 25- vách sóng (corrugated bulkhead), 26- bệ máy (engine bed), 27- đáy đôi(double bottom), 28- vách dọc tâm (center line bulkhead), 29- sống boong (deck girder), 30- vách chống va(collision bulkhead). 992. Dàn đáy2.1. Đáy đơn Tàu vận tải cỡ nhỏ, tàu cá cỡ trung bình trở lại, các tàu kích thước không lớn có kết cấu đáythường ở dạng đáy đơn. Đáy đơn tàu thủy có những cơ cấu chính như sau. Ki hay còn gọi sống chính(hoặc long cốt, như đã giải thích) nằm chính mặt dọc giữa tàu, chạy dọc suốt thân tàu. Sống chính phảiđược nối với điểm gặp sống mũi và sống lái tại vị trí xa nhất trong điều kiện có thể. Sống chính có kếtcấu liên tục, tránh bị khoét lỗ tùy tiện. Ngoài sống chính, với tàu có chiều rộng khá lớn, nhất thiết bố trícác đà dọc đáy hoặc gọi là sống phụ, cách sống chính đoạn theo qui cách xác định, cụ thể hơn, khoảngcách này không quá 2,25m, chạy gần như song song với sống chính. Cần nhớ thêm, tại khu vực mũi, tứcphạm vi 25%L, tính từ sống mũi, khoảng cách giữa sống chính và phụ không được quá 1,0m. Thành củađà dọc đáy trong kết cấu theo hệ thống ngang, bị cắt tại vị trí đặt đà ngang và hàn cứng vào thành đứngđà ngang. Dàn đáy được tạo ra trong trường hợp này có thể mô hình dạng dàn phẳng gồm hai hệ dầmđặt vuông góc nhau. Hệ thống các đà dọc (ki, đà dọc đáy) chạy theo chiều dọc tàu và hệ thống các đà ngang đáy tạothành hệ trực giao. Nếu số lượng các đà ngang lớn hơn nhiều nếu so với đà dọc (các đà ngang khi đóđược gọi là các dầm hư ...

Tài liệu được xem nhiều: