Giáo trình "Kiểm toán năng lượng" nhằm nghiên cứu, khảo sát các giải pháp tiết kiệm năng lượng, cụ thể là thực hiện các nhiệm vụ sau: tìm hiểu tình hình thiếu điện ở Việt Nam; tìm hiểu tiềm năng tiết kiệm điện trong công trình tòa nhà – công sở; trình bày các giải pháp tiết kiệm điện cho công trình tòa nhà tiêu biểu;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kiểm toán năng lượng - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM ------------------------------------- KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG TP HỒ CHÍ MINH 2009 www.quyenhuyanh.com Trang 1 Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh Chương 1 DẪN NHẬP 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Điện và cả ngành năng lượng nói chung có thể nói là một trong những xương sống của nền kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiện nay, thế giới nói chung, năng lượng hóa thạch chiếm phần lớn nguồn năng lượng tiêu thụ, nhưng đây là dạng năng lượng không tái tạo và sẽ cạn kiệt dần trong tương lai. Để đảm bảo năng lượng cho sản xuất và sinh hoạt là bài toán không đơn giản. Vì thế trong bối cảnh hiện nay, an ninh năng lượng là vấn đề được nhiều quốc gia hết sức quan tâm. Ngoài ra, việc khai thác các nguồn này đã và đang gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường. Giải pháp giảm thiểu khí thải đã đặt lên bàn nghị sự của chính phủ nhiều quốc gia. Ở nước ta, hơn 80% nguồn năng lượng sử dụng lại là nhiên liệu hóa thạch. Mô hình sử dụng năng lượng như vậy không đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn và không bền vững về mặt sinh thái.Vì quá trình cháy nhiên liệu là tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong nhóm cuối của bảng xếp hạng thế giới về hiệu suất sử dụng năng lượng. Trong sản xuất công nghiệp, cường độ sử dụng năng lượng của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Malaysia 1,5- 1,7 lần khi cùng làm ra một giá trị sản phẩm như nhau. Do vậy, cần phải có chiến lược sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các dạng năng lượng hóa thạch hiện có, và càng sớm càng tốt khai thác sử dụng các dạng năng lượng khác. Ngoài ra, những năm vừa qua Việt Nam liên tục thiếu điện, làm ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống sản xuất, nền kinh tế có nguy cơ bị đình trệ, ảnh hưởng đến toàn dân. Không những thế với một nước đang phát triển như Việt Nam, công nghiệp chiếm xấp xỉ 50% tổng GDP cả nước, chỉ cần mất điện một giờ, mức thiệt hại có thể vượt quá 1.000 tỷ đồng. Những ngành công nghệ cao, công nghiệp căn bản sẽ hoàn toàn tê liệt và hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng, không thể tính bằng tiền. Từ việc sử dụng năng lượng còn nhiều lãng phí và những hậu quả của nó cho thấy tiết kiệm năng lượng là rất cần thiết. Tiết kiệm năng lượng mang lại rất nhiều lợi ích: Giảm lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường, chi phí năng lượng phải trả sẽ giảm đi, ..Vì vậy, đề tài “Giải Pháp Tiết Kiệm Năng Lượng Cho Khách Sạn” sẽ đáp ứng một phần nhu cầu về việc sử dụng năng lượng hiệu quả trong tòa nhà, và góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện hiện nay. 1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm điện trong tòa nhà – công sở nói chung và khách sạn nói riêng. 1.3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu, khảo sát các giải pháp tiết kiệm năng lượng, cụ thể là thực hiện các nhiệm vụ sau: Tìm hiểu tình hình thiếu điện ở Việt Nam Tìm hiểu tiềm năng tiết kiệm điện trong công trình tòa nhà – công sở www.quyenhuyanh.com Trang 2 Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh Trình bày các giải pháp tiết kiệm điện cho công trình tòa nhà tiêu biểu 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp tham khảo tài liệu Phương pháp thực tiễn Phương pháp chuyên gia 1.5 . GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Để đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng thì cần phải khảo sát, tìm hiểu, tham khảo những tình hình sử dụng năng lượng cũng như các giải pháp tiết kiệm năng lượng đang áp dụng tại các hộ tiêu thụ: tòa nhà, công trình công nghiệp, dân dụng... Tuy nhiên, do năng lực và thời gian nghiên cứu có hạn. Người thực hiện đề tài chưa bao quát hết được các lĩnh vực đã nêu, mà chỉ tiến hành nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực tòa nhà cụ thể là khách sạn năm sao. www.quyenhuyanh.com Trang 3 Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh Chương 2 TỔNG QUAN 2.1. CẤU TRÚC NGUỒN ĐIỆN TẠI VIỆT NAM 1. Công suất thiết kế của các nhà máy điện Tính cuối năm 2005, các nhà máy điện của EVN đang vận hành trong hệ thống điện Việt Nam có tổng công suất đặt là 11340 MW, bao gồm: 10 nhà máy thủy điện (chưa kể các thủy điện nhỏ), 4 nhà máy nhiệt điện chạy than, 2 nhà máy nhiệt điện chạy dầu, 7 nhà máy tuabin khí và diesel, còn lại là các nhà máy điện ngoài ngành sản xuất và bán điện cho EVN. Bảng 2.1. Danh sách các nhà máy điện tính đến cuối năm 2005 Công suất đặt Tên nhà máy (MW) Tổng công suất phát của toàn bộ hệ thống điện Việt Nam 11340 Công suất lắp đặt của các nhà máy điện thuộc EVN 8822 Nhà máy thuỷ điện 4155 Hoà Bình 1920 Thác Bà 120 Trị An 420 Đa Nhim - Sông Pha 167 Thác Mơ 150 Vĩnh Sơn ...