Giáo trình Kinh tế chính trị - Bài 5: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam với các vấn đề chính hướng đến trình bày: Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế tri thức, bối cảnh mới và sự cần thiết phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế chính trị - Bài 5: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH Giáo trình môn: Kinh tế chính trị Bài 5 CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM Người biên soạn: PGS, TS An Như Hải Số tiết giảng trên lớp: 10 Mục tiêu của bài: Kiến thức: Trang bị những cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự cần thiết, nội dung và điều kiện, tiền đề để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong bối cảnh mới của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế. Kỹ năng: Trên cơ sở các kiến thức trên và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, người học có thể phát triển việc nghiên cứu, đề xuất việc vận dụng chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức vào thực tiễn ngành, địa phương mà mình công tác. Tư tưởng: Nhận thức đúng tầm quan trọng của đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong các nhiệm vụ kinh tế xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như trong yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta để chủ động sáng tạo trong hoạch định chính sách và tổ chức thực tiễn. 1 Nội dung chi tiết: 1. QUAN NIỆM VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ KINH TẾ TRI THỨC 1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa Vào cuối thế kỷ thứ XVIII, cuộc Cách mạng công nghiệp được diễn ra ở nước Anh với sự xuất hiện “chiếc thoi bay” trong lĩnh vực se sợi. Nước Anh trở thành quê hương của Cách mạng công nghiệp, là nước tiến CNH đầu tiên. Manchester là thành phố công nghiệp đầu tiên trên thế giới. Kể từ đây, nhân loại bước vào một giai đoạn phát triển mới – giai đoạn CNH. Sau Anh là lần lượt các nước: Pháp vào đầu thế kỷ XIX, Mỹ và Đức vào giữa thế kỷ XIX, Nhật, Nga và nhiều nước châu Âu khác vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tiến hành CNH và đã lần lượt trở thành nước công nghiệp. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (giữa thế kỷ XX), nhiều nước thuộc Thế giới thứ ba1 tiến hành quá trình này với Chiến lược CNH riêng của mình. Một số dựa theo mô hình CNH của Liên xô (cũ), một số dựa theo mô hình của Mỹ. Đến nay, một số nước đã thực hiện CNH rút ngắn thành công, đã trở thành nước công nghiệp. Tuy nhiên, còn không ít nước trong đó có Việt Nam vẫn trong tình trạng nền kinh tế nông nghiệp, đang trong giai đoạn tiến hành CNH. Do thời điểm lịch sử tiến hành CNH ở các nước không giống nhau nên đã có những quan niệm khác nhau về CNH. Việc nhận thức đúng phạm trù CNH trong một giai đoạn phát triển cụ thể của đất nước là rất cần 1 Thế giới thứ ba được sử dụng lần đầu tiên năm 1952 bởi nhà nhân khẩu học Pháp Alfred Sauvy đặt ra khi liên tưởng đến Đẳng cấp thứ ba trong Cách mạng Pháp. Về sau, nó trở thành từ ngữ chỉ các nước không thuộc thế giới phương Tây, cũng không thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trong Chiến tranh lạnh. Những nước này tham gia Phong trào không liên kết thành lập năm 1955 sau Hội nghị Bandung (Indonesia). Ngày nay, từ ngữ này để chỉ các nước đang phát triển, bất kể hình thức chính trị ra sao. 2 thiết, nó không chỉ có ý nghĩa về lý luận mà còn có tính thiết thực trong hoạch định và thực thi chính sách phát triển. Thực tế lịch sử cho thấy, những nước đi đầu về CNH như Anh, Pháp và một số nước Tây Âu khác vào thời điểm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, đi liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất với công nghệ chủ đạo là máy hơi nước. Trong điều kiện đó, CNH được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc, quá trình chuyển nền kinh tế từ nông nghiệp là chủ yếu lên công nghiệp, biến một nước nông nghiệp truyền thống thành nước công nghiệp. Những biểu hiện đầu tiên của CNH được gắn với nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Đó là: (i) Chuyển chỗ làm việc từ gia đình vào các công xưởng trên quy mô lớn; (ii) Tập trung dân cư ở các khu đô thị; (iii) Thay thế hệ thống kỹ thuật thủ công dựa vào gỗ, sức cơ bắp, sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật cơ khí với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng mới là sắt và than đá, tạo ra sự đột phá trong phát triển lực lượng sản xuất, tạo bước phát tri ...