Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin - Dùng cho khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh - 4
Số trang: 26
Loại file: pdf
Dung lượng: 725.62 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu giáo trình kinh tế chính trị mác - lênin - dùng cho khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh - 4, khoa học xã hội, kinh tế chính trị phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin - Dùng cho khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh - 4 mạng khoa học và công nghệ hiện đại và của nền kinh tế thị trường hiện đại cho phép sử dụng những thành tựu kỹ thuật và công nghệ sản xuất mới, cho phép tổ chức sản xuất và dịch vụ sản xuất một cách khoa học..., từ đó đã rút ngắn đáng kể thời kỳ gián đoạn lao động, thời kỳ dự trữ sản xuất, để tăng thời kỳ lao động và do đó làm tăng hiệu quả hoạt động của tư bản. Thời gian lưu thông dài, ngắn phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: tình hình thị trường (cung - cầu và giá cả...); khoảng cách từ sản xuất đến thị trường; trình độ phát triển của giao thông vận tải... Mặc dù, sự tồn tại thời gian lưu thông là tất yếu và có vai trò rất quan trọng đối với thời gian sản xuất, song rút ngắn thời gian lưu thông sẽ làm cho tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông giảm xuống, tăng lượng tư bản đầu tư cho sản xuất, tạo ra nhiều giá trị và giá trị thặng dư hơn, nên làm tăng hiệu quả hoạt động của tư bản. Tóm lại, do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nên thời gian chu chuyển của các tư bản diễn ra khác nhau. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản, các nhà tư bản thường tìm mọi biện pháp khai thác mặt thuận lợi và hạn chế mặt không thuận lợi của những nhân tố nói trên để nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản nhằm tăng cường bóc lột ngày càng nhiều giá trị thặng dư đối với giai cấp công nhân. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày tuần hoàn tư bản và cho biết những điều kiện cần thiết để tuần hoàn tư bản vận động liên tục. 2. Hãy thông qua định nghĩa chu chuyển tư bản để làm rõ sự giống và khác nhau trong nghiên cứu tuần hoàn và chu chuyển tư bản. 3. Thế nào là thời gian của 1 vòng chu chuyển tư bản và cơ cấu của nó. Viết và phân tích công thức tính tốc độ chu chuyển tư bản. 4. Phân tích căn cứ và ý nghĩa phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động. Nêu các giải pháp khắc phục hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình tư bản cố định. 5. Trình bày chu chuyển chung và chu chuyển thực tế của tư bản ứng trước. Lấy ví dụ để minh hoạ. Tại sao chu chuyển thực tế của tư bản ứng trước lại do thời gian tồn tại của tư bản cố định quyết định. 6. Phân tích những tác dụng của việc nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản. 7. Hãy thông qua những nhân tố ảnh hưởng đến thời gian chu chuyển tư bản, anh (chị) cho biết cần có những biện pháp nào để nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản. Chương VI Tái sản xuất tư bản xã hội I. Điều kiện thực hiện trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội 1. Những vấn đề chung của tái sản xuất tư bản xã hội a) Tổng sản phẩm xã hội Tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Tổng sản phẩm xã hội được xét cả về hai mặt: giá trị và hiện vật. Về mặt giá trị, tổng sản phẩm xã hội được cấu thành bởi ba bộ phận: - Phần thứ nhất là giá trị bù đắp cho tư bản bất biến (c), hay những giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong sản xuất, bộ phận này được dùng để bù đắp các tư liệu sản xuất đã hao phí trong chu kỳ sản xuất. - Phần thứ hai là giá trị bù đắp cho tư bản khả biến (v), hay là giá trị của toàn bộ sức lao động xã hội đã tiêu hao. Khoản giá trị này ngang bằng với tổng số tiền công trả cho sức lao động tham gia vào quá trình sản xuất. - Phần thứ ba là giá trị của sản phẩm thặng dư (m). Khoản giá trị này do lao động thặng dư của xã hội tạo nên. Giá trị của tư liệu sản xuất đã tiêu hao được gọi là giá trị cũ chuyển dịch. Giá trị sức lao động và giá trị sản phẩm thặng dư được gọi là bộ phận giá trị mới. Như vậy, giá trị của tổng sản phẩm xã hội cũng như giá trị của một hàng hoá được phân giải thành: c + v + m. Về mặt hiện vật, tổng sản phẩm xã hội gồm có tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, sự phân chia này căn cứ vào tác dụng của sản phẩm do hình thức tự nhiên của nó quyết định. Ví dụ: sắt, thép chỉ có thể dùng làm nguyên liệu cho sản xuất, bánh mì chỉ dùng để ăn. Như vậy, mỗi vật phẩm đều được dùng hoặc để tiêu dùng cho sản xuất (các tư liệu sản xuất) hoặc cho các cá nhân (các tư liệu tiêu dùng). Có những vật phẩm vừa có thể tiêu dùng cho sản xuất vừa có thể tiêu dùng cho cá nhân, nhưng nhất định mỗi vật chỉ có thể dùng vào một trong hai mục đích đó. Cần phân biệt tổng sản phẩm xã hội với tài sản quốc dân. Nếu tổng sản phẩm xã hội chỉ được tính trong một năm thì tài sản quốc dân được tính bằng sự tích lũy nhiều năm cộng lại và được tính cả của cải vật chất lẫn của cải tinh thần. b) Hai khu vực của nền sản xuất xã hội Xuất phát từ tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, C.Mác coi hai mặt giá trị và hiện vật của tổng sản phẩm xã hội là hai tiền đề lý luận quan trọng để nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội. Nếu trong tái sản xuất ở các doanh nghiệp cá biệt, mặt giá trị có vai trò quan trọng thì trong tái sản xuất tư bản xã hội, với tư cách tổn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin - Dùng cho khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh - 4 mạng khoa học và công nghệ hiện đại và của nền kinh tế thị trường hiện đại cho phép sử dụng những thành tựu kỹ thuật và công nghệ sản xuất mới, cho phép tổ chức sản xuất và dịch vụ sản xuất một cách khoa học..., từ đó đã rút ngắn đáng kể thời kỳ gián đoạn lao động, thời kỳ dự trữ sản xuất, để tăng thời kỳ lao động và do đó làm tăng hiệu quả hoạt động của tư bản. Thời gian lưu thông dài, ngắn phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: tình hình thị trường (cung - cầu và giá cả...); khoảng cách từ sản xuất đến thị trường; trình độ phát triển của giao thông vận tải... Mặc dù, sự tồn tại thời gian lưu thông là tất yếu và có vai trò rất quan trọng đối với thời gian sản xuất, song rút ngắn thời gian lưu thông sẽ làm cho tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông giảm xuống, tăng lượng tư bản đầu tư cho sản xuất, tạo ra nhiều giá trị và giá trị thặng dư hơn, nên làm tăng hiệu quả hoạt động của tư bản. Tóm lại, do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nên thời gian chu chuyển của các tư bản diễn ra khác nhau. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản, các nhà tư bản thường tìm mọi biện pháp khai thác mặt thuận lợi và hạn chế mặt không thuận lợi của những nhân tố nói trên để nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản nhằm tăng cường bóc lột ngày càng nhiều giá trị thặng dư đối với giai cấp công nhân. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày tuần hoàn tư bản và cho biết những điều kiện cần thiết để tuần hoàn tư bản vận động liên tục. 2. Hãy thông qua định nghĩa chu chuyển tư bản để làm rõ sự giống và khác nhau trong nghiên cứu tuần hoàn và chu chuyển tư bản. 3. Thế nào là thời gian của 1 vòng chu chuyển tư bản và cơ cấu của nó. Viết và phân tích công thức tính tốc độ chu chuyển tư bản. 4. Phân tích căn cứ và ý nghĩa phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động. Nêu các giải pháp khắc phục hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình tư bản cố định. 5. Trình bày chu chuyển chung và chu chuyển thực tế của tư bản ứng trước. Lấy ví dụ để minh hoạ. Tại sao chu chuyển thực tế của tư bản ứng trước lại do thời gian tồn tại của tư bản cố định quyết định. 6. Phân tích những tác dụng của việc nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản. 7. Hãy thông qua những nhân tố ảnh hưởng đến thời gian chu chuyển tư bản, anh (chị) cho biết cần có những biện pháp nào để nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản. Chương VI Tái sản xuất tư bản xã hội I. Điều kiện thực hiện trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội 1. Những vấn đề chung của tái sản xuất tư bản xã hội a) Tổng sản phẩm xã hội Tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Tổng sản phẩm xã hội được xét cả về hai mặt: giá trị và hiện vật. Về mặt giá trị, tổng sản phẩm xã hội được cấu thành bởi ba bộ phận: - Phần thứ nhất là giá trị bù đắp cho tư bản bất biến (c), hay những giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong sản xuất, bộ phận này được dùng để bù đắp các tư liệu sản xuất đã hao phí trong chu kỳ sản xuất. - Phần thứ hai là giá trị bù đắp cho tư bản khả biến (v), hay là giá trị của toàn bộ sức lao động xã hội đã tiêu hao. Khoản giá trị này ngang bằng với tổng số tiền công trả cho sức lao động tham gia vào quá trình sản xuất. - Phần thứ ba là giá trị của sản phẩm thặng dư (m). Khoản giá trị này do lao động thặng dư của xã hội tạo nên. Giá trị của tư liệu sản xuất đã tiêu hao được gọi là giá trị cũ chuyển dịch. Giá trị sức lao động và giá trị sản phẩm thặng dư được gọi là bộ phận giá trị mới. Như vậy, giá trị của tổng sản phẩm xã hội cũng như giá trị của một hàng hoá được phân giải thành: c + v + m. Về mặt hiện vật, tổng sản phẩm xã hội gồm có tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, sự phân chia này căn cứ vào tác dụng của sản phẩm do hình thức tự nhiên của nó quyết định. Ví dụ: sắt, thép chỉ có thể dùng làm nguyên liệu cho sản xuất, bánh mì chỉ dùng để ăn. Như vậy, mỗi vật phẩm đều được dùng hoặc để tiêu dùng cho sản xuất (các tư liệu sản xuất) hoặc cho các cá nhân (các tư liệu tiêu dùng). Có những vật phẩm vừa có thể tiêu dùng cho sản xuất vừa có thể tiêu dùng cho cá nhân, nhưng nhất định mỗi vật chỉ có thể dùng vào một trong hai mục đích đó. Cần phân biệt tổng sản phẩm xã hội với tài sản quốc dân. Nếu tổng sản phẩm xã hội chỉ được tính trong một năm thì tài sản quốc dân được tính bằng sự tích lũy nhiều năm cộng lại và được tính cả của cải vật chất lẫn của cải tinh thần. b) Hai khu vực của nền sản xuất xã hội Xuất phát từ tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, C.Mác coi hai mặt giá trị và hiện vật của tổng sản phẩm xã hội là hai tiền đề lý luận quan trọng để nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội. Nếu trong tái sản xuất ở các doanh nghiệp cá biệt, mặt giá trị có vai trò quan trọng thì trong tái sản xuất tư bản xã hội, với tư cách tổn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bài giảng kế toán thị trường chứng khoán giáo trình đại học kiến thức lịch sử công nghệ thông tin bài tập trắc nghiệmTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 973 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 571 12 0 -
2 trang 517 13 0
-
Giáo trình phân tích một số loại nghiệp vụ mới trong kinh doanh ngân hàng quản lý ngân quỹ p5
7 trang 471 0 0 -
52 trang 432 1 0
-
Top 10 mẹo 'đơn giản nhưng hữu ích' trong nhiếp ảnh
11 trang 319 0 0 -
293 trang 306 0 0
-
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 303 0 0 -
74 trang 303 0 0
-
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 300 0 0