Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin - Dùng cho khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh - 7
Số trang: 26
Loại file: pdf
Dung lượng: 688.64 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu giáo trình kinh tế chính trị mác - lênin - dùng cho khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh - 7, khoa học xã hội, kinh tế chính trị phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin - Dùng cho khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh - 7 Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập, mà có liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tổng thể các thành phần kinh tế cùng tồn tại trong môi trường hợp tác và cạnh tranh. Trong mỗi thành phần kinh tế, tồn tại các hình thức tổ chức kinh tế với quy mô và trình độ công nghệ nhất định, chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế nhất định. Các thành phần kinh tế được thể hiện ở các hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp. Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật chung cho mọi phương thức sản xuất. Trong nền kinh tế chưa thật sự phát triển cao, lực lượng sản xuất luôn tồn tại ở nhiều trình độ khác nhau; tương ứng với mỗi trình độ của lực lượng sản xuất sẽ có một kiểu quan hệ sản xuất. Do đó, cơ cấu của nền kinh tế, xét về phương diện kinh tế - xã hội, phải là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Đó là tất yếu khách quan, vì: - Bước vào thời kỳ quá độ, nền kinh tế nước ta còn ở trình độ kém phát triển, lực lượng sản xuất tồn tại ở nhiều thang bậc khác nhau, do đó chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất sẽ có nhiều hình thức, tức là nền kinh tế sẽ có nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập với nhau mà có quan hệ hữu cơ với nhau, tạo thành cơ cấu kinh tế. - Một số thành phần kinh tế do xã hội cũ để lại: các thành phần kinh tế này vẫn có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có lợi cho đất nước trong việc giải quyết việc làm, tăng sản phẩm, huy động các nguồn vốn... Ví dụ thành phần kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân). - Một số thành phần kinh tế mới xuất hiện trong quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước. Các thành phần kinh tế cũ và các thành phần kinh tế mới tồn tại khách quan và có quan hệ với nhau, tạo thành cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần không những tồn tại khách quan mà còn có vai trò to lớn trong thời kỳ quá độ ở nước ta. 2. Vai trò của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta không chỉ là một tất yếu khách quan mà còn có vai trò to lớn, vì: - Nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần, có nghĩa là tồn tại nhiều hình thức quan hệ sản xuất, sẽ phù hợp với thực trạng thấp kém và không đồng đều của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. Sự phù hợp này, đến lượt nó, lại có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế trong các thành phần kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân ở nước ta. - Nền kinh tế nhiều thành phần thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, phát triển các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. - Cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong nước như: vốn, lao động, tài nguyên, kinh nghiệm tổ chức quản lý, khoa học và công nghệ mới trên thế giới... - Tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ, trong đó có hình thức kinh tế tư bản nhà nước, nó như những cầu nối, trạm trung gian cần thiết để đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. - Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tạo tiền đề khắc phục tình trạng độc quyền, tạo ra quan hệ cạnh tranh, động lực quan trọng thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, phát triển lực lượng sản xuất. Sự phân tích trên cho thấy, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần có vai trò to lớn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cơ cấu đó vừa phù hợp với trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất ở nước ta, vừa phù hợp với lý luận của Lênin về đặc điểm kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh1. 3. Các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay Căn cứ vào nguyên lý chung và điều kiện cụ thể của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam có 5 thành phần: a) Kinh tế nhà nước Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về tư liệu sản xuất (sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước). Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin - Dùng cho khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh - 7 Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập, mà có liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tổng thể các thành phần kinh tế cùng tồn tại trong môi trường hợp tác và cạnh tranh. Trong mỗi thành phần kinh tế, tồn tại các hình thức tổ chức kinh tế với quy mô và trình độ công nghệ nhất định, chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế nhất định. Các thành phần kinh tế được thể hiện ở các hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp. Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật chung cho mọi phương thức sản xuất. Trong nền kinh tế chưa thật sự phát triển cao, lực lượng sản xuất luôn tồn tại ở nhiều trình độ khác nhau; tương ứng với mỗi trình độ của lực lượng sản xuất sẽ có một kiểu quan hệ sản xuất. Do đó, cơ cấu của nền kinh tế, xét về phương diện kinh tế - xã hội, phải là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Đó là tất yếu khách quan, vì: - Bước vào thời kỳ quá độ, nền kinh tế nước ta còn ở trình độ kém phát triển, lực lượng sản xuất tồn tại ở nhiều thang bậc khác nhau, do đó chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất sẽ có nhiều hình thức, tức là nền kinh tế sẽ có nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập với nhau mà có quan hệ hữu cơ với nhau, tạo thành cơ cấu kinh tế. - Một số thành phần kinh tế do xã hội cũ để lại: các thành phần kinh tế này vẫn có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có lợi cho đất nước trong việc giải quyết việc làm, tăng sản phẩm, huy động các nguồn vốn... Ví dụ thành phần kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân). - Một số thành phần kinh tế mới xuất hiện trong quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước. Các thành phần kinh tế cũ và các thành phần kinh tế mới tồn tại khách quan và có quan hệ với nhau, tạo thành cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần không những tồn tại khách quan mà còn có vai trò to lớn trong thời kỳ quá độ ở nước ta. 2. Vai trò của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta không chỉ là một tất yếu khách quan mà còn có vai trò to lớn, vì: - Nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần, có nghĩa là tồn tại nhiều hình thức quan hệ sản xuất, sẽ phù hợp với thực trạng thấp kém và không đồng đều của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. Sự phù hợp này, đến lượt nó, lại có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế trong các thành phần kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân ở nước ta. - Nền kinh tế nhiều thành phần thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, phát triển các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. - Cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong nước như: vốn, lao động, tài nguyên, kinh nghiệm tổ chức quản lý, khoa học và công nghệ mới trên thế giới... - Tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ, trong đó có hình thức kinh tế tư bản nhà nước, nó như những cầu nối, trạm trung gian cần thiết để đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. - Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tạo tiền đề khắc phục tình trạng độc quyền, tạo ra quan hệ cạnh tranh, động lực quan trọng thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, phát triển lực lượng sản xuất. Sự phân tích trên cho thấy, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần có vai trò to lớn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cơ cấu đó vừa phù hợp với trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất ở nước ta, vừa phù hợp với lý luận của Lênin về đặc điểm kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh1. 3. Các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay Căn cứ vào nguyên lý chung và điều kiện cụ thể của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam có 5 thành phần: a) Kinh tế nhà nước Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về tư liệu sản xuất (sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước). Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bài giảng kế toán thị trường chứng khoán giáo trình đại học kiến thức lịch sử công nghệ thông tin bài tập trắc nghiệmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 961 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 569 12 0 -
2 trang 511 13 0
-
Giáo trình phân tích một số loại nghiệp vụ mới trong kinh doanh ngân hàng quản lý ngân quỹ p5
7 trang 469 0 0 -
52 trang 413 1 0
-
Top 10 mẹo 'đơn giản nhưng hữu ích' trong nhiếp ảnh
11 trang 294 0 0 -
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 288 0 0 -
Báo cáo thực tập thực tế: Nghiên cứu và xây dựng website bằng Wordpress
24 trang 287 0 0 -
293 trang 286 0 0
-
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 280 0 0