Danh mục

Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên)

Số trang: 100      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.93 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Kinh tế công cộng" nhằm cung cấp cho sinh viên ngành kinh tế cơ sở lý luận để trả lời câu hỏi khi nào thì nhà nước nên can thiệp vào nền kinh tế và nhà nước nên can thiệp bằng công cụ gì để hỗ trợ quá trình phát triển. Giáo trình kết cấu gồm 6 chương và chia thành 2 phần, phần 1 trình bày những nội dung về: nhập môn Kinh tế công cộng; thị trường - hiệu quả và phúc lợi xã hội; thất bại của thị trường và giải pháp của chính phủ;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI THUONGMAI UNIVERSITY Chủ biên: PGS. TS. Phạm Thị Tuệ GIÁO TRÌNH KINH TẾ CÔNG CỘNG NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2019 1 2 LỜI NÓI ĐẦU Lịch sử đã chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công nhất đều không thể phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên mức độ can thiệp, phạm vi can thiệp, công cụ để Nhà nước can thiệp vào thị trường để nền kinh tế đạt hiệu quả vẫn là câu hỏi đối với các nền kinh tế, dù đang ở trình độ phát triển nào. Kinh tế công cộng nghiên cứu các hoạt động kinh tế của khu vực nhà nước, các can thiệp của nhà nước vào thị trường nhằm khắc phục các thất bại thị trường, cải thiện công bằng xã hội, hỗ trợ thị trường phân bổ nguồn lực hiệu quả. Học phần Kinh tế công cộng là học phần bắt buộc trong khối kiến thức ngành của chuyên ngành Quản lý kinh tế, hệ đào tạo đại học chính quy, học phần được thiết kế với thời lượng 3 tín chỉ, với mục tiêu giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế và tác động của các can thiệp của nhà nước tới phân bổ nguồn lực của nền kinh tế, nhằm cung cấp cho sinh viên ngành kinh tế cơ sở lý luận để trả lời câu hỏi khi nào thì nhà nước nên can thiệp vào nền kinh tế và nhà nước nên can thiệp bằng công cụ gì để hỗ trợ quá trình phát triển. Giáo trình Kinh tế công cộng được viết theo chương trình môn học thuộc chương trình khung ngành kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế do Hiệu trưởng trường Đại học Thương mại phê chuẩn ngày 10 tháng 2 năm 2017 và được Hiệu trưởng phê duyệt làm tài liệu chính thức dùng cho giảng dạy, học tập ở trường Đại học Thương mại. Giáo trình Kinh tế công cộng do PGS. TS. Phạm Thị Tuệ chủ biên bao gồm 6 chương cụ thể như sau: Chương 1: Nhập môn Kinh tế công cộng (do PGS. TS. Phạm Thị Tuệ biên soạn) Chương 2: Thị trường - hiệu quả và phúc lợi xã hội (do PGS. TS. Phạm Thị Tuệ biên soạn) 3 Chương 3: Thất bại của thị trường và giải pháp của chính phủ (do ThS. Ngô Hải Thanh biên soạn) Chương 4: Phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội (do PGS. TS. Phạm Thị Tuệ và ThS. Ngô Hải Thanh biên soạn) Chương 5: Công cụ can thiệp chủ yếu của chính phủ vào nền kinh tế (do PGS. TS. Phạm Thị Tuệ biên soạn). Chương 6: Lựa chọn công cộng (do PGS. TS. Phạm Thị Tuệ và TS. Nguyễn Duy Đạt biên soạn) Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã bám sát nội dung chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời tham khảo một số giáo trình Kinh tế công cộng trong và ngoài nước đang được sử dụng rộng rãi. Mặc dù tập thể tác giả đã rất cố gắng, nhưng do biên soạn lần đầu nên khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tập thể tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, của bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn Thay mặt nhóm biên soạn PGS. TS. PHẠM THỊ TUỆ 4 CHƯƠNG 1 NHẬP MÔN KINH TẾ CÔNG CỘNG Chương nhập môn kinh tế công cộng sẽ giúp người học trả lời câu hỏi: khi nào nhà nước can thiệp vào nền kinh tế, nhà nước can thiệp vào nền kinh tế bằng cách nào và tại sao nhà nước lại can thiệp vào nền kinh tế bằng cách đó. Vì vậy các nội dung chính của chương sẽ là: (1) mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong nền kinh tế; (2) các quan điểm của các trường phái kinh tế về vai trò của nhà nước; (3) chức năng của nhà nước để hỗ trợ thị trường; (4) những nguyên tắc và hạn chế của nhà nước khi can thiệp vào nền kinh tế. 1.1. Vai trò, chức năng của nhà nước trong nền kinh tế 1.1.1. Nhà nước và thị trường Trong nền kinh tế, phần lớn các quyết định của các tác nhân thường được thực hiện trên thị trường. Thị trường là tổ chức hoặc thể chế có chức năng điều phối sản xuất và tiêu dùng các hàng hoá và dịch vụ thông qua các giao dịch kinh tế tự nguyện. Khi tham gia vào thị trường, theo A. Smith, mỗi tác nhân đều bị chi phối bởi “bàn tay vô hình”, bàn tay vô hình của thị trường sẽ điều khiển các tác nhân theo đuổi lợi ích của bản thân, qua đó mà nền kinh tế đạt kết quả phân bổ nguồn lực tối ưu. Ví dụ trong nền kinh tế giản đơn gồm hai tác nhân là hộ gia đình và doanh nghiệp; hộ gia đình với tư cách là người tiêu dùng luôn theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi ích; doanh nghiệp với tư cách là người sản xuất luôn theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận; nhờ sự dẫn dắt của động cơ lợi ích nên khi các tác nhân hành động để đạt tới lợi ích cá nhân thì cũng làm cho nền kinh tế sản xuất ra mức sản lượng hiệu quả, nhờ thế mà xã hội đạt lợi ích tối đa. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và động cơ lợi ích của các cá nhân sẽ tự nó hướng thị trường tới sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế. Nhưng trên thực tế, không có nền kinh tế nào thực sự hoàn toàn là thế giới lý tưởng của bàn tay vô hình, mỗi nền kinh tế đều 5 có những khuyết tật của thị trường, do vậy không có nền kinh tế nào không có sự can thiệp của chính phủ. Theo A. Samuelson trong cuốn sách Kinh tế học, các xã hội khác nhau được tổ chức theo những hệ thống kinh tế khác nhau. Có thể phân biệt hai phương thức cơ bản trong tổ chức nền kinh tế, ở một cực, chính phủ đưa ra hầu hết các quyết định kinh tế, và ở cực kia, thị trường sẽ đưa ra các quyết định kinh tế. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế trong đó các quyết định đầu tư, sản xuất và phân phối đều thông qua hệ thống thị trường và do thị trường quyết định. Nhờ sự điều tiết của cơ chế thị trường mà nền kinh tế phân bổ các nguồn lực đầu vào một cách tối ưu. Về bản chất, cơ chế cạnh tranh thị trường là cơ chế tự điều chỉnh. Do vậy, nó còn được gọi là “bàn tay vô hình”. Cơ chế này giúp nền kinh tế tạo lập sự cân bằng ...

Tài liệu được xem nhiều: