Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - TS. Bùi Đại Dũng
Số trang: 141
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.06 MB
Lượt xem: 51
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình "Kinh tế công cộng" Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Đói nghèo, bất bình đẳng thu nhập và sự can thiệp của chính phủ; lý thuyết về hiệu quả chi tiêu công cộng; phân tích chi tiêu công cộng; khái quát chung về thuế và hệ thống thuế;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - TS. Bùi Đại Dũng 103 Chương 8: ĐÓI NGHÈO, BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ 1. Tổng quan về đói nghèo và bất bình đẳng thu nhập 1.1 Tổng quan về đói nghèo Khái niệm đói nghèo Đói nghèo là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất tại rất nhiềuquốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Xoá đói giảm nghèo vàtăng cường phúc lợi cho những thành phần dễ bị tổn thương thường rất được chútrọng. Tuy nhiên, do đói nghèo là một khái niệm mang tính khách quan, việc đưa ramột khái niệm đói nghèo mang tính phổ quát là khá khó khăn. Nhìn chung, quan niệmvề đói nghèo được chia làm ba trường phái chính. Trường phái phúc lợi. Theo những người thuộc trường phái này, đói nghèo làhiện tượng mà một hay nhiều cá nhân trong xã hội không có đạt được mức phúc lợikinh tế (hay thu nhập) tối thiểu để đảm bảo cuộc sống ở mức thấp nhất theo tiêu chuẩncủa xã hội đó. Trường phái nhu cầu cơ bản. Trường phái này cho rằng quan niệm đói nghèotheo phúc lợi kinh tế (hay thu nhập) là một quan niệm đúng nhưng chưa đủ vì độ thoảdụng của một cá nhân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài thu nhập. Do đó,trường phái nhu cầu cơ bản định nghĩa đói nghèo là hiện tượng mà một hay nhiều cánhân trong xã hội không được tiếp cận với những hàng hoá và dịch vụ cơ bản nhằmđảm bảo chất lượng cuộc sống. Những hàng hoá và dịch vụ này thường được xác địnhmột cách cụ thể và có thể không đồng nhất giữa các quốc gia khác nhau. Trường phái (dựa theo) năng lực. Đây là một quan niệm khá mới về đói nghèovà khởi nguồn từ những năm 80 từ nhà kinh tế học người Ấn Độ A.Sen. Trường pháinăng lực đã bù đắp vào những thiếu sót của hai trường phái phúc lợi và nhu cầu cơbản. Cụ thể, nó không định nghĩa đói nghèo dựa trên thu nhập hay nhu cầu cơ bản -những yếu tố thay đổi tuỳ theo đặc điểm của từng cá nhân - mà dựa trên khả năng màmột con người có được, là quyền tự do đáng kể mà họ được hưởng, để vươn tới cuộcsống mà họ mong muốn. Theo trường phái năng lực, đói nghèo là hiện tượng một haynhiều cá nhân trong xã hội không có điều kiện để phát huy năng lực thực hiện cácchức năng cần thiết của mình. Như vậy, ta có thể thấy ba trường phái quan niệm về đói nghèo sẽ chi phốiphương thức đấu tranh với đói nghèo. Theo trường phái phúc lợi, các chính sách xoáđói giảm nghèo cần tập trung chủ yếu vào tăng thu nhập cho người nghèo thông quatạo việc làm, trợ cấp, cho vay ưu đãi để kinh doanh. Trong khi đó, quan điểm đóinghèo dựa vào nhu cầu cơ bản sẽ định hướng các chính sách theo hướng cung cấp chongười nghèo những hàng hoá và dịch vụ cụ thể bao gồm thực phẩm, nước sạch, quầnáo, nhà ở, dịch vụ vệ sinh và y tế, giáo dục cấp độ cơ sở chứ không tập trung vào tăngthu nhập cho họ. Cuối cùng, các chính sách xoá đói giảm nghèo theo trường phái dựatheo năng lực cần chú trọng vào tạo cơ hội cho người nghèo phát huy năng lực củamình, thông qua việc bảo đảm dủ dinh dưỡng, sức khoẻ, tránh các nguy cơ bệnh tật,xoá mù chữ cho tới việc được tôn trọng, được tham gia các hoạt động của xã hội, cótiếng nói và quyền lực nhất định trong các quyết định quan trọng của xã hội.Lưu ý: Bản thảo Giáo trình KTCC UEB VNU HN, Lưu hành nội bộ. 104 Thước đo đói nghèo Ngưỡng nghèo (poverty line) Như ta có thể thấy ở phần trên, các quan điểm về đói nghèo tuy có sự khác biệtnhưng đều hướng tới một vấn đề đó là người nghèo thiếu thốn một yếu tố nào đó sovới các thành viên khác trong xã hội - những người không nghèo. Do đó, để tính toánvà xem xét vấn đề đói nghèo, cần xác định được một ranh giới mà những cá nhân nằmở phía dưới sẽ được coi là nghèo và ngược lại. Ranh giới này thường được gọi làngưỡng nghèo (hay chuẩn nghèo). Ngưỡng nghèo bao gồm ngường nghèo tuyệt đối vàngưỡng nghèo tương đối, và ở dưới dạng tiền tệ (như thu nhập, mức tiêu dùng) haydưới dạng phi tiền tệ (như trình độ học vấn, chỉ số sức khoẻ). Ngưỡng nghèo tuyệt đối (absolute poverty) là chuẩn tuyệt đối về mức sống đượccoi là tối thiểu cần thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khỏe mạnh. Ngưỡngnghèo này thường được xác định bằng cách xác định các loại lương thực chung đượccho là cần thiết để đảm bảo dinh dưỡng sau đó tính toán giá trị. Do mức phát triểncùng với cơ cấu tiêu dùng ở các quốc gia là khác nhau, không tồn tại chuẩn nghèotuyệt đối chung cho toàn thế giới mà các quốc gia phải tự tính toán và xác định chuẩnnghèo riêng của mình. Ngưỡng nghèo tương đối được xác định theo phân phối thu nhập hoặc tiêu dùngchung trong cả nước để phản ánh tình trạng của một bộ phận dân cư sống dưới mứctrung bình của cộng đồng. Ví dụ, ngưỡng nghèo có thể là x% mức thu nhập trung bìnhcủa cả quốc gia. Các chỉ số đói nghèo Dựa vào ngưỡng nghèo đã được xác định, ta có thể tính toán một số chỉ số nhằmmiêu tả tình ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - TS. Bùi Đại Dũng 103 Chương 8: ĐÓI NGHÈO, BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ 1. Tổng quan về đói nghèo và bất bình đẳng thu nhập 1.1 Tổng quan về đói nghèo Khái niệm đói nghèo Đói nghèo là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất tại rất nhiềuquốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Xoá đói giảm nghèo vàtăng cường phúc lợi cho những thành phần dễ bị tổn thương thường rất được chútrọng. Tuy nhiên, do đói nghèo là một khái niệm mang tính khách quan, việc đưa ramột khái niệm đói nghèo mang tính phổ quát là khá khó khăn. Nhìn chung, quan niệmvề đói nghèo được chia làm ba trường phái chính. Trường phái phúc lợi. Theo những người thuộc trường phái này, đói nghèo làhiện tượng mà một hay nhiều cá nhân trong xã hội không có đạt được mức phúc lợikinh tế (hay thu nhập) tối thiểu để đảm bảo cuộc sống ở mức thấp nhất theo tiêu chuẩncủa xã hội đó. Trường phái nhu cầu cơ bản. Trường phái này cho rằng quan niệm đói nghèotheo phúc lợi kinh tế (hay thu nhập) là một quan niệm đúng nhưng chưa đủ vì độ thoảdụng của một cá nhân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài thu nhập. Do đó,trường phái nhu cầu cơ bản định nghĩa đói nghèo là hiện tượng mà một hay nhiều cánhân trong xã hội không được tiếp cận với những hàng hoá và dịch vụ cơ bản nhằmđảm bảo chất lượng cuộc sống. Những hàng hoá và dịch vụ này thường được xác địnhmột cách cụ thể và có thể không đồng nhất giữa các quốc gia khác nhau. Trường phái (dựa theo) năng lực. Đây là một quan niệm khá mới về đói nghèovà khởi nguồn từ những năm 80 từ nhà kinh tế học người Ấn Độ A.Sen. Trường pháinăng lực đã bù đắp vào những thiếu sót của hai trường phái phúc lợi và nhu cầu cơbản. Cụ thể, nó không định nghĩa đói nghèo dựa trên thu nhập hay nhu cầu cơ bản -những yếu tố thay đổi tuỳ theo đặc điểm của từng cá nhân - mà dựa trên khả năng màmột con người có được, là quyền tự do đáng kể mà họ được hưởng, để vươn tới cuộcsống mà họ mong muốn. Theo trường phái năng lực, đói nghèo là hiện tượng một haynhiều cá nhân trong xã hội không có điều kiện để phát huy năng lực thực hiện cácchức năng cần thiết của mình. Như vậy, ta có thể thấy ba trường phái quan niệm về đói nghèo sẽ chi phốiphương thức đấu tranh với đói nghèo. Theo trường phái phúc lợi, các chính sách xoáđói giảm nghèo cần tập trung chủ yếu vào tăng thu nhập cho người nghèo thông quatạo việc làm, trợ cấp, cho vay ưu đãi để kinh doanh. Trong khi đó, quan điểm đóinghèo dựa vào nhu cầu cơ bản sẽ định hướng các chính sách theo hướng cung cấp chongười nghèo những hàng hoá và dịch vụ cụ thể bao gồm thực phẩm, nước sạch, quầnáo, nhà ở, dịch vụ vệ sinh và y tế, giáo dục cấp độ cơ sở chứ không tập trung vào tăngthu nhập cho họ. Cuối cùng, các chính sách xoá đói giảm nghèo theo trường phái dựatheo năng lực cần chú trọng vào tạo cơ hội cho người nghèo phát huy năng lực củamình, thông qua việc bảo đảm dủ dinh dưỡng, sức khoẻ, tránh các nguy cơ bệnh tật,xoá mù chữ cho tới việc được tôn trọng, được tham gia các hoạt động của xã hội, cótiếng nói và quyền lực nhất định trong các quyết định quan trọng của xã hội.Lưu ý: Bản thảo Giáo trình KTCC UEB VNU HN, Lưu hành nội bộ. 104 Thước đo đói nghèo Ngưỡng nghèo (poverty line) Như ta có thể thấy ở phần trên, các quan điểm về đói nghèo tuy có sự khác biệtnhưng đều hướng tới một vấn đề đó là người nghèo thiếu thốn một yếu tố nào đó sovới các thành viên khác trong xã hội - những người không nghèo. Do đó, để tính toánvà xem xét vấn đề đói nghèo, cần xác định được một ranh giới mà những cá nhân nằmở phía dưới sẽ được coi là nghèo và ngược lại. Ranh giới này thường được gọi làngưỡng nghèo (hay chuẩn nghèo). Ngưỡng nghèo bao gồm ngường nghèo tuyệt đối vàngưỡng nghèo tương đối, và ở dưới dạng tiền tệ (như thu nhập, mức tiêu dùng) haydưới dạng phi tiền tệ (như trình độ học vấn, chỉ số sức khoẻ). Ngưỡng nghèo tuyệt đối (absolute poverty) là chuẩn tuyệt đối về mức sống đượccoi là tối thiểu cần thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khỏe mạnh. Ngưỡngnghèo này thường được xác định bằng cách xác định các loại lương thực chung đượccho là cần thiết để đảm bảo dinh dưỡng sau đó tính toán giá trị. Do mức phát triểncùng với cơ cấu tiêu dùng ở các quốc gia là khác nhau, không tồn tại chuẩn nghèotuyệt đối chung cho toàn thế giới mà các quốc gia phải tự tính toán và xác định chuẩnnghèo riêng của mình. Ngưỡng nghèo tương đối được xác định theo phân phối thu nhập hoặc tiêu dùngchung trong cả nước để phản ánh tình trạng của một bộ phận dân cư sống dưới mứctrung bình của cộng đồng. Ví dụ, ngưỡng nghèo có thể là x% mức thu nhập trung bìnhcủa cả quốc gia. Các chỉ số đói nghèo Dựa vào ngưỡng nghèo đã được xác định, ta có thể tính toán một số chỉ số nhằmmiêu tả tình ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Kinh tế công cộng Kinh tế công cộng Hệ quả kinh tế của thuế Lựa chọn công cộng Cải cách quy trình ngân sách Hệ quả kinh tế của thuế thu nhậpGợi ý tài liệu liên quan:
-
229 trang 188 0 0
-
Bài giảng Kinh tế công cộng: Phần 4 - Lý Hoàng Phú
14 trang 55 0 0 -
Bài giảng kinh tế học công cộng - Chương 2
39 trang 47 0 0 -
Bài giảng Kinh tế công cộng: Phần 1 - ThS. Dư Anh Thơ
101 trang 43 0 0 -
Đổi mới cung cấp hàng hóa công cộng ở Việt Nam
4 trang 32 0 0 -
Phân tích chi tiêu công - Chương 1
47 trang 28 0 0 -
Bài giảng Kinh tế công cộng: Phần 2 - ThS. Dư Anh Thơ
63 trang 27 0 0 -
Bài giảng Kinh tế công cộng: Chương 3 - Lý Hoàng Phú
9 trang 27 0 0 -
Bài giảng kinh tế học công cộng - Chương 3
45 trang 26 0 0 -
Đề và đáp án môn Kinh tế công cộng
4 trang 25 0 0