Danh mục

Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - TS. Bùi Đại Dũng

Số trang: 102      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.54 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Kinh tế công cộng" Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khu vực công cộng trong nền kinh tế hỗn hợp; phương pháp luận nghiên cứu kinh tế công cộng; hàng hoá công cộng và sự can thiệp của chính phủ; ngoại ứng và sự can thiệp của chính phủ; độc quyền và sự can thiệp của chính phủ;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - TS. Bùi Đại Dũng 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN BỘ MÔN CHÍNH SÁCH CÔNG Chủ biên: TS. BÙI ĐẠI DŨNG (BẢN THẢO) GIÁO TRÌNH KINH TẾ CÔNG CỘNG 2 Lời nói đầu Cho đến nửa cuối của Thế kỷ 20, nhân loại đạt tới nhận thức khá đồng thuận rằngmột nền kinh tế có thể phát triển tối ưu trong dài hạn cần phải dựa trên sự tương táchài hòa của hai trụ cột cơ bản là khu vực công cộng và khu vực tư nhân. Để làm đượcnhư vậy, khu vực công cộng (mà hạt nhân là Chính phủ) có nhiệm vụ thúc đẩy khuvực tư nhân phát triển lành mạnh, bổ khuyết các nhược điểm cố hữu của khu vực tư,và khống chế được những nhược điểm cố hữu của chính mình. Như vậy, bản thân sựtồn tại, phạm vi chức năng và cơ cấu hoạt động của khu vực công cộng mang bản chấtkinh tế xoay quanh mối quan hệ giữa lợi ích và tổn thất mà khu vực công động đem lạicho xã hội. Chuyên ngành nghiên cứu về sự tồn tại, tổ chức, hoạt động của khu vực côngcộng từ giác độ hiệu quả kinh tế và công bằng về phúc lợi xã hội trong quan hệ tươngtác với khu vực tư nhân và xã hội được gọi là Kinh tế Công cộng (hoặc còn được gọilà Kinh tế học của Khu vực công cộng). Kinh tế Công cộng cung cấp cơ sở tư duynhằm giải quyết những vấn đề nền tảng, gồm có: Tại sao khu vực công phải can thiệpđể khắc phục các thất bại thị trường? Vai trò và phạm vi can thiệp của khu vực côngnhư thế nào để đạt được phúc lợi xã hội tối ưu? Để hạn chế sự lạm quyền và thiếu hiệuquả của khu vực công, xã hội cần lựa chọn khung khổ thể chế ra sao? Trên thế giới và trong nước hiện có nhiều giáo trình và tài liệu phục vụ cho ngườidạy và học môn Kinh tế Công cộng. Tuy nhiên, vì mục tiêu của từng cơ sở đào tạo vàđối tượng đào tạo khác nhau nên nội dung và phạm vi của các giáo trình được soạnthảo rất đa dạng và có nhiều khác biệt. Nhằm kế thừa những nội dung đang được giảngdạy khá phổ biến và hoàn thiện thêm để có được một giáo trình phù hợp với yêu cầuđào tạo theo định hướng nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Hà Nội, cuốn giáo trình nàyđược biên soạn với nội dung và kết cấu như sau: Về nội dung, giáo trình này tập hợp và bổ sung thêm một số nội dung mới, trongđó có các vấn đề: lý thuyết về hiệu quả của khu vực công; hiệu quả của các chươngtrình chi tiêu công cộng; hiệu quả và vai trò kinh tế của thuế; đồng thời làm sáng tỏ cácnhân tố chi phối hiệu quả hoạt động của khu vực công liên quan tới cách thức ra quyếtđịnh từ LỰA CHỌN CÔNG CỘNG; giải pháp và cách thức thực hiện việc bỏ phiếuhiệu quả. Về kết cấu, giáo trình này được soạn thảo kết cấu gồm 13 chương: Chương 1 giới thiệu về khu vực công cộng trong nền kinh tế hỗn hợp nhằm cungcấp cho người đọc một số khái niệm có liên quan, đồng thời lý giải về vai trò và chứcnăng đích thực của khu vực công cộng trong nền kinh tế hỗn hợp. Chương 2 cung cấp cho người đọc phương pháp luận được vận dụng xuyên suốtgiáo trình về hiệu quả, công bằng dưới giác độ kinh tế học phúc lợi; trình bày công cụđo lường mức độ phi hiệu quả ở phạm vi cụ thể và tổng thể, đồng thời làm rõ thêmcách tiếp cận Chuẩn tắc và Thực chứng trong phân tích, đánh giá hiệu quả khu vựccông cộng. Từ Chương 3 đến Chương 8 trình bày lý do và cách thức Chính phủ phải canthiệp vào các thất bại thị trường, gồm các vấn đề: hàng hóa công, ngoại ứng, độc 3quyền, thông tin bất đối xứng, bất ổn kinh tế vĩ mô, đói nghèo và bất bình đẳng thunhập. Chương 9 và 10 cung cấp lý thuyết về hiệu quả chi tiêu công và giới thiệu một sốcông cụ phân tích về hiệu quả chi tiêu công cộng. Kiến thức của các chương này giúpngười đọc hiểu về nguyên lý và phương pháp áp dụng cho các nghiên cứu phân tíchchi tiêu công cộng. Chương 11 và 12 trình bày về thuế và hiệu quả tác động của thuế từ giác độChính phủ, là người thiết kế hệ thống thuế; đồng thời từ phía người tiêu dùng và ngườisản xuất, là đối tượng chịu tác động của thuế. Chương 13 cung cấp cho người đọc kiến thức về lựa chọn công cộng trong phạmvi các vấn đề sau hiến pháp có ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển xã hội và trình bàymột số giải pháp cải cách chính phủ tiêu biểu đã được thực hiện trên thế giới. Tập thể giảng viên thuộc Bộ môn Chính sách Công tham gia soạn thảo giáo trìnhnày gồm có: TS. Nguyễn Quốc Việt (Trưởng khoa), TS. Bùi Đại Dũng (Chủ nhiệm Bộmôn), ThS. Ngô Minh Nam, ThS. Lương Thị Ngọc Hà. Trong đó, TS Bùi Đại Dũngsoạn thảo các chương 1, 2, 9, 10, 11, 12, 13; ThS. Ngô Minh Nam soạn thảo cácchương 3, 4, 5, 6, 7, 8. Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Phòngnghiên cứu, Phòng đào tạo, Hội đồng thẩm định, đồng nghiệp trong Khoa và trongTrường đã hỗ trợ mọi mặt và tạo điều kiện để nhóm tác giả có thể hoàn thành đượccuốn giáo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: