Danh mục

Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp

Số trang: 38      Loại file: pdf      Dung lượng: 628.68 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (38 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Kinh tế vi mô với mục tiêu giúp các bạn có thể phân tích được các vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp; xác định được cung cầu, giá cả hàng hóa; Chính sách của chính phủ qua giá tối thiểu, giá tối đa nhằm ổn định thị trường; giải thích được hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp; sinh viên hiểu được phương thức lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp CHƢƠNG 4 LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP MÃ CHƢƠNG: CKT204-04 Giới thiệu Chƣơng này trình bày các khái niệm quan trọng liên quan đến nguyên tắc sản xuất của doanh nghiệp nhƣ: Định phí, biến phí, chi phí trung bình, điểm hoà vốn, điểm đóng cửa… Mục tiêu: - Kiến thức: Trình bày đƣợc lý thuyết về sản xuất, chi phí, doanh thu và lợi nhuận; Biết đƣợc mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào thông qua hàm sản xuất - Kỹ năng: Thực hiện đƣợc các bài tập tình huống và tính toán về ác định doanh thu, doanh thu cận biên, lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận. - Thái độ: Chủ động, tích cực trong quá trình học tập và nghiên cứu môn học Nội dung: 1. LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT 1.1 H m sản xuất Trong quá trình sản xuất, các công ty biến các đầu vào (các yếu tố sản xuất nhƣ: nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, nhà ƣởng, lao động, trình độ KHKT… ) thành các đầu ra (hay sản phẩm). Quan hệ giữa đầu vào của quá trình sản xuất và sản phẩm đầu ra đƣợc mô tả bằng hàm sản xuất. Hàn sản xuất mô tả những sản lượng sản phẩm (đầu ra) tối đa có thể được sản xuất bởi một số lượng các yếu tố sản xuất (đầu vaò) nhất định, tương ứng với trình độ kỹ thuật nhất định. Q = f ( X1, X2, ….Xn ) Trong đó: Q: Sản lƣợng đầu ra. Xi: sản lƣợng yếu tố sản xuất thứ i. Để đơn giản hơn ta chia yếu tố sản xuất thành hai loại là vốn (K) và lao động (L). Hàm sản xuất có thể viết dƣới dạng Q = f ( K, L ) 66 Phƣơng trình trên chỉ sản lƣợng đầu ra tuỳ thuộc vào sản lƣợng của hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Hàm sản xuất hàm ý rằng các đầu vào có thể đƣợc kết hợp theo nhiều phƣơng cách khác nhau để tạo ra một đầu ra nhất định, ứng với một qui trình công nghệ nhất định. Khi qui trình công nghệ ngày càng tiến bộ thì xí nghiệp có thể đạt đƣợc đầu ra lớn hơn với một tập hợp những đầu vào nhất định. Hàm sản xuất cũng giả định rằng qui trình sản xuất không cho phép lãng phí. Chúng ta giả định rằng các xí nghiệp đều có hiệu năng kỹ thuật, có thể sử dụng mọi tổ hợp đầu vào một cách tối ƣu với một tập hợp đầu vào nhất định. Nếu có yếu tố đầu vào nào đó mà khi sử dụng sẽ làm giãm sản lƣợng đầu ra thì yếu tố đầu vào đó không bao giờ đƣợc sử dụng vì hàm sản xuất mô tả sản lƣợng tối đa có hể sản xuất đƣợc với một tập hợp đầu vào cho trƣớc, theo phƣơng thức có hiệu quả về phƣơng diện kỹ thuật. Giả định cho rằng sản xuất luôn có hiệu quả kỹ thuật không phải lúc nào cũng đúng, song nó hoàn toàn hợp lý khi cho rằng các công ty xí nghiệp hoạt động vì lợi nhuận sẽ không lãng phí nguồn lực. 1.2 Sản xuất trong ngắn hạn Ngắn hạn là khoảng thời gian có ít nhất một yếu tố sản xuất mà xí nghiệp không thể thay đổi về số lƣợng sử dụng trong quá trình sản xuất. Yếu tố không thể thay đổi trong khoảng thời gian đó gọi là đầu vào cố định, còn yếu tố sản xuất có thể thay đổi đƣợc trong khoảng thời gian ngắn đó là yếu tố sản xuất biến đổi. Yếu tố sản xuất cố định không dễ dàng thay đổi trong quá trình sản xuất nhƣ: máy móc thiết bị, nhà ƣởng… biểu thị cho qui mô sản xuất nhất định. Yếu tố sản xuất biến đổi dễ dàng thay đổi về mức sử dụng trong quá trình sản xuất nhƣ: nguyên, nhiên vật liệu, lao động trực tiếp. Trong ngắn hạn qui mô sản xuất của xí nghiệp là không đổi, xí nghiệp có thể thay đổi sản lƣợng ngắn hạn bằng cách thay đổi yếu tố sản xuất biến đổi. Hàm sản xuất ngắn hạn có thể viết lại nhƣ sau: Q = f ( K , L ) Trong đó: K : lƣợng vốn không đổi. L : Lƣợng lao động biến đổi. Q : Sản lƣợng đƣợc sản xuất ra. 67 1.3 Sản xuất trong d i hạn Dài hạn là khoảng thời gian đủ dài để xí nghiệp thay đổi tất cả các yếu tố sản xuất đƣợc sử dụng, mọi yếu tố sản xuất điều có thể biến đổi. Qui mô sản xuất trong dài hạn thay đổi theo ý muốn, vì thế sản lƣợng trong dài hạn thay đổi nhiều hơn trong ngắn hạn. Năng suất trung bình AP Trong ngắn hạn, nếu có một yếu tố sản xuất biến đổi trong khi các yếu tố sản xuất còn lại giữ nguyên thì sản lƣợng, năng suất trung bình, năng suất biên của yếu tố sản xuất biến đổi sẽ thay đổi theo. Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất biến đổi là số sản phẩm trung bình trên một đơn vị yếu tố sản xuất đó, đƣợc tính bằng cách chia tổng sản lƣợng Q cho tổng lƣợng yếu tố sản xuất biến đổi đƣợc sử dụng. Năng suất lao động trung bình = Sản lƣợng / Lƣợng lao động = Q / L Năng suất trung bình của vốn = Sản lƣợng /Số lƣợng đầu vào của vốn = Q/K Năng suất biên MP Sản lƣợng biên của một yếu tố sản xuất biến đổi là phần thay đổi trong tổng sản lƣợng khi thay đổi một đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi đó trong khi các yếu tố sản xuất khác giữ nguyên. Sản lƣợng biên của lao động = thay đổi sản lƣợng / thay đổi đầu vào của lao động = ∆Q/∆L Sản lƣợng biên của vốn = thay đổi sản lƣợng / thay đổi đầu vào của vốn = ∆Q/∆K Ví dụ: Lƣ ợng Lƣ ợng vốn Tổng sản Năng suất Năng suất lao động (K) lƣ ợng (Q) TB (Q/L) biên (L) (∆Q/∆L) 0 10 0 1 10 10 10 10 2 10 30 15 20 68 3 10 60 20 30 4 10 80 20 20 5 10 95 19 15 6 10 108 18 13 7 10 112 16 4 8 10 112 14 0 9 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: