Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự (Phần nghiệp vụ): Phần 3 tiếp tục trình bày các nội dung về thi hành án phá sản, thi hành phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của tòa án, thi hành án lao động, thi hành án kinh doanh thương mại, thi hành án hôn nhân và gia đình, thi hành án thừa kế, thi hành án phần tiền, tài sản trong bản án, quyết định hình sự,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự (Phần nghiệp vụ): Phần 3
Chương 19
THI HÀNH ÁN PHÁ SẢN
I.
MỘT SÔ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN THI HÀNH CÁC
QUYẾT ĐỊNH VỀ PHÁ SẢN
1. Đặc thù của việc thi hành án phá sản
Khác với việc th i hành các bản án, quyết định khác, Chấp
hành viên tham gia vào quá trìn h giải quyết việc phá sản với tư
cách là Tổ trưởng Tổ quản lý và thanh lý tà i sản. K hi thực hiện các
tác nghiệp, Chấp hành viên không thực hiện các công việc theo
trìn h tự, thủ tục quy định tạ i Luật Thi hành án dân sự mà thực
hiện các trìn h tự, thủ tục quy định tạ i Luật Phá sản. Cụ thể, khoản
1 Điều 138 Luật T hi hành án dân sự quy định:
“Thủ trưởng Cơ quan th i hành án dân sự không ra quyết định
th i hành án đôi với các quyết định của Thẩm phán tiến hành thủ
tục phá sản, kể cả quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời, trừ trường hợp quy định tạ i Điều 139 của Luật này.
Chấp hành viên và Tổ quản lý, thanh lý tài sản căn cứ các
quyết đ ịn h của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản để tổ chức
th i hành”.
Như vậy, đổi vói các quyết định về phá sản, các Cơ quan th i
hành án không ra quyết định th i hành án rồi phân công cho Chấp
hành viên thực hiện quyết định như các loại bản án, quyết định
khác, mà Chấp hành viên với tư cách là Tổ trưởng Tổ quản lý,
thanh lý tà i sản sẽ chủ động căn cứ các quyết định của Thẩm phán
tiến hành thủ tục phá sản để tổ chức th i hành.
Tuy nhiên, trong quá trình th i hành án, nếu Cơ quan th i hành
554
Chương 19. Thi hành án phá sản
án đang giải quyết việc thi hành án mà người phải th i hành án là
doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản thì Cơ quan
th i hành án phải ra các quyết định theo quy định của pháp luật về
th i hành án như quyết định tạm đình chỉ th i hành án, quyết định
đình chỉ th i hành án. Thời điểm, điều kiện, thủ tục để ra các quyết
định này được quy định rõ tại các điều 49, 50 Luật Thi hành án dân
sự. Vì vậy, mặc dù Cơ quan th i hành án có ra các quyết định và có
liên quan đến việc phá sản nhưng không phải là để th i hành các
quyết định về phá sản mà để th i hành một bản án, quyết định khác.
2.Các loại công việc phải thực hiện khi tham gia việc phá sản
Theo quy định tạ i Điều 9 Luật Phá sản, đồng thời với việc ra
quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán ra quyết định thành
lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh
lý tà i sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá
sản. Theo quy định của Điều lu ật này, thành phần Tổ quản lý,
thanh lý tà i sản gồm có:
- Một Chấp hành viên của Cơ quan th i hành án cùng cấp làm
Tổ trưởng;
- Một cán bộ của Toà án;
- Một
chủ nỢ;
* đại
• diện
•
•'
- Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ
tục phá sản;
- Trường hợp cần thiế t có đại diện công đoàn, đại diện người
lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn tham gia Tổ quản lý,
thanh lý tà i sản thì Thẩm phán xem xét, quyết định.
Như vậy, khi tham gia vào việc phá sản, Chấp hành viên tham
gia vổi tư cách là Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tà i sản. Vì vậy,
Chấp hành viên sẽ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tô
trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản. Theo quy định tạ i Điều 11 Luật
Phá sản, Tổ trưởng Tô quản lý, thanh lý tà i sản có các nhiệm vụ,
quyền hạn sau:
555
Giáo trình Kỷ năng thi hành án dân sự - Phần Nghiệp vụ
- Điều hành Tổ quản lý, thanh lý tà i sản thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn quy định tạ i Điều 10 của Luật này;
- Mở tà i khoản ở ngân hàng để gửi các khoản tiền thu được từ
những người mắc nợ và từ việc bán đấu giá các tà i sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý trong trường hợp
cần thiết;
- Tổ chức th i hành các quyết định của Thẩm phán.
Ngoài ra, theo quy định tạ i khoản 2 Điều 21 Nghị định số
67/2Ọ06/NĐ-CP, Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tà i sản có nhiệm
vụ và quyền hạn sau:
- Điều hành Tổ quản lý, thanh lý tà i sản thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn quy định tạ i Điều 10 Luật Phá sản;
- Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Tổ quản lý, thanh
lý tà i sản trưốc Thẩm phán. Trường hợp Tổ trưởng Tổ quản lý,
thanh lý tà i sản vắng mặt thì phải uỷ quyền cho một thành viên
trong tổ điều hành công việc của Tổ quản lý, thanh lý tà i sản;
- Đề nghị Thẩm phán ra quyết định tuyên bô' giao dịch mà doanh
nghiệp, hợp tác xã thực hiện vô hiệu và thu hồi tà i sản mà doanh
nghiệp, hợp tác xã đã giao dịch vi phạm Điều 31 Luật Phá sản;
- Đề nghị Thẩm phán ra quyết định buộc doanh nghiệp, hợp
tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải thực hiện hoặc không được
thực hiện một số hành vi nhằm bảo toàn tà i sản hoặc phục vụ cho
việc thanh lý tà i sản hoặc làm tăng thêm khối tà i sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã;
- Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình
trạng phá sản cho người khác vay tà i sản có bảo đảm nhưng chưa
được đăng ký theo quy định của pháp lu ậ t thì Tổ trưởng Tổ quản
lý, thanh lý tà i sản phải thực hiện ngay việc đăng ký giao dịch bảo
đảm đốì với tà i sản đó tạ i các cờ quan theo quy định của pháp luật;
- Để nghị Thẩm phán ra quyết định thu hồi tà i sản hay phần
chênh lệch giá tr ị tà i sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng
556
Chương 19. Thi hành án phá sản
thủ tục thanh lý tà i sản đã bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp đối
với các trường hợp quy định tạ i khoản 1 Điều 43 Luật Phá sản;
- Mở tà i khoản ช ngân hàng để gửi các khoản tiền thu được từ
những người mắc nợ và từ việc bán đấu giá các tà i sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý tà i sản trong trường
hợp cần thiết; làm chủ tà i khoản mở tại ngân hàng;
- Trong trường hợp cần th iế t có quyển huy động kê toán th i
hành án giúp Tổ quản lý, thanh lý tà i sản hỗ trợ trong công tác
nghiệp vụ kiểm tra sổ sách kê toán;
- Quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế th i hành án
theo các quy định pháp luật về th i hành án dân sự;
- Đóng tài khoản khi có quyết định giải thể Tổ quản lý, thanh
lý tà i sản;
- Đề nghị các cơ quan nhà nưóc có liên quan hỗ trợ trong quá
trìn h thực hiện nhiệm vụ;
- Tổ chức th i hành các quyết định của Thẩm phán.
Theo quy ...