Danh mục

Giáo trình Kỹ thuật an toàn mỏ lộ thiên: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh

Số trang: 101      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.78 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 1 của giáo trình "Kỹ thuật an toàn mỏ lộ thiên" cung cấp cho học viên những nội dung về: những kiến thức chung trong an toàn - vệ sinh lao động; hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước về an toàn – vệ sinh lao động; vệ sinh lao động trong ngành khai thác mỏ;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kỹ thuật an toàn mỏ lộ thiên: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH ***-----------------------*** Nguyễn Văn Đức(chủ biên); Nguyễn Trọng Thân; Vũ Đình Trọng GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN MỎ LỘ THIÊN DÙNG CHO BẬC ĐẠI HỌC (LƯU HÀNH NỘI BỘ) QUẢNG NINH - 2014 LỜI NÓI ĐẦU Trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, ngành khai khoáng có một vị trí đặc biệt quan trọng. Ngoài dầu thô và khí tự nhiên, các khoáng sản rắn là nhu cầu không thể thiếu cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác trong nền kinh tế quốc dân. Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục An toàn Lao động - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tình hình tai nạn lao động xảy ra trong những năm trở lại đây không có xu hướng giảm (năm 2005 có 4050 vụ, năm 2006 có 5881 vụ, năm 2007 có 5951 vụ, năm 2008 có khoảng 5700 vụ), trong đó tai nạn lao động trong ngành kỹ thuật - công nghệ chiếm một phần đáng kể. Các nguyên nhân chủ yếu được tập trung vào 2 nhóm chính: yếu tố chủ quan là do người sử dụng lao động và người lao động, còn lại là do các yếu tố khách quan. Chủ yếu do người sử dụng lao động và người lao động vi phạm các quy định pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động (AT-VSLĐ), chiếm 65% năm 2007 và 62% năm 2008 tổng số vụ. Điều đó cho thấy nhận thức, kiến thức và ý thức tự giác chấp hành các quy định pháp luật về AT-VSLĐ của người sử dụng lao động và người lao động còn nhiều thiếu sót. Giáo trình Kỹ thuật an toàn mỏ lộ thiên được biên soạn nhằm cung cấp các kiến thức về vệ sinh an toàn lao động cho sinh viên ngành khai thác mỏ lộ thiên. Đồng thời sách cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên, kỹ sư và cán bộ khoa học có liên quan đến ngành công nghiệp khai thác khoáng sản. Vì quyển sách vừa làm nhiệm vụ giáo trình vừa làm nhiệm vụ tài liệu tham khảo, nên ngoài việc theo sát đề cương chương trình “Kỹ thuật an toàn mỏ lộ thiên” đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh duyệt, cuốn sách còn đề cập thêm một số nội dung ngoài chương trình môn học để sinh viên và bạn đọc tham khảo. Cuốn sách được hoàn thành với sụ giúp đỡ và đóng góp quý báu từ các đồng nghiệp ở Bộ môn Khai thác Lộ thiên- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, đặc biệt xin cảm ơn các ý kiến đóng góp quý báu của TS Hoàng Tuấn Chung để quyển giáo trình được hoàn thành đúng thời hạn. Tuy nhiên, vì trình độ và thời gian có hạn nên cuốn sách không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp của bạn đọc. Nhóm tác giả 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATLĐ An toàn lao động ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động BHLĐ Bảo hộ lao động BLLĐ Bộ luật lao động BNN Bệnh nghề nghiệp ĐKLĐ Điều kiện lao động KHKT Khoa học kỹ thuật MXTG Máy xúc tay gầu MXTL Máy xúc thủy lực MXTLGT Máy xúc thủy lực gầu thuận MXTLGN Máy xúc thủy lực gầu ngược PCCC Phòng cháy chữa cháy PCCN Phòng chống cháy nổ TCVN Tiêu chuẩn quốc gia TNLĐ Tai nạn lao động VLNCN Vật liệu nổ công nghiệp VSLĐ Vệ sinh lao động KSCI Khoáng sản có ích QCVN Quy chuẩn quốc gia 2 CHƯƠNG 1 NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG VỀ AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG 1.1. Điều kiện lao động và các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động 1.1.1. Khái niệm điều kiện lao động Ðiều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất. Ðể có thể làm tốt công tác bảo hộ lao động thì phải đánh giá được các yếu tố điều kiện lao động, đặc biệt là phải phát hiện và xử lý được các yếu tố không thuận lợi đe dọa đến an toàn và sức khỏe người lao động trong quá trình lao động. 1.1.2. Các yếu tố nguy hiểm trong lao động Là những yếu tố có nguy cơ gây chấn thương hoặc chết người đối với người lao động, bao gồm: 1.1.2.1. Các bộ phận truyền động, chuyển động Trục máy, bánh răng, dây đai chuyền và các loại cơ cấu truyền động; sự chuyển động của bản thân máy móc như: ô tô, máy trục, tàu biển, sà lan, đoàn tàu hỏa, đoàn goòng có nguy cơ cuốn, cán, kẹp, cắt; Tai nạn gây ra có thể làm cho người lao động bị chấn thương hoặc chết. 1.1.2.2. Nguồn nhiệt Ở các lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn... tạo nguy cơ bỏng, nguy cơ cháy nổ. 1.1.2.3. Nguồn điện Theo từng mức điện áp và cường độ, dòng điện có thể tạo ra nguy cơ điện giật, điện phóng, điện từ trường, cháy do chập điện...; làm tê liệt hệ thống hô hấp, tim mạch. 1.1.2.4. Vật rơi, đổ, sập Thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định gây ra như sập lò, vật rơi từ trên cao trong xây dựng; đá rơi, đá lăn trong khai thác đá, trong đào đường hầm; đổ tường, đổ cột điện, đổ công trình trong xây lắp; cây đổ; đổ hàng hoá trong sắp xếp kho tàng.... 1.1.2.5. Vật văng bắn Thường gặp là phoi của các máy gia công như: máy mài, máy tiện, đục kim loại; gỗ đánh lại ở các máy gia công gỗ; đá văng trong nổ mìn.... 1.1.2.6. Nổ - Nổ vật lý: Trong thực tế sản xuất có thể nổ khi áp suất của môi chất trong các thiết bị chịu áp lực, các bình chứa khí nén, khí thiên nhiên hoá lỏng vượt quá giới hạn bền cho phép của vỏ bình hoặc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: