Danh mục

Giáo trình Kỹ thuật điện tử (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí) - CĐ Công nghiệp và Thương mại

Số trang: 64      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.18 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Kỹ thuật điện tử cung cấp cho người học những kiến thức như: Các linh kiện điện tử thụ động cơ bản và ứng dụng; Linh kiện điện tử bán dẫn rời rạc và ứng dụng; Linh kiện điện tử bán dẫn tích hợp (IC). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kỹ thuật điện tử (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí) - CĐ Công nghiệp và Thương mại BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ NGHỀ: KTML VÀ ĐHKK TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐCN&TM, ngày tháng năm 2018 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghiệp và Thương mại Vĩnh Phúc, năm 2018 1 Chương 1: Các linh kiện điện tử thụ động cơ bản và ứng dụng Mục tiêu: - Hiểu được các kiến thức cơ bản về đặc điểm cấu tạo, tính chất, cơ chế làm việc, qui cách đóng vỏ ghi nhãn và lĩnh vực ứng dụng của một số linh kiện điện tử thụ động cơ bản trong các mạch điện tử được ứng dụng trong hệ thống lạnh là điện trở, tụ điện, cuộn cảm và thạch anh; - Có được lòng yêu nghề, say mê tìm hiểu các kiến thức trong lĩnh vực điện tử. Bài 1. Điện trở: 1.1. Khái quát chung. - Điện trở: Hiểu một cách đơn giản - Điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn. - Điện trở của dây dẫn : Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chất liệu, độ dài và tiết diện của dây, được tính theo công thức sau: R = ρ.L / S Trong đó: + ρ là điện trở xuất phụ thuộc vào chất liệu làm điện trở. + L là chiều dài dây dẫn (m) + S là tiết diện dây dẫn (m2) + R là điện trở đơn vị là Ohm (Ω) - Hình dáng và ký hiệu: Trong thiết bị điện tử điện trở là một linh kiện quan trọng, chúng được làm từ hợp chất cacbon và kim loại tuỳ theo tỷ lệ pha trộn mà người ta tạo ra được các loại điện trở có trị số khác nhau. Hình dạng của điện trở trong thiết bị điện tử. Ký hiệu của điện trở trên các sơ đồ nguyên lý. 1.1.1. Các thông số cơ bản. a. Điện trở danh định: - Là giá trị được được nhà sản xuất tính toán để áp dụng cho quá trình sản xuất điện trở. Giá trị này được ghi nhãn trên trên thân điện trở khi xuất xưởng. Giá trị danh định không không phải là giá trị thực của bản thân điện trở, mà chỉ là giá trị gần đúng. - Đơn vị của điện trở biểu thị bằng ôm (Ω), bội số của đơn vị Ω là Kilô ôm (KΩ) ; Mêga ôm (MΩ) ; Giga ôm (GΩ) 2 - 1GΩ = 1000 MΩ = 1.000.000 KΩ = 1.000.000.000 Ω b. Sai số. - Sai số là giá trị sai lệch giữa giá trị thực với giá trị danh định của điện trở. - Người ta thường sử dụng giá trị sai số tương đối và tính ra %. - Dựa vào sai số, người ta thường chia điện trở thành các cấp chính xác: Cấp I có sai số ±5% ; cấp II có sai số ±10% ; cấp II có sai số ±20%. c. Công suất chịu đựng. - Khi làm việc với dòng điện chạy qua, điện trở bị nóng lên do nhiệt lượng tỏa ra, vì vậy mỗi loại điện trở chỉ chịu đựng được một giới hạn nhiệt độ nào đó tương ứng với một công suất nhất định. Vượt qua công suất này, điện trở sẽ không làm việc được lâu dài. - Công suất chịu đựng là công suất tổn hao lớn nhất mà điện trở có thể chịu đựng được một thời gian dài mà không ảnh hưởng đến trị số của điện trở. - Khi thay thế điện trở, nên chọn loại điện trở có công suất chịu đựng bằng hoặc lớn hơn điện trở cũ. - Khi mắc điện trở vào một đoạn mạch, bản thân điện trở tiêu thụ một công suất P tính được theo công thức P = U. I = U2 / R = R.I2 - Theo công thức trên ta thấy, công suất tiêu thụ của điện trở phụ thuộc vào dòng điện đi qua điện trở hoặc phụ thuộc vào điện áp trên hai đầu điện trở. - Công suất tiêu thụ của điện trở là hoàn toàn tính được trước khi lắp điện trở vào mạch. - Nếu đem một điện trở có công suất danh định nhỏ hơn công suất nó sẽ tiêu thụ thì điện trở sẽ bị cháy. - Thông thường người ta lắp điện trở vào mạch có công suất danh định ≥ 2 lần công suất mà nó sẽ tiêu thụ. - Ở sơ đồ trên cho ta thấy : Nguồn Vcc là 12V, các điện trở đều có trị số là 120Ω nhưng có công suất khác nhau, khi các công tắc K1 và K2 đóng, các điện trở đều tiêu thụ một công suất là P = U2 / R = (12 x 12) / 120 = 1,2W - Khi K1 đóng, do điện trở có công suất lớn hơn công suất tiêu thụ, nên điện trở không cháy. 3 - Khi K2 đóng, điện trở có công suất nhỏ hơn công suất tiêu thụ, nên điện trở bị cháy. d. Hệ số nhiệt của điện trở. - Khi nhiệt độ làm việc thay đổi thì trị số của điện trở cũng bị thay đổi. Sự thay đổi trị số tương đối khi nhiệt độ thay đổi 10C gọi là hệ số nhiệt của điện trở. - Các loại điện trở bình thường (không phải loại điện trở nhiệt) thì khi làm việc, nhiêt độ tăng lên 10C thì trị số điện trở của chúng tăng khoảng 0,2% 1.1.2. Phương thức đấu nối. a. Mắc điện trở nối tiếp. - Mạch đấu nối. Điện trở mắc nối tiếp. - Khái niệm: Mắc điện trở nối tiếp là cách nối các điện trở liên tiếp nhau trong đó điểm cuối của điện trở này được nối với điểm đầu của điện trở tiếp theo tạo thành một vòng khép kín với nguồn điện. - Các điện trở mắc nối tiếp tương đương với một điện trở có giá trị bằng tổng các điện trở thành phần. Rtđ = R1 + R2 + R3 + ...+ Rn - Dòng điện chạy qua các điện trở mắc nối tiếp có giá trị bằng nhau và bằng I I = IR1 = IR2 =.....= IRn = ( U1 / R1) = ( U2 / R2) = .....= (Un / Rn) - Từ công thức trên ta thấy rằng, sụt áp trên các điện trở mắc nối tiếp tỷ lệ thuận với các giá trị điện trở tương ứng. b. Mắc điện trở song song. - Mạch đấu nối. 4 Điện trở mắc song song. - Khái niệm: Mắc điện trở song song là cách nối trong đó tất cả các đầu-đầu của điện trở được nối chung với nhau, tất cả các đầu-cuối của điện trở được nối chung với nhau và nối với nguồn điện. - Các điện trở mắc song song tương đương với một điện trở có giá trị nghịch đảo bằng tổn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: