Danh mục

Giáo trình Kỹ thuật số (Nghề: Điện công nghiệp - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

Số trang: 59      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.84 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Kỹ thuật số (Nghề: Điện công nghiệp - CĐ/TC) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên phân biệt được các đại lượng số và đại lượng tương tự; trình bày được hệ đếm nhị phân; thuyết minh được nguyên lý làm việc của các cổng logic cơ bản; trình bày nguyên lý làm việc của các mạch: Giải mã và mã hóa, Flip – Flop, mạch tạo xung, mạch ghi dịch, mạch chuyển đổi tín hiệu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kỹ thuật số (Nghề: Điện công nghiệp - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021) BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được -*-*-*- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KỸ THUẬT SỐ NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP Trình độ: CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB, ngày… tháng…. năm 2021 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình năm 2021 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Kỹ thuật số được biên soạn trên cơ sở chương trình giảng dạy theo chương trình khung của trường Cao Đẳng Cơ Giới Ninh Bình. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có tính thực tiễn cao. Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiên thức mới cho phù hợp. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của người sử dụng, người đọc để nhóm biên soạn sẽ hiện chỉnh hoàn thiện hơn sau thời gian sử dụng Ninh Bình, ngày tháng năm Nhóm tác giả GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: KỸ THUẬT SỐ Tên mô đun: Kỹ thuật số Mã mô đun: MĐ 18 Thời gian thực hiện mô đunc: 40 giờ; (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 22 giờ; Kiểm tra: 2 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: + Mô đun được thực hiện sau khi sinh viên học xong các môn học, mô đun cơ sở kỹ thuật và mô đun chuyên môn Kỹ thuật đo lường, cảm biến, Kỹ thuật điện tử; - Tính chất: + Là mô đun chuyên môn nghề. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Phân biệt được các đại lượng số và đại lượng tương tự + Trình bày được hệ đếm nhị phân +Thuyết minh được nguyên lý làm việc của các cổng logic cơ bản + Trình bày nguyên lý làm việc của các mạch: Giải mã và mã hóa, Flip – Flop, mạch tạo xung, mạch ghi dịch, mạch chuyển đổi tín hiệu - Kỹ năng: + Đo, kiểm tra, phân loại được các IC số; + Lắp đặt được mạch điện theo sơ đồ nguyên lý. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chấp hành nội quy học tập, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn, bảo hộ lao động. Chủ động làm việc hoặc phối hợp theo nhóm. III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Tên các bài trong môđun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra 1 Giới thiệu chung 3 3 2 Các cổng logic cơ bản 8 3 5 3 Các họ vi mạch số thông dụng 5 2 3 4 Mạch dồn kênh – phân kênh 6 2 3 1 5 Flip – Flop 5 2 3 6 Mạch tạo xung nhịp 3 1 2 7 Mạch ghi dịch 5 1 4 8 Mạch chuyển đổi tín hiệu 5 2 2 1 Cộng 40 16 22 2 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG Giới thiệu: Trong bài mở đầu này, chúng ta cùng tìm hiểu về tín hiệu tương tự, tín hiệu số và cách biểu diễn hệ nhị phân trong hệ thống số. Mục tiêu của bài: - Biết được các đại lượng tương tự và số, các dạng tín hiệu - Hiểu được nguyên lý làm việc - Trình bày cách lắp đặt các linh kiện theo sơ đồ nguyên lý - Xác định được các đại lượng tương tự và số, các dạng tín hiệu - Biết cách kiểm tra linh kiện. - Sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm đúng kỹ thuật - Cẩn thận, chính xác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình Nội dung chính 1. Các đại lượng tương tự và số - Biểu diễn dạng tương tự: trong cách biểu diễn dạng tương tự, một đại lượng được biểu diễn bằng hiệu điện thế, cường độ dòng điện, hay số đo chuyển động tương quan với giá trị của đại lượng đó. Ví dụ: Đồng hồ đo vận tốc trong xe ôtô, kim đo phải lệch tương ứng với tốc độ hiện tại của xe và độ lệch này phải thay đổi tức thì khi vận tốc xe tăng hay giảm. Một ví dụ khác về đại lượng tương tự là chiếc micrô. Trong thiết bị này, biên độ hiệu điện thế đầu ra luôn tỉ lệ với cường độ sóng âm tác động vào màng rung của micrô ở đầu vào. Các đại lượng tương tự có một đặc điểm rất quan trọng đó là: Đại lượng tương tự có thể thay đổi theo một khoảng giá trị liên tục. - Biểu diễn dạng số: Trong cách biểu diễn dạng số, đại lượng được biễu diễn bằng các biểu tượng gọi là ký số (digit). Ví dụ như đồng hồ hiện số, hiển thị thời gian trong ngày như giờ, phút, giây dưới dạng số thập phân. Tuy thời gian trong ngày thay đổi liên tục, nhưng số hiện của đồng hồ số lại thay đổi từng bước, mỗi bước là một phút hay một giây. Nói cách khác, các đại lượng số có đặc điểm là giá trị của nó thay đổi theo từng bước rời rạc. Vì tính rời rạc trong biểu diễn dạng số nên khi đọc giá trị ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: