Thông tin tài liệu:
Kỹ thuật xung là môn học cơ sở của nghành Điện – Điện tử và có vị trí khá quan trọng trong toàn bộ chương trình học của sinh viên và học sinh, nhằm cung cấp các kiến thức liên quan đến các phương pháp cơ bản để tạo tín hiệu xung và biến đổi dạng tín hiệu xung. Giáo trình Kỹ thuật xung gồm 4 chương, được biên soạn cho hệ cao đẳng nhằm giúp sinh viên có các kiến thức cơ bản về tín hiệu xung và hiểu được các nguyên lý cơ bản của các mạch tạo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình kỹ thuật xung - Đào Thị Thu Thủy LỜI GIỚI THIỆUKỹ thuật xung là môn học cơ sở của nghành Điện – Điện tử và có vị trí khá quan trọngtrong toàn bộ chương trình học của sinh viên và học sinh, nhằm cung cấp các kiếnthức liên quan đến các phương pháp cơ bản để tạo tín hiệu xung và biến đổi dạng tínhiệu xung.Giáo trình Kỹ thuật xung gồm 4 chương, được biên soạn cho hệ cao đẳng nhằm giúpsinh viên có các kiến thức cơ bản về tín hiệu xung và hiểu được các nguyên lý cơ bảncủa các mạch tạo xung, biến đổi dạng xung với nhiều linh kiện khác nhau. Để giúpsinh viên nắm vững lý thuyết, có các ví dụ, bài tập ứng dụng và bài tập thiết kế mạchứng với từng phần. Sau khi hoàn tất môn học sinh viên có thể tự thiết kế một mạch tạoxung với các thông số yêu cầu cho những mạch ứng dụng cụ thể.Dù có nhiều cố gắng, giáo trình cũng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự đónggóp ý kiến từ các đồng nghiệp và các sinh viên. Tp, Hồ Chí Minh năm 2006 Đào Thị Thu Thủy MÔN HỌC: KỸ THUẬT XUNG1. Mã môn học:2. Số đơn vị học trình: 23. Trình độ thuộc khối kiến thức: Khối chuyên ngành.4. Phân bố thời gian: Lý thuyết 80% - bài tập 20%5. Điều kiện tiên quyết: Không6. Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn học bao gồm các phương pháp tạo xung và biến đổi dạng xung: mạch RLC,mạch xén, mạch kẹp, mạch so sánh, dao động đa hài.7. Nhiệm vụ của sinh viên: Tham dự học và thảo luận đầy đủ. Thi và kiểm tra giữa học kỳtheo qui chế 04/1999/QĐ-BGD&ĐT.8. Tài liệu học tập:9. Tài liệu tham khảo: [1]. Jacob Millman, PULSE DIGITAL AND SWITCHING WAREFORMS , [2]. Nguyễn Việt Hùng, KỸ THUẬT XUNG VÀ SỐ [3]. Nguyễn Tấn Phước, KỸ THUẬT XUNG10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: - Nắm được cơ bản nội dung môn học. - Có tính chủ động và thái độ nghiêm túc trong học tập. - Kiểm tra giữa môn học để được dự thi. - Thi với hình thức trắc nghiệm, viết và bài tập11. Thang điểm thi: 10/1012. Mục tiêu của môn học: Sau khi hoàn tất môn học sinh viên cần nắm vững các phươngpháp tạo xung và biến đổi dạng xung.13. Nội dung chi tiết của chương trình: Nội dung Số tiết Lý Bài Kiểm thuyết tập tra Chương 1: Tín hiệu xung và mạch 6 4 2 RLC Chương 2: Mạch biến đổi dạng xung 6 4 2 1 Chương 3: Mạch dao động đa hài 12 10 2 dùng BJT Chương 4:Các mạch tạo xung khác 4 4 Ôn tập 2 2Chương 1: TÍN HIỆU XUNG VÀ MẠCH R L C§1.1. Khái niệm và các dạng xung§1.2. Các thông số của tín hiệu xung§1.3. Mạch lọc 1.3.1. Mạch lọc RC 1.3.2. Mạch lọc RL 1.3.3. Mạch lọc LC§1.4. Mạch tích phân§1.5. Mạch vi phân Bài tậpChương 2: MẠCH GIAO HOÁN DIODE, OP-AMP, BJT§2.1. Mạch xén 2.3.1. Mạch xén dương 2.3.1. Mạch xén âm 2.3.2. Mạch xén 2 mức§2.2. Mạch ghim 2.4.1. Mạch ghim đỉnh trên 2.4.2. Mạch ghim đỉnh dưới§2.3. Mạch so sánh dùng Op-amp Bài tậpChương 3: MẠCH DAO ĐỘNG ĐA HÀI§3.1. Khái niệm chung§3.2. Hai trạng thái của Transistor§3.3. Mạch lưỡng ổn§3.4. Mạch đơn ổn Bài tập§3.5. Mạch phi ổn Bài tậpChương 4: CÁC MẠCH TẠO XUNG KHÁC§4.1. Mạch dao đông đa hài dùng Op_amp§4.2. Mạch dao động đa hài dùng vi mạch định thời IC555§4.3. Mạch Schmitt Trigger MỤC LỤCChương 1:Tín hiệu xung và mạch giao hoán RLC.1.1. Khái niệm. 11.2. Các thông số cơ bản của tín hiệu xung. 21.3. Các dạng hàm cơ bản. 31.4. Mạch RC. 41.5. Mạch RL. 16Chương 2: Mạch biến đổi dạng xung2.1. Mạch xén. 202.2 Mạch ghim (Mạch kẹp). 262.3. Mạch so sánh. 28Chương 3: Mạch dao động đa hài dùng BJT1.1 Khái niệm chung. 311.2 Trạng thái ngắt dẫn của Transistor. 313.3. Mạch dao động đa hài lưỡng ổn dùng BJT. 333.4. Mạch dao động đa hài đơn ổn. 373.5. Mạch dao động đa hài phi ổn. 43Chương 4:Các mạch dao động khác4.1. Mạch dao động đa hài dùng Op_amp. 524.2. Mạch dao động đa hài dùng vi mạch định thì IC555. 55Giáo Trình Kỹ Thuật Xung Biên Soạn: Đào Thị Thu Thủy CHƯƠNG 1 TÍN HIỆU XUNG VÀ MẠCH GIAO HOÁN RLC.1.1. KHÁI NIỆM • Các tín hiệu điện có biên độ thay đổi theo thời gian được chia làm hai loại cơ bản là tín hiệu liên tục và tín hiệu rời rạc. Tín hiệu liên tục (còn được gọi là tín hiệu tuyến tính hay tương tự) là tín hiệu có biên độ biến thiên liên tục theo thời gian. Tín hiệu rời rạc (còn được gọi là tín hiệu xung hay số) là tín hiệu có biên độ biến thiên không liên tục theo thời gian. • Tín hiệu xung: là tín hiệu rời rạc theo thời gian. • Đặc điểm chung: là thời gian tồn tại xung rất ngắn hay sự biến thiên biên độ từ thấp lên cao hay từ cao xuống thấp xảy ra rất nhanh. • Bản chất vật lý: dòng điện, điện áp, ánh sáng…. • Hình dạng: vuông, tam giác, răng cưa, nh?n, hình thang… t t T T a. Xung vuông đơn cực d. Xung tam giác ...