Danh mục

Giáo trình Lâm sản ngoài gỗ (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai

Số trang: 80      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.44 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Lâm sản ngoài gỗ gồm có 5 chương, cung cấp cho người học những kiến thức như: Giới thiệu chung về lâm sản ngoài gỗ; Phân loại lâm sản ngoài gỗ; Hiện trạng lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam; Bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ ở cộng đồng; Lập kế hoạch quản lý LSNG có sự tham gia. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lâm sản ngoài gỗ (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai LỜI NÓI ĐẦU Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là nguồn cung cấp các sản phẩm là thực phẩm, dược liệu,các vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho thủ công mỹ nghệ và công nghiệp chế biến khác.LSNG không chỉ đóng một vai trò quan trọng đối với sinh kế của người nghèo mà LSNGcòn có ý nghĩa lớn đối với kinh tế hộ gia đình, kinh tế địa phương và cả nước. Nhiều sảnphẩm LSNG không chỉ dùng trong phạm vi cộng đồng thôn bản mà đã trở thành nguồnhàng xuất khẩu đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách quốc gia. Việc phát triển LSNGcòn có ý nghĩa to lớn về xã hội vì nó đã tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngườidân ở vùng sâu vùng xa, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động, góp phần xóađói giảm nghèo trên phạm vi toàn quốc. Phát triển LSNG còn có ý nghĩa quan trọng trongbảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Nhận thức về vai trò quan trọng của LSNG, Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Caiđã đưa môn học Lâm sản ngoài gỗ vào giảng dạy cho sinh viên ngành Nông lâm nhằmtrang bị những hiểu biết về giá trị của LSNG, thực trạng và tiềm năng LSNG ở Việt Nam;những kỹ năng để nhận biết và phân loại LSNG, tìm hiểu giá trị sử dụng, khả năng chế biếnmột số loài LSNG chủ yếu ở Việt Nam; đồng thời làm thay đổi nhận thức cho sinh viên vềgiá trị của tài nguyên rừng, trong đó có LSNG, hướng tới sử dụng bền vững nguồn tàinguyên có nhiều tiềm năng và giá trị này. Nội dung tập bài giảng gồm 5 chương: Chương 1. Giới thiệu chung về lâm sản ngoài gỗ Chương 2. Phân loại lâm sản ngoài gỗ Chương 3. Hiện trạng lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam Chương 4. Bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ ở cộng đồng Chương 5. Lập kế hoạch quản lý LSNG có sự tham gia Trong đó, hệ Trung học sẽ học các chương 1, 2, 3 và 5 với thời lượng 30 tiết. Hệ Caođẳng học cả 5 chương với thời lượng 45 tiết. Trong quá trình biên soạn tập bài giảng, tác giả đã nhận được rất nhiều ý kiến góp ý,bổ sung của các giáo viên trong khoa Nông lâm, chuyên gia cũng như nhiều ý kiến của cácgiáo viên trong trường. Tác giả xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu đểtập bài giảng Lâm sản ngoài gỗ ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu đào tạo hiện nay. TÁC GIẢ 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTBTTN: Bảo tồn thiên nhiênĐVHD: Động vật hoang dãKKĐTTN: Khuyến khích đầu tư trong nướcLSNG: Lâm sản ngoài gỗNSNN: Ngân sách nhà nướcPAM: Chương trình lương thực thế giớiFAO: Tổ chức Nông lương Thế giớiUBND: Ủy ban nhân dânSXKD: Sản xuất kinh doanhVQG: Vườn quốc giaXDCB: Xây dựng cơ bản 2 Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ1.1. KHÁI NIỆM VỀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ1.1.1. Khái niệm Ở Việt Nam Phạm Văn Điển (2001) đã đưa ra quan niệm về LSNG. Sau khi điểm lạicác thuật ngữ đang được sử dụng để gọi tên các lâm sản khác gỗ như: lâm sản phụ, lâm sảnkhác, lâm sản khác có giá trị kinh tế, đặc sản rừng, các lợi ích phi gỗ của rừng, tài sản phi gỗvà các dịch vụ, lâm sản phi gỗ, lâm sản ngoài gỗ,... tác giả đã đề nghị nên sử dụng lâm sảnngoài gỗ để chỉ các lâm sản khác gỗ. Theo tác giả, thuật ngữ LSNG có tính khoa học caobởi phạm vi, độ chính xác và tính ổn định của nó. Thuật ngữ này có triển vọng được sửdụng thống nhất và phù hợp với các yếu tố có thể lượng hóa.1.1.2. Định nghĩa Hiện nay, trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về LSNG nhưng thông dụnghơn cả là định nghĩa do Hội đồng Lâm nghiệp, tổ chức Lương Nông Liên Hiệp quốc (FAO)thông qua năm 1999 như sau: “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, đượckhai thác từ rừng, đất có rừng và từ cây gỗ ở ngoài rừng”.1.1.3. Tính cần thiết nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ Ở Việt Nam, khi nói về LSNG người ta cũng mới chỉ chú ý tới mây, tre và một sốnguyên liệu, dược liệu có giá trị kinh tế là chính. Môn học liên quan đến Lâm sản ngoài gỗrất ít được giảng dạy trong chương trình đào tạo cán bộ ngành Lâm nghiệp. Rõ ràng khôngthể quản lý tài nguyên rừng, bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học, nâng cao đời sống củacộng đồng phụ thuộc vào rừng mà lại bỏ qua những hiểu biết về các loại lâm sản này. Dướiđây khái quát về tính cần thiết nghiên cứu về Lâm sản ngoài gỗ: - Lâm sản ngoài gỗ có tầm quan trọng về kinh tế, môi trường và xã hội. Chúng có giátrị cao và có thể tạo ra nhiều việc làm cho không chỉ cộng đồng tại chỗ. - Lâm sản ngoài gỗ có giá trị đối với sự giàu có của hệ sinh thái rừng. Chúng đónggóp vào đa dạng sinh học của rừng. Chúng là nguồn gen hoang dã quý, có thể bảo tồn phụcvụ trồng rừng công nghiệp. - Lâm sản ngoài g ...

Tài liệu được xem nhiều: