Danh mục

Giáo trình Lập lưới khống chế cơ sở độ cao (Nghề: Trắc địa công trình - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng

Số trang: 41      Loại file: pdf      Dung lượng: 777.17 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (41 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Lập lưới khống chế cơ sở độ cao (Nghề: Trắc địa công trình - Cao đẳng) cung cấp cho học viên những nội dung về: thiết kế lưới khống chế độ cao cơ sở đo vẽ bình đồ; xác định lưới khống chế độ cao đo vẽ bình đồ ngoài thực địa; đo thủy chuẩn lưới khống chế độ cao đo vẽ bình đồ; tính toán số liệu, bình sai lưới khống chế độ cao;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lập lưới khống chế cơ sở độ cao (Nghề: Trắc địa công trình - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG GIÁO TRÌNHMÔ ĐUN: LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ CƠ SỞ ĐỘ CAO NGHỀ: TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Quảng Ninh, năm 2021 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thểđược phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo vàtham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinhdoanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. BÀI 1. THIẾT KẾ LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐỘ CAO CƠ SỎA ĐO VẼ BÌNH ĐỒ1. Khái quát về lưới khống chế độ cao cơ sở1.1. Khái niệm Lưới khống chế độ cao là hệ thống các điểm khống chế được chọn, đánh dấumốc vững chắc trên mặt đất, liên kết với nhau tạo thành mạng lưới, được đo đạc vàtính ra độ cao của chúng so với mặt thuỷ chuẩn.1.2. Mục đích xây dựng lưới Lưới khống chế độ cao được xây dựng nhằm làm cơ sở trắc địa về độ caocho công tác đo vẽ bản đồ, bố trí công trình, v.v...1.3. Nguyên tắc xây dựng lưới Mạng lưới khống chế độ cao được xây dựng theo nhiều cấp với nguyên tắctừ tổng thể đến cục bộ, từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp. Theo nguyên tắcnày, mật độ điểm của các cấp tăng dần và độ chính xác giảm dần. Hiện nay, mỗi nước chọn riêng cho mình một điểm gốc độ cao. ở Việt Nam,dựa vào kết quả quan sát triều trong nhiều năm tại trạm nghiệm triều Hòn Dấu, ĐồSơn, Hải Phòng, người ta tính ra mực nước biển trung bình của trạm so với câythuỷ trí tại trạm.Từ mực nước biển trung bình này, tính ra độ cao H 0 của điểm gốcđộ cao (đặt tại bán đảo Đồ Sơn). Xung quanh điểm gốc độ cao có lưới điểm gốc đểphục vụ cho việc lưu giữ và theo dõi độ ổn định của điểm gốc. Từ điểm gốc, độcao được chuyền đi cả nước. Như vậy, về thực chất, độ cao của các điểm chưa được tính theo “mặt khởitính” mà mới tính theo “điểm khởi tính”. Theo xu thế chung, độ cao của các điểmsẽ được tính theo “mặt khởi tính” và các nước trên thế giới sẽ dùng chung một mặtkhởi tính.2. Phân loại Theo quy mô và độ chính xác, lưới khống chế độ cao được phân thành cáccấp hạng sau: - Lưới khống chế độ cao Nhà nước : Hạng I, II, III, IV - Lưới thủy chuẩn kỹ thuật.2.1. Lưới khống chế độ cao Nhà nước Lưới thủy chuẩn hạng I của Việt nam gồm 4 đường chính được xây dựng từnhững năm 1959 đến 1964 : Hải phòng - Hà nội, Hà nội - Lạng sơn, Hà nội - LàoCai, Hà nội - Vĩnh Linh. Từ năm 1976 đến năm 1991 đã xây dựng thêm tuyến độcao hạng I từ Vĩnh Linh đi Sài Gòn và đến Minh Hải. Hiện tại, nước ta có 11đường độ cao hạng I với chiều dài 5,096 km. Lưới được xây dựng theo dạng tuyến (đây chính là yếu điểm), được bố trídọc theo đường sắt, đường nhựa hoặc các tuyến đường kiên cố, dọc các sông lớn 3và dọc bờ biển. Lưới được đo đạc bằng máy Ni-004 và mia Invar, đo bằng haihàng mia, đo đi và đo về. Độ chính xác đo đạt được như sau: Sai số trung phương ngẫu nhiên đo chênh cao trên 1km: 2I =  0,1487 mm ( cho phép =  0,5 mm) Sai số trung phương hệ thống đo chênh cao trên 1 km: 2I =  0,0002 mm (cho phép =  0,5 mm) Lưới khống chế độ cao hạng II được phát triển trên cơ sở của lưới hạng I. Từnăm 1959-1964, nước ta xây dựng được 12 đường với tổng chiều dài 2,420 km chokhu vực miền Bắc. Từ năm 1981 đến 1991 tiếp tục xây dựng cho miền Nam. Hiệnnay, nước ta có khoảng 43 đường độ cao hạng II với chiều dài 4,515 km. Các đường độ cao hạng II tạo thành các vòng khép tựa vào lưới hạng I, tuyvậy vẫn có một số đường treo. Lưới cũng được bố trí dọc các đường giao thôngchính, các sông lớn. Lưới được đo đạc bằng máy Ni-004, WILD N3 và mia Invar,đo bằng một hàng mia, đo đi và đo về. Độ chính xác đo đạt được như sau: Sai số trung phương ngẫu nhiên đo chênh cao trên 1km: 2II =  0,3028 mm (cho phép =  1,0 mm) Sai số trung phương hệ thống đo chênh cao trên 1km: 2II =  0,0031 mm (cho phép =  0,15 mm) Lưới khống chế độ cao hạng I, II là lưới độ cao cơ sở cho cả nước. Mạnglưới được xây dựng theo nhiều giai đoạn (ở miền Bắc xây dựng trước năm 1975 vàở miền Nam xây dựng sau năm 1975). Lưới độ cao hạng I, II ở miền Bắc đượcbình sai chung với trị đo nguyên thuỷ (chưa được hiệu chỉnh trọng lực). Độ chínhxác sau bình sai đạt được như sau: * Sai số trung phương trọng số đơn vị :  =  18,36 mm * Sai số trung phương chênh cao trên 1 km: m =  1,84 mm Khi bình sai đã sử dụng hệ độ cao Hoàng Hải (Trung Quốc). Năm 1972,toàn bộ hệ thống độ cao được chuyển đổi sang hệ độ cao Hòn Dấu (Hải Phòng). Năm 1996 Tổng cục Địa chính đã hoàn thành việc bình sai tổng thể mạnglưới độ cao hạng I, II Nhà nước. Trị đo đưa vào bình sai đã được hiệu chỉnh giá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: