Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri
Số trang: 148
Loại file: pdf
Dung lượng: 980.81 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình "Lịch sử các học thuyết kinh tế" trình bày tóm tắt các học thuyết kinh tế với nguyên tắc phản ánh trung thực nhất các học thuyết của các nhà kinh tế. Giáo trình kết cấu gồm 9 chương và chia thành 2 phần, phần 1 trình bày những nội dung về: đối tượng và phương pháp nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế; trường phái trọng thương; kinh tế chính trị tư sản cổ điển; kinh tế chính trị học của K.Marx và V.I.Lenin; trường phái Tân cổ điển;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Đồng chủ biên: TS. Vũ Văn Hùng - TS. Võ Tá Tri GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2021 LỜI NÓI ĐẦU Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn học đã và đang được giảng dạy ở hầu hết các trường đại học và cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh. Tại Trường Đại học Thương mại, lịch sử các học thuyết kinh tế đã được giảng dạy từ lâu và cho đến nay cùng với quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo; đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, sự thay đổi trong kết cấu chương trình và nhu cầu cần có tài liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập nên việc biên soạn giáo trình trong bối cảnh hiện tại rất cần thiết. Để có thêm tài liệu chính thức, thống nhất và phù hợp, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, chúng tôi biên soạn giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế nhằm giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất phục vụ cho giảng dạy và học tập học phần này tại Trường Đại học Thương mại. Về phần nội dung, chúng tôi cố gắng trình bày tóm tắt các học thuyết kinh tế với nguyên tắc phản ánh trung thực nhất các học thuyết của các nhà kinh tế. Về kết cấu, cuốn sách trình bày theo logic phát triển phù hợp với tiến trình phát triển lịch sử các học thuyết kinh tế. Giáo trình được biên soạn dựa theo chương trình môn học thuộc các ngành, chuyên ngành theo Quyết định số 224/QĐ-ĐHTM ngày 26 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại phê duyệt về việc phân công các học phần thuộc bộ chương trình đào tạo các chuyên ngành trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ. Phân công biên soạn: TS. Vũ Văn Hùng: Chương 1, 2, 6 TS. Võ Tá Tri: Chương 3, 4, 5, 7 TS. Võ Tá Tri và ThS. Lê Thị Anh: Chương 8 TS. Hồ Kim Hương: Chương 9 Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã tham khảo, kế thừa và vận dụng có chọn lọc nhiều kiến thức của các nhà nghiên cứu, 3 các giảng viên trong và ngoài nước qua các tài liệu có liên quan đến lịch sử các học thuyết kinh tế. Đồng thời, chúng tôi cũng đã bổ sung nhiều nội dung cụ thể bằng việc cập nhật những kiến thức hiện đại thể hiện qua việc trình bày cô đọng các vấn đề cơ bản của lịch sử các học thuyết kinh tế nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các nội dung cơ bản trong đề cương học phần đang được sử dụng tại Trường Đại học Thương mại. Có nhiều cách tiếp cận, kết cấu khác nhau đối với học phần lịch sử các học thuyết kinh tế, song với thời lượng 2 tín chỉ và kết cấu 9 chương, chúng tôi đã cố gắng chọn lọc và hướng vào những nội dung cơ bản nhất của lịch sử các học thuyết kinh tế nhằm phục vụ tốt nhất quá trình giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên Trường Đại học Thương mại. Bên cạnh đó, giáo trình cũng gợi mở cho người học những phương pháp và kỹ năng vận dụng kiến thức và hiểu biết của mình trước hết làm cơ sở cho học tập các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành, tiếp đến là phân tích, đánh giá và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp trong và ngoài trường. Nhân đây, tập thể tác giả bày tỏ lòng cảm ơn tới các nhà khoa học, đồng nghiệp và bạn đọc đã có những nhận xét, đánh giá, góp ý quý báu giúp chúng tôi hoàn thành giáo trình đảm bảo yêu cầu. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến nhận xét, góp ý để giáo trình tiếp tục được bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện hơn./. Tập thể tác giả 4 CHƯƠNG 1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ 1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Để xác định đúng đối tượng nghiên cứu cần phân biệt Tư tưởng kinh tế và Học thuyết kinh tế. Những tư tưởng, quan điểm kinh tế có từ thời cổ đại, đó là những ý tưởng, quan niệm về một nội dung kinh tế nào đó trong đời sống xã hội như quan điểm về sản xuất vật chất, về phân phối của cải, về sự giàu có... Tư tưởng kinh tế thời cổ đại được hình thành không có hệ thống, thông thường chỉ là một số quan điểm được trình bày rải rác khi các nhà tư tưởng cổ đại nghiên cứu về các vấn đề như triết học, đạo đức, tôn giáo, giáo dục hay các vấn đề có tính khoa học khác. Tư tưởng kinh tế xuất hiện cả ở phương Đông và phương Tây, gắn với tên tuổi của các nhà khoa học như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Aristote, Platon, Xenophon... Tuy nhiên, những tư tưởng kinh tế chưa được trình bày một cách hệ thống và chưa trở thành học thuyết, kinh tế học chưa xuất hiện. Đến giữa thế kỷ XV, với sự ra đời của của chủ nghĩa tư bản, sự xuất hiện nền dân chủ tư sản và kinh tế thị trường tư bản vừa đặt ra yêu cầu vừa tạo điều kiện cho khoa học nói chung trong đó có kinh tế học ra đời và phát triển. Các quan điểm kinh tế được nghiên cứu và trình bày một cách hệ thống, từ đó các học thuyết kinh tế xuất hiện. Như vậy, lịch sử các học thuyết kinh tế nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các hệ thống quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Lịch sử các học thuyết kinh tế nghiên cứu các tư tưởng và quan điểm kinh tế đã được hình thành thành một hệ thống nhất định. So với Lịch sử tư tưởng kinh tế, phạm vi nghiên cứu của Lịch sử học thuyết kinh tế hẹp hơn, vì nó không nghiên cứu bất cứ tư tưởng kinh tế nào, 5 mà chỉ nghiên cứu những tư tưởng kinh tế có tính khái quát hoá cao, đặc trưng cho một xu hướng, khuynh hướng, hay một giai đoạn lịch sử nào đó của xã hội. Học thuyết kinh tế với bản chất phản ánh sự vận động của các quan hệ kinh tế vào trong bộ óc con người, nó phụ thuộc vào: Một là, học thuyết kinh tế phụ thuộc và ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Đồng chủ biên: TS. Vũ Văn Hùng - TS. Võ Tá Tri GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2021 LỜI NÓI ĐẦU Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn học đã và đang được giảng dạy ở hầu hết các trường đại học và cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh. Tại Trường Đại học Thương mại, lịch sử các học thuyết kinh tế đã được giảng dạy từ lâu và cho đến nay cùng với quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo; đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, sự thay đổi trong kết cấu chương trình và nhu cầu cần có tài liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập nên việc biên soạn giáo trình trong bối cảnh hiện tại rất cần thiết. Để có thêm tài liệu chính thức, thống nhất và phù hợp, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, chúng tôi biên soạn giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế nhằm giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất phục vụ cho giảng dạy và học tập học phần này tại Trường Đại học Thương mại. Về phần nội dung, chúng tôi cố gắng trình bày tóm tắt các học thuyết kinh tế với nguyên tắc phản ánh trung thực nhất các học thuyết của các nhà kinh tế. Về kết cấu, cuốn sách trình bày theo logic phát triển phù hợp với tiến trình phát triển lịch sử các học thuyết kinh tế. Giáo trình được biên soạn dựa theo chương trình môn học thuộc các ngành, chuyên ngành theo Quyết định số 224/QĐ-ĐHTM ngày 26 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại phê duyệt về việc phân công các học phần thuộc bộ chương trình đào tạo các chuyên ngành trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ. Phân công biên soạn: TS. Vũ Văn Hùng: Chương 1, 2, 6 TS. Võ Tá Tri: Chương 3, 4, 5, 7 TS. Võ Tá Tri và ThS. Lê Thị Anh: Chương 8 TS. Hồ Kim Hương: Chương 9 Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã tham khảo, kế thừa và vận dụng có chọn lọc nhiều kiến thức của các nhà nghiên cứu, 3 các giảng viên trong và ngoài nước qua các tài liệu có liên quan đến lịch sử các học thuyết kinh tế. Đồng thời, chúng tôi cũng đã bổ sung nhiều nội dung cụ thể bằng việc cập nhật những kiến thức hiện đại thể hiện qua việc trình bày cô đọng các vấn đề cơ bản của lịch sử các học thuyết kinh tế nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các nội dung cơ bản trong đề cương học phần đang được sử dụng tại Trường Đại học Thương mại. Có nhiều cách tiếp cận, kết cấu khác nhau đối với học phần lịch sử các học thuyết kinh tế, song với thời lượng 2 tín chỉ và kết cấu 9 chương, chúng tôi đã cố gắng chọn lọc và hướng vào những nội dung cơ bản nhất của lịch sử các học thuyết kinh tế nhằm phục vụ tốt nhất quá trình giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên Trường Đại học Thương mại. Bên cạnh đó, giáo trình cũng gợi mở cho người học những phương pháp và kỹ năng vận dụng kiến thức và hiểu biết của mình trước hết làm cơ sở cho học tập các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành, tiếp đến là phân tích, đánh giá và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp trong và ngoài trường. Nhân đây, tập thể tác giả bày tỏ lòng cảm ơn tới các nhà khoa học, đồng nghiệp và bạn đọc đã có những nhận xét, đánh giá, góp ý quý báu giúp chúng tôi hoàn thành giáo trình đảm bảo yêu cầu. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến nhận xét, góp ý để giáo trình tiếp tục được bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện hơn./. Tập thể tác giả 4 CHƯƠNG 1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ 1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Để xác định đúng đối tượng nghiên cứu cần phân biệt Tư tưởng kinh tế và Học thuyết kinh tế. Những tư tưởng, quan điểm kinh tế có từ thời cổ đại, đó là những ý tưởng, quan niệm về một nội dung kinh tế nào đó trong đời sống xã hội như quan điểm về sản xuất vật chất, về phân phối của cải, về sự giàu có... Tư tưởng kinh tế thời cổ đại được hình thành không có hệ thống, thông thường chỉ là một số quan điểm được trình bày rải rác khi các nhà tư tưởng cổ đại nghiên cứu về các vấn đề như triết học, đạo đức, tôn giáo, giáo dục hay các vấn đề có tính khoa học khác. Tư tưởng kinh tế xuất hiện cả ở phương Đông và phương Tây, gắn với tên tuổi của các nhà khoa học như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Aristote, Platon, Xenophon... Tuy nhiên, những tư tưởng kinh tế chưa được trình bày một cách hệ thống và chưa trở thành học thuyết, kinh tế học chưa xuất hiện. Đến giữa thế kỷ XV, với sự ra đời của của chủ nghĩa tư bản, sự xuất hiện nền dân chủ tư sản và kinh tế thị trường tư bản vừa đặt ra yêu cầu vừa tạo điều kiện cho khoa học nói chung trong đó có kinh tế học ra đời và phát triển. Các quan điểm kinh tế được nghiên cứu và trình bày một cách hệ thống, từ đó các học thuyết kinh tế xuất hiện. Như vậy, lịch sử các học thuyết kinh tế nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các hệ thống quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Lịch sử các học thuyết kinh tế nghiên cứu các tư tưởng và quan điểm kinh tế đã được hình thành thành một hệ thống nhất định. So với Lịch sử tư tưởng kinh tế, phạm vi nghiên cứu của Lịch sử học thuyết kinh tế hẹp hơn, vì nó không nghiên cứu bất cứ tư tưởng kinh tế nào, 5 mà chỉ nghiên cứu những tư tưởng kinh tế có tính khái quát hoá cao, đặc trưng cho một xu hướng, khuynh hướng, hay một giai đoạn lịch sử nào đó của xã hội. Học thuyết kinh tế với bản chất phản ánh sự vận động của các quan hệ kinh tế vào trong bộ óc con người, nó phụ thuộc vào: Một là, học thuyết kinh tế phụ thuộc và ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lịch sử các học thuyết kinh tế Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế Trường phái Trọng thương Trường phái Cổ điển Anh Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Kinh tế chính trị hậu cổ điểnTài liệu liên quan:
-
Hỏi - đáp về Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1
64 trang 315 1 0 -
Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2
373 trang 184 0 0 -
Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1
285 trang 72 0 0 -
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - PGS.TS Trần Bình Trọng
173 trang 49 0 0 -
Hỏi - đáp về Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2
69 trang 45 1 0 -
Đề thi hết môn Lịch sử các học thuyết kinh tế - Đại học Kinh tế (ĐHQGHN)
25 trang 33 0 0 -
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 8 - Vũ Thị Thu Hương
22 trang 32 0 0 -
GIáo trình: Lý thuyết của Harry Toshima
2 trang 29 0 0 -
Bài giảng chương 3: Suy diễn thống kê
25 trang 27 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học quản lý - TS. Từ Thúy Anh
35 trang 25 0 0