Danh mục

Giáo trình Luật dân sự Việt Nam 2: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương

Số trang: 46      Loại file: pdf      Dung lượng: 452.80 KB      Lượt xem: 43      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (46 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Luật dân sự Việt Nam 2: Phần 2 Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, cung cấp cho người học những kiến thức như: Những quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật dân sự Việt Nam 2: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương PHẦN 4 TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ NGOÀI HỢP ĐỒNG Chương 7 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 1. KHÁI NIỆM, ĐIỀU KIỆN VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 1.1. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 quy định: Người nào có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Như vậy, cơ sở của trách nhiệm bồi thường là những quy định của pháp luật (quy định những hậu quả pháp lý ngoài mong muốn của các chủ thể) không có sự thỏa thuận trước của các bên và chỉ phát sinh khi đảm bảo các điều kiện luật định. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: - Một là, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý, nhưng nó không phải là hình phạt như trong Luật Hình sự hoặc các chế tài của Luật Hành chính mà là nghĩa vụ của người có nghĩa vụ nhằm khắc phục những thiệt hại xảy ra. Luật Hình sự quy định bồi thường thiệt hại là biện pháp tư pháp. - Hai là, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được áp dụng trong trường hợp giữa các bên (bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại) 137 không có quan hệ nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc việc gây ra thiệt hại không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng (như hai bên ký hợp đồng vận chuyển hành khách, nhưng gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe cho hành khách trên xe). - Ba là, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì các quyền và nghĩa vụ của các bên do pháp luật quy định. 1.2. Các điều kiện của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Theo quy định tại điều 604 Bộ luật dân sự 2005 về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây: 1.2.1. Phải có thiệt hại xảy ra Thiệt hại là sự mất mát hoặc giảm sút những lợi ích vật chất hoặc tinh thần được pháp luật bảo vệ. Thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải là thiệt hại thực tế về tài sản hoặc tổn thất về tinh thần dẫn đến thiệt hại về tài sản có thể tính được bao gồm: 1.2.1.1. Thiệt hại về vật chất - Những chi phí phải bỏ ra (chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại) như viện phí trong trường hợp sức khỏe bị xâm hại, mai táng phí cho người chết,… - Những hư hỏng, mất mát về tài sản như chi phí sửa chữa tài sản, mua tài sản mới để bồi thường cho người bị thiệt hại,… - Thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút như thu nhập bị mất do bị thiệt hại,… 1.2.1.2. Thiệt hại tinh thần (tổn thất tinh thần) Đời sống tinh thần là một phạm trù rất rộng, bao gồm nhiều vấn đề và chỉ tồn tại đối với xã hội loài người như góa bụa, mồ côi, xấu hổ,... Về nguyên tắc, không thể tính được bằng tiền như trao đổi ngang giá và không thể phục hồi được. Với mục đích an ủi, động viên đối với người bị thiệt hại tinh thần, đồng thời răn đe ngăn chặn đối với những người có hành vi trái pháp luật, Bộ luật dân sự 1995 không quy định cụ thể mức 138 bồi thường mà tùy theo từng trường hợp Tòa án xem xét quyết định nếu có yêu cầu. Bộ luật dân sự 2005 quy định nếu các bên không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định theo mức sau: - Thiệt hại về sức khỏe thì mức bồi thường thiệt hại tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không được vượt quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định vào thời điểm bồi thường. - Thiệt hại về tính mạng thì mức bồi thường thiệt hại tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không được vượt quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định vào thời điểm bồi thường. - Thiệt hại về danh dự, nhân phẩm thì mức bồi thường thiệt hại tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không được vượt quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định vào thời điểm bồi thường. Khi xác định thiệt hại là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chúng ta cần chú ý như sau : Thứ nhất, thiệt hại phải được tính toán một cách cụ thể, rõ ràng, chi tiết để làm cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có phát sinh hay không, cũng là cơ sở để ấn định mức bồi thường. Thứ hai, thiệt hại phải đánh giá một cách khách quan, thiện chí. Thứ ba, thiệt hại do người khác gây ra có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. 1.2.2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật. Hành động hay không hành động đều là xử sự của con người, có ý chí và được lý trí kiểm soát xâm phạm những quan hệ được pháp luật bảo vệ. Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp 139 đồng thì hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật, xâm phạm các khách thể được pháp luật bảo vệ như tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm. Như vậy, hành vi trái pháp luật có thể là vi phạm hình sự, vi phạm pháp luật dân sự hoặc vi phạm các quy tắc quản lý hành chính,... Đối với những trường hợp mặc dù gây thiệt hại thực tế nhưng hành vi gây thiệt hại không trái pháp luật thì người gây thiệt hại không phải bồi thường như gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng (Điều 613, Điều 614). Khi xem xét hành vi của người gây thiệt hại có trái pháp luật hay không cần phải căn cứ vào pháp luật nói chung và các quy định của pháp luật dân sự nói riêng. 1.2.3. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại Người g ...

Tài liệu được xem nhiều: