Giáo trình Luật hành chính Việt Nam: Phần 2 - Phan Trung Hiền
Số trang: 122
Loại file: doc
Dung lượng: 734.00 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Luật hành chính Việt Nam: Phần 1 - Phương cách quản lý nhà nước được biên soạn với các nội dung cách thức quản lý nhà nước, các biện pháp bảo đảm hiệu quả trong quản lý nhà nước. Để nắm vững nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật hành chính Việt Nam: Phần 2 - Phan Trung Hiền TRƯỜNG ÐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT GIÁO TRÌNH LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM PHẦN II PHƯƠNG CÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Biên soạn: TS. PHAN TRUNG HIỀN Cần Thơ, năm 2009 A. CÁCH THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Chương I. NỘI DUNG - HÌNH THỨC- PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC I. NỘI DUNG, HÌNH THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 1.Nội dung quản lý nhà nước Nội dung của quản lý nhà nước là việc tổ chức thực hiện quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ðây chính là hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội cho nên tương xứng với mỗi lĩnh vực có một nội dung quản lý khác nhau. Nội dung của quản lý hành chính nhà nước rất đa dạng và phong phú, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng...Vì vậy không thể chỉ ra được nội dung cụ thể của quản lý hành chính nhà nước mà chỉ có thể nêu lên những nội dung cơ bản, mang tính chất tổng quát mà thôi. 2. Hình thức quản lý nhà nước a. Khái niệm Khái niệm: Hình thức quản lý hành chính nhà nước là những biểu hiện ra bên ngoài của nội dung quản lý hành chính nhà nước, thông qua những biểu hiện này chủ thể quản lý hành chính nhà nước tác động đến đối tượng quản lý để đạt được những mục đích đã đ ịnh trước. Nội dung của quản lý hành chính nhà nước rất đa dạng nên hình thức của chúng cũng rất phong phú. Vì thế đứng trước một điều kiện, hoàn cảnh trong đó có chứa đ ựng những nội dung quản lý thì việc các chủ thể quản lý lựa chọn hình thức nào đó để quản lý mang lại hiệu quả cao nhất. Hình thức quản lý nhà nước, vì vậy không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chủ thể quản lý mà phụ thuộc vào những yếu tố sau: • Ðặc tính của đối tượng quản lý; • Ðiều kiện, hoàn cảnh xảy ra quá trình quản lý; 2 • Mục đích của quản lý; • Pháp luật hiện hành. Việc lựa chọn hình thức quản lý hành chính nhà nước cần phải được tiến hành trên c ơ sở những quy luật nhất định. Trong đó có: - Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với chức năng quản lý; - Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với nội dung và tổ chức của những vấn đề quản lý cần giải quyết; - Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với những đặc điểm của đối tượng quản lý cụ thể; - Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với mục đích cụ thể của hoạt động quản lý. b. Phân loại các hình thức quản lý nhà nước Ðể đảm bảo sự lựa chọn hình thức quản lý nhà nước đúng đắn, đảm bảo tổ chức quản lý hợp lý, khoa học cần phải phân loại các hình thức quản lý hành chính nhà nước thành những nhóm gồm những hoạt động quản lý giống nhau hay tương tự nhau về tính chất, nội dung, những biểu hiện bề ngoài... Những hình thức cụ thể của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thường liên quan hữu cơ với những hình thức pháp luật của hoạt động nhà nước nói chung. Nét đặc trưng của quản lý hành chính nhà nước là những hình thức pháp lý liên kết chặt chẽ với nhau trên cơ sở sự thống nhất của chức năng chấp hành- điều hành. Vì thế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước cần phải xác lập những quy tắc xử sự dưới luật trong vấn đề thẩm quyền của mình; tiến hành hoạt động điều hành mà nội dung là áp dụng quy phạm pháp luật, giải quyết những điểm còn tranh luận của việc áp dụng pháp luật, đánh giá hành vi xử sự của các bên tham gia quản lý hành chính nhà nước và áp dụng các biện pháp tác động có tính chất bắt buộc trong những trường hợp pháp luật quy định. Căn cứ vào tính chất pháp lý của hoạt động quản lý, ta phân loại thành hai hình thức chủ yếu sau: - Hình thức pháp lý: là những hình thức quản lý nhà nước trực tiếp tác động đến các đối tượng chịu sự quản lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ pháp lý; Ví dụ: Ủy ban nhân dân Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị xuống các Ủy ban nhân dân huyện. 3 - Thực tiễn quản lý hành chính nhà nước cho thấy rằng hoạt động quản lý hành chính nhà nước còn có thể được tiến hành dưới những hình thức không pháp lý. Tuy nhiên, hình thức không pháp lý cũng yêu cầu chủ thể quản lý hành chính phải tiến hành hoạt động quản lý nhà nước trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật. Ví dụ: Tổ chức hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm 05 năm thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Sự khác nhau giữa hình thức pháp lý và hình thức không pháp lý thể hiện ở chỗ hình thức pháp lý trực tiếp hoặc gián tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệ pháp luật hành chính. Tuy nhiên, trong khi tiến hành hoạt động quản lý nhà nước các chủ thể quản lý hành chính phải sử dụng kết hợp cả hai hình thức này. Căn cứ vào tính chất và nội dung hoạt động, hình thức quản lý hành chính nhà nước thành năm loại sau: Ban hành những văn bản quy phạm pháp luật; Ban hành những văn bản áp dụng pháp luật; Thực hiện những hoạt động mang tính chất pháp lý khác; Áp dụng những biện pháp mang tính chất trực tiếp; Thực hiện những hoạt động về nghiệp vụ-kỹ thuật. Cần lưu ý rằng, để thực hiện một hoạt động quản lý nhà nước có hiệu quả, trong nhiều trường hợp, chủ thể quản lý cần phải kết hợp một số hình thức trong quản lý. Ví dụ: khi lũ lụt xảy ra, Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có lũ lụt sẽ tiến hành các hoạt động như: - Ủy ban nhân dân tỉnh triệu tập cuộc họp triển khai kế hoạch phòng chống lũ lụt; - Sau đó áp dụng khoa học kỹ thuật, áp dụng những biện pháp tổ chức về vật chất, kỹ thuật để phòng chống lũ lụt. Như vậy các hình thức quản lý được tiến hành ở đây gồm: + Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; + Áp dụng biện pháp tổ chức trực tiếp; + Thực hiện những tác động về nghiệp vụ -kỹ thuật. c. Phân tích hình thức quản lý nhà nước Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật hành chính Việt Nam: Phần 2 - Phan Trung Hiền TRƯỜNG ÐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT GIÁO TRÌNH LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM PHẦN II PHƯƠNG CÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Biên soạn: TS. PHAN TRUNG HIỀN Cần Thơ, năm 2009 A. CÁCH THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Chương I. NỘI DUNG - HÌNH THỨC- PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC I. NỘI DUNG, HÌNH THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 1.Nội dung quản lý nhà nước Nội dung của quản lý nhà nước là việc tổ chức thực hiện quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ðây chính là hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội cho nên tương xứng với mỗi lĩnh vực có một nội dung quản lý khác nhau. Nội dung của quản lý hành chính nhà nước rất đa dạng và phong phú, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng...Vì vậy không thể chỉ ra được nội dung cụ thể của quản lý hành chính nhà nước mà chỉ có thể nêu lên những nội dung cơ bản, mang tính chất tổng quát mà thôi. 2. Hình thức quản lý nhà nước a. Khái niệm Khái niệm: Hình thức quản lý hành chính nhà nước là những biểu hiện ra bên ngoài của nội dung quản lý hành chính nhà nước, thông qua những biểu hiện này chủ thể quản lý hành chính nhà nước tác động đến đối tượng quản lý để đạt được những mục đích đã đ ịnh trước. Nội dung của quản lý hành chính nhà nước rất đa dạng nên hình thức của chúng cũng rất phong phú. Vì thế đứng trước một điều kiện, hoàn cảnh trong đó có chứa đ ựng những nội dung quản lý thì việc các chủ thể quản lý lựa chọn hình thức nào đó để quản lý mang lại hiệu quả cao nhất. Hình thức quản lý nhà nước, vì vậy không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chủ thể quản lý mà phụ thuộc vào những yếu tố sau: • Ðặc tính của đối tượng quản lý; • Ðiều kiện, hoàn cảnh xảy ra quá trình quản lý; 2 • Mục đích của quản lý; • Pháp luật hiện hành. Việc lựa chọn hình thức quản lý hành chính nhà nước cần phải được tiến hành trên c ơ sở những quy luật nhất định. Trong đó có: - Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với chức năng quản lý; - Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với nội dung và tổ chức của những vấn đề quản lý cần giải quyết; - Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với những đặc điểm của đối tượng quản lý cụ thể; - Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với mục đích cụ thể của hoạt động quản lý. b. Phân loại các hình thức quản lý nhà nước Ðể đảm bảo sự lựa chọn hình thức quản lý nhà nước đúng đắn, đảm bảo tổ chức quản lý hợp lý, khoa học cần phải phân loại các hình thức quản lý hành chính nhà nước thành những nhóm gồm những hoạt động quản lý giống nhau hay tương tự nhau về tính chất, nội dung, những biểu hiện bề ngoài... Những hình thức cụ thể của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thường liên quan hữu cơ với những hình thức pháp luật của hoạt động nhà nước nói chung. Nét đặc trưng của quản lý hành chính nhà nước là những hình thức pháp lý liên kết chặt chẽ với nhau trên cơ sở sự thống nhất của chức năng chấp hành- điều hành. Vì thế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước cần phải xác lập những quy tắc xử sự dưới luật trong vấn đề thẩm quyền của mình; tiến hành hoạt động điều hành mà nội dung là áp dụng quy phạm pháp luật, giải quyết những điểm còn tranh luận của việc áp dụng pháp luật, đánh giá hành vi xử sự của các bên tham gia quản lý hành chính nhà nước và áp dụng các biện pháp tác động có tính chất bắt buộc trong những trường hợp pháp luật quy định. Căn cứ vào tính chất pháp lý của hoạt động quản lý, ta phân loại thành hai hình thức chủ yếu sau: - Hình thức pháp lý: là những hình thức quản lý nhà nước trực tiếp tác động đến các đối tượng chịu sự quản lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ pháp lý; Ví dụ: Ủy ban nhân dân Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị xuống các Ủy ban nhân dân huyện. 3 - Thực tiễn quản lý hành chính nhà nước cho thấy rằng hoạt động quản lý hành chính nhà nước còn có thể được tiến hành dưới những hình thức không pháp lý. Tuy nhiên, hình thức không pháp lý cũng yêu cầu chủ thể quản lý hành chính phải tiến hành hoạt động quản lý nhà nước trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật. Ví dụ: Tổ chức hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm 05 năm thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Sự khác nhau giữa hình thức pháp lý và hình thức không pháp lý thể hiện ở chỗ hình thức pháp lý trực tiếp hoặc gián tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệ pháp luật hành chính. Tuy nhiên, trong khi tiến hành hoạt động quản lý nhà nước các chủ thể quản lý hành chính phải sử dụng kết hợp cả hai hình thức này. Căn cứ vào tính chất và nội dung hoạt động, hình thức quản lý hành chính nhà nước thành năm loại sau: Ban hành những văn bản quy phạm pháp luật; Ban hành những văn bản áp dụng pháp luật; Thực hiện những hoạt động mang tính chất pháp lý khác; Áp dụng những biện pháp mang tính chất trực tiếp; Thực hiện những hoạt động về nghiệp vụ-kỹ thuật. Cần lưu ý rằng, để thực hiện một hoạt động quản lý nhà nước có hiệu quả, trong nhiều trường hợp, chủ thể quản lý cần phải kết hợp một số hình thức trong quản lý. Ví dụ: khi lũ lụt xảy ra, Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có lũ lụt sẽ tiến hành các hoạt động như: - Ủy ban nhân dân tỉnh triệu tập cuộc họp triển khai kế hoạch phòng chống lũ lụt; - Sau đó áp dụng khoa học kỹ thuật, áp dụng những biện pháp tổ chức về vật chất, kỹ thuật để phòng chống lũ lụt. Như vậy các hình thức quản lý được tiến hành ở đây gồm: + Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; + Áp dụng biện pháp tổ chức trực tiếp; + Thực hiện những tác động về nghiệp vụ -kỹ thuật. c. Phân tích hình thức quản lý nhà nước Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luật hành chính Việt Nam Giáo trình Luật hành chính Việt Nam Phương cách quản lý nhà nước Quản lý nhà nước Trách nhiệm hành chính Cải cách hành chính Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 1 - GS. TS Đỗ Hoàng Toàn
238 trang 409 2 0 -
Doanh nghiệp bán lẻ: Tự bơi hay nương bóng?
3 trang 385 0 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 309 0 0 -
Chống 'chạy chức, chạy quyền' - Một giải pháp chống tham nhũng trong công tác cán bộ
11 trang 282 0 0 -
2 trang 276 0 0
-
3 trang 276 6 0
-
197 trang 275 0 0
-
Giáo trình Luật hành chính Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương
32 trang 260 0 0 -
17 trang 256 0 0
-
Giáo trình Pháp luật đại cương (Tái bản lần thứ 5) : Phần 2 - Nguyễn Hợp Toàn
214 trang 227 0 0