Danh mục

Giáo trình Pháp luật đại cương (Tái bản lần thứ 5) : Phần 2 - Nguyễn Hợp Toàn

Số trang: 214      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 206      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn giáo trình "Pháp luật đại cương" trình bày các nội dung: Luật hành chính Việt Nam, luật dân sự Việt Nam, luật hình sự Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Pháp luật đại cương (Tái bản lần thứ 5) : Phần 2 - Nguyễn Hợp Toàn Chương 5 LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM ■ ■ I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH 1. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hành chính Xét về mặt thẩm quyền hoạt động, các cơ quan trong bộ máy Nhà nước ta bao gồm cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lý (hành chính) nhà nước, cơ quan kiểm sát và cơ quan xét xử. Trong đó, các cơ quan quản lý (hành chính) nhà nước là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực, được tổ chức thành một hệ thống chặt chẽ từ trung ương đến địa phương và cơ sở để trực tiếp quản lý, điều hành các mặt hoạt động của đời sống xã hội từ kinh tế, văn hoá đến an ninh, quốc phòng, từ hoạt động đối nội đến hoạt động đối ngoại. Như vậy, trong mối quan hệ và sự phân định về thẩm quyền hoạt động của cơ quan quản lý (hành chính) nhà nước với các cơ quan nhà nước khác như cơ quan quyền lực, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử thì khái niệm quản lý nhà nước được hiểu theo một nghĩa hẹp, tức là chỉ giới hạn trong các hoạt động chấp hành và điều hành, chủ yếu là của cơ quan quản lý (hành chính) nhà nước. Việc xác định khái niệm quản lý nhà nước là cơ sở để xác định đối tượng điều chỉnh và nội dung của luật hành chính. Với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống luật của Nhà nước, luật hành chỉnh là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quả trình thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước đổi với mọi lĩnh vực của đời sổng xã hội. Trên ý nghĩa đó cũng có thể nói, luật hành chính là ngành luật của quản lý nhà nước. a. Đổi tượng điều chỉnh Các quan hệ xã hội mà luật hành chính điều chỉnh có thể chia thành bốn nhóm sau đây: Thứ nhất, các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước khi thực hiện việc quản lý nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Thứ hai, các quan hệ trong hoạt động tổ chức và công tác nội bộ cùa các cơ quan quản lý nhà nước. Đây là hai nhóm quan hệ xã hội thuộc đổi tượng điều chinh chủ yếu của luật hành chính. Thứ ba, những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động tổ chức và công tác nội bộ của các cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử, cơ quan quyền lực. Thứ tư, một số quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành khi các cơ quan nhà nước không phải là cơ quan quản lý và một số tổ chức chính trị - xã hội được trao quyền thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước cụ thể. b. Phương pháp điều chỉnh Là những quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực quàn lý nhà nước, các quan hệ xã hội mà luật hành chính điều chỉnh có một đặc điểm quan trọng là trong đó bao giờ cũng có ít nhất một bên chủ thể mang quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước và bên kia phải chấp hành quyền lực đó. Trong các quan hệ này không có sự bình đẳng về ý chí mà luôn luôn có một bên phải phục tùng ý chí của bên kia. Bên mang quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước có quyền đơn phương đưa ra quyết định quản lý và bên kia có nghĩa vụ phải chấp hành các quyết định đơn phương đó. Đồng thời, bên mang quyền lực nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp kiểm tra, xem xét việc thực hiện quyết định của mình, có quyền sử dụng các biện pháp cưỡng chế bảo đảm các quyết định của mình được thực hiện. Tính chất quyền lực - phục tùng như vậy là yêu cầu tất yếu của quản lý. Vì vậy, phương pháp mệnh lệnh là phương pháp điều chỉnh chủ yếu của luật hành chính và còn được gọi là phương pháp hành chính. Đặc điểm về đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là cơ sở để phân biệt ngành luật này với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật nói chung. 2. Hệ thống luật hành chính Cũng như các ngành luật khác, hệ thống luật hành chính là sự phân chia các quy phạm của luật hành chính thành các chế định cụ thể. Trong đó mỗi chế định điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội. Hệ thống pháp luật hành chính được sắp xếp thành phần chung và phần riêng. Phần chung bao gồm các chế định liên quan đến tất cả các ngành, các lĩnh vực của quản lý nhà nước. Những chế định chủ yếu thuộc phần này bao gồm: - Các nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước; - Vị trí, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị trong bộ máy hành chính nhà nước; - Thủ tục hành chính và văn bản hành chính nhà nước; - Quy chế pháp lý hành chính đối với cán bộ, công chức; - Quy chế pháp lý hành chính đối với công dân, tổ chức xã hội, người nước ngoài, người không quốc tịch; - Trách nhiệm hành chính; - Chế độ pháp lý về công tác thanh fra và giải quyết khiếu nại, tố cáo; - Chế độ pháp lý về việc giải quyết các vụ án hành chính (Tổ tụng hành chính); Phần riêng của luật hành chính bao gồm các chế định điều chỉnh các quan hệ trong quản lý, điều hành các lĩnh vực, các mặt hoạt động cụ thể của đời sổng xã hội: an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục, tôn giáo, đối ngoại v.v... trong đó các chế định về quản lý hành chính nhà nước về kinh tế và hoạt động kinh doanh là một bộ phận rất quan trọng của luật hành chính. ■ — N e OAI HOC KINH l l QUÓC DẦN 187 3. Quan hệ pháp luật hành chính Các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý, chỉ huy, điều hành các mặt hoạt động của đời sống xã hội khi được các quy phạm của luậl hành chính điều chỉnh trở thành các quan hệ pháp luật hành chỉnh. Nói cách khác, quan hệ pháp luật hành chính là hình thức biểu hiện về mặt pháp lý cùa các quan hệ về quản lý nhà nước. Việc quản lý nhà nước là do các cơ quan nhà nưóc hoặc cán bộ, công chức thực hiện và bản thân nó là hoạt động chấp hành Hiến pháp và luật. Chính vì vậy, các quan hệ xã hội về quản lý nhà nước chỉ có thể biểu hiện dưới hình thức quan hệ pháp luật, chỉ tồn tạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: