Giáo trình Luật hình sự (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
Số trang: 65
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.08 MB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần 2 giáo trình đề cập đến các nội dung như: Trách nhiệm hình sự và hình phạt, quyết định hình phạt, các chế định liên quan đến chấp hành hình phạt, trách nhiệm của người chưa thành niên phạm tội và một số tội cơ bản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật hình sự (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2 CHƯƠNG 15: CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA 1.1. Khái niệm Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, kinh tế, nền văn hóa quốc phòng an ninh… như tội phản bội Tổ quốc (Điều 78), tội gián điệp (Điều 80), tội bạo loạn (Điều 82)… 1.2. Phân loại Được phân thành 2 nhóm tội bao gồm nhóm các tội đe dọa trực tiếp sự tồn tại của chính quyền và nhóm các tội đe dọa sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. 2. CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ 2.1. Tội phản bội Tổ quốc (Điều 78 BLHS) Là hành vi của công dân Việt Nam cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. a. Dấu hiệu pháp lí * Khách thể của tội phạm: là quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, lực lượng quốc phòng, chế độ XHCN và NN CHXHCNVN. * Mặt khách quan của tội phạm: có hành vi câu kết với nước ngoài nhằm gây hại cho các QHXH nêu trên. Câu kết được hiểu là quan hệ qua lại chặt chẽ giữa người phạm tội với người nước ngoài. Cho nên nếu một người mới có ý định liên hệ với nước ngoài nhưng chưa thực hiện được ý đồ đó thì chưa thể coi là đã có sự câu kết với nước ngoài. Hành vi câu kết với nước ngoài được thể hiện cụ thể như: Bàn bạc với nước ngoài về mưu đồ chống phá Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nhận sự giúp đỡ của nước ngoài để lật đổ chính quyền như tiền, vũ khí, phương tiện kỹ thuật hoặc mọi lợi ích vật chất khác, nhờ nước ngoài huấn luyện hoặc cho lập căn cứ… Hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài hoặc tiếp tay cho nước ngoài hoạt động chống lại Tổ quốc. * Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích phạm tội : Nhằm lật đổ chính quyền là dấu hiệu bắt buộc. * Chủ thể tội phạm: là chủ thể đặc biệt: công dân Việt Nam, tức là người có quốc tịch Việt Nam. Nếu đối tượng phạm tội là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tuy có thể đã nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng chưa mất quốc tịch Việt Nam thì vẫn là chủ thể của tội phản bội Tổ quốc. Vì vậy, với một người nếu chỉ có lời khai là đã từ bỏ quốc tịch Việt 57 Nam hoặc xuất trình chứng nhận về quốc tịch của người đó do nước ngoài cấp thì chưa thể coi là họ đã mất quốc tịch Việt Nam, vì theo Luật quốc tịch, người đó vẫn mang quốc tịch Việt Nam. b. Hình phạt Khung cơ bản quy định phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Khung giảm nhẹ quy định phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Đó là khung hình phạt áp dụng đối với trường hợp phạm tội có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, quy định ở Điều 46 BLHS. Việc áp dụng khung giảm nhẹ đối với tội này có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm phân hoá hàng ngũ những kẻ phạm tội, hạn chế diện xử lý nặng đối với người Việt Nam phạm tội chống lạ1 Tổ quốc mình, răn đe giáo dục để họ nhanh chóng hoàn lương. Ngoài các hình phạt chính còn có các hình phạt bổ sung: Bị tước một số quyền công dân từ 1 đến 5 năm; Bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 đến 5 năm; Bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 2.2. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 BLHS) Là hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. a. Dấu hiệu pháp lí Khách thể của tội phạm: Xâm phạm trực tiếp sự tồn tại của chính quyền nhân dân. Mặt khách quan của tội phạm: Bất cứ người nào nhằm lật đổ chính quyền mà thực hiện một trong hai hành vi sau là phạm tội này: Thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền: Kích động, lôi kéo người khác tham gia vào tổ chức, Soạn thảo kế hoạch hoạt động của tổ chức, Tìm, xây dựng căn cứ của tổ chức, Tham gia vào tổ chức nhằm lật đổ chính quyền, Nhận giấy chứng nhận là thành viên của tổ chức, Tỏ thái độ tự nguyện, đồng tình tham gia vào tổ chức như làm đơn, biểu quyết, Tiến hành các hoạt động theo kế hoạch mà tổ chức vạch ra. Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích của người phạm tội là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu thành lập hay tham gia vào tổ chức nào đó không nhằm lật đổ chính quyền nhân dân mà chỉ nhằm làm suy yếu chính quyền hoặc với mục đích khác thì không cấu thành tội này mà xem xét, truy cứu TNHS theo các tội danh khác như tội bạo loạn, tội khủng bố... Ngược lại, có một nhóm người thực hiện hoạt động bạo loạn hoặc khủng bố vào thời gian và ở địa điểm mà ta có nhiều sơ hở, mất cảnh giác, rồi lợi dụng cơ hội đó lấn tới thực hiện hành vi phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Trong trường hợp này, hành vi phạm tội bạo loạn, tội khủng bố đã chuyển thành tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Chủ thể của tội phạm: Bất kì ai có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS theo luật định. b. Hình phạt Khoản 1 Điều 79 áp dụng đối với người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng với mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu việc thành lập tổ chức; người trực tiếp có các hoạt động thành lập tổ chức; người giữ những vị trí lãnh đạo, quan trọng trong tổ chức; người đề ra chính cương, điều lệ, đường lối hoạt động của tổ chức đó. Người xúi giục: là người kịch động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện việc thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Người hoạt động đắc lực: là người trực tiếp thực hiện các hoạt động chủ yếu và nguy hiểm của tổ chức một cách hăng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật hình sự (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2 CHƯƠNG 15: CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA 1.1. Khái niệm Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, kinh tế, nền văn hóa quốc phòng an ninh… như tội phản bội Tổ quốc (Điều 78), tội gián điệp (Điều 80), tội bạo loạn (Điều 82)… 1.2. Phân loại Được phân thành 2 nhóm tội bao gồm nhóm các tội đe dọa trực tiếp sự tồn tại của chính quyền và nhóm các tội đe dọa sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. 2. CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ 2.1. Tội phản bội Tổ quốc (Điều 78 BLHS) Là hành vi của công dân Việt Nam cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. a. Dấu hiệu pháp lí * Khách thể của tội phạm: là quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, lực lượng quốc phòng, chế độ XHCN và NN CHXHCNVN. * Mặt khách quan của tội phạm: có hành vi câu kết với nước ngoài nhằm gây hại cho các QHXH nêu trên. Câu kết được hiểu là quan hệ qua lại chặt chẽ giữa người phạm tội với người nước ngoài. Cho nên nếu một người mới có ý định liên hệ với nước ngoài nhưng chưa thực hiện được ý đồ đó thì chưa thể coi là đã có sự câu kết với nước ngoài. Hành vi câu kết với nước ngoài được thể hiện cụ thể như: Bàn bạc với nước ngoài về mưu đồ chống phá Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nhận sự giúp đỡ của nước ngoài để lật đổ chính quyền như tiền, vũ khí, phương tiện kỹ thuật hoặc mọi lợi ích vật chất khác, nhờ nước ngoài huấn luyện hoặc cho lập căn cứ… Hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài hoặc tiếp tay cho nước ngoài hoạt động chống lại Tổ quốc. * Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích phạm tội : Nhằm lật đổ chính quyền là dấu hiệu bắt buộc. * Chủ thể tội phạm: là chủ thể đặc biệt: công dân Việt Nam, tức là người có quốc tịch Việt Nam. Nếu đối tượng phạm tội là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tuy có thể đã nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng chưa mất quốc tịch Việt Nam thì vẫn là chủ thể của tội phản bội Tổ quốc. Vì vậy, với một người nếu chỉ có lời khai là đã từ bỏ quốc tịch Việt 57 Nam hoặc xuất trình chứng nhận về quốc tịch của người đó do nước ngoài cấp thì chưa thể coi là họ đã mất quốc tịch Việt Nam, vì theo Luật quốc tịch, người đó vẫn mang quốc tịch Việt Nam. b. Hình phạt Khung cơ bản quy định phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Khung giảm nhẹ quy định phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Đó là khung hình phạt áp dụng đối với trường hợp phạm tội có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, quy định ở Điều 46 BLHS. Việc áp dụng khung giảm nhẹ đối với tội này có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm phân hoá hàng ngũ những kẻ phạm tội, hạn chế diện xử lý nặng đối với người Việt Nam phạm tội chống lạ1 Tổ quốc mình, răn đe giáo dục để họ nhanh chóng hoàn lương. Ngoài các hình phạt chính còn có các hình phạt bổ sung: Bị tước một số quyền công dân từ 1 đến 5 năm; Bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 đến 5 năm; Bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 2.2. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 BLHS) Là hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. a. Dấu hiệu pháp lí Khách thể của tội phạm: Xâm phạm trực tiếp sự tồn tại của chính quyền nhân dân. Mặt khách quan của tội phạm: Bất cứ người nào nhằm lật đổ chính quyền mà thực hiện một trong hai hành vi sau là phạm tội này: Thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền: Kích động, lôi kéo người khác tham gia vào tổ chức, Soạn thảo kế hoạch hoạt động của tổ chức, Tìm, xây dựng căn cứ của tổ chức, Tham gia vào tổ chức nhằm lật đổ chính quyền, Nhận giấy chứng nhận là thành viên của tổ chức, Tỏ thái độ tự nguyện, đồng tình tham gia vào tổ chức như làm đơn, biểu quyết, Tiến hành các hoạt động theo kế hoạch mà tổ chức vạch ra. Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích của người phạm tội là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu thành lập hay tham gia vào tổ chức nào đó không nhằm lật đổ chính quyền nhân dân mà chỉ nhằm làm suy yếu chính quyền hoặc với mục đích khác thì không cấu thành tội này mà xem xét, truy cứu TNHS theo các tội danh khác như tội bạo loạn, tội khủng bố... Ngược lại, có một nhóm người thực hiện hoạt động bạo loạn hoặc khủng bố vào thời gian và ở địa điểm mà ta có nhiều sơ hở, mất cảnh giác, rồi lợi dụng cơ hội đó lấn tới thực hiện hành vi phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Trong trường hợp này, hành vi phạm tội bạo loạn, tội khủng bố đã chuyển thành tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Chủ thể của tội phạm: Bất kì ai có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS theo luật định. b. Hình phạt Khoản 1 Điều 79 áp dụng đối với người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng với mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu việc thành lập tổ chức; người trực tiếp có các hoạt động thành lập tổ chức; người giữ những vị trí lãnh đạo, quan trọng trong tổ chức; người đề ra chính cương, điều lệ, đường lối hoạt động của tổ chức đó. Người xúi giục: là người kịch động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện việc thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Người hoạt động đắc lực: là người trực tiếp thực hiện các hoạt động chủ yếu và nguy hiểm của tổ chức một cách hăng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luật Hình sự Tội phạm học Giáo trình luật Trách nhiệm hình sự Chế định chấp hành hình phạt Người chưa thành niên phạm tộiTài liệu liên quan:
-
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
20 trang 282 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật hình sự: Phần 1
60 trang 200 0 0 -
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung): Phần 1 - TS Nguyễn Ngọc Kiện
182 trang 197 0 0 -
Mẫu Đề nghị ra quyết định chuyển vụ án hình sự
1 trang 180 0 0 -
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
219 trang 157 0 0 -
Giáo trình Luật dân sự (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
41 trang 152 0 0 -
6 trang 149 0 0
-
Giáo trình Luật hành chính và tố tụng hành chính (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
87 trang 140 0 0 -
Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009
241 trang 137 0 0 -
Bàn về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện nay
4 trang 132 0 0