Danh mục

Giáo trình Luật hành chính và tố tụng hành chính (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2

Số trang: 87      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.85 MB      Lượt xem: 134      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 giáo trình đề cập đến chủ thể của luật hành chính Việt Nam và luật tố tụng hành chính chi tiết như sau: Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ công chức nhà nước, quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội và công dân Việt Nam-người nước ngoài, những vấn đề chung về luật tố tụng hành chính Việt Nam, các giai đoạn tố tụng hành chính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật hành chính và tố tụng hành chính (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2 PHẦN THỨ HAI CHỦ THỂ CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM CHƯƠNG 8 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC - CHỦ THỂ CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH Bộ máy nhà nước hợp thành từ nhiều cơ quan và tổ chức nhà nước từ trung ương xuống địa phương, có cơ cấu tổ chức phức tạp, phong phú và đa dạng. Mỗi cơ quan đều có vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ riêng, nhưng chúng hợp thành một thể thống nhất, tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, cùng thực hiện chức năng chung và nhằm đạt được những mục tiêu thống nhất đặt ra trước nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của Bộ máy nhà nước, có đầy đủ đặc điểm chung của cơ quan nhà nước nhưng đồng thời cũng có những điểm khác biệt so với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước 1.1. Khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước, do nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước có một hệ thống từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ. Cơ quan hành chính nhà nước cũng có đặc điểm chung như mọi cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. - Nhà nước thành lập các cơ quan hành chính nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, vì thế nhà nước trao cho các cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền trong quản lý hành chính nhà nước. Đây là đặc trưng cơ bản giúp phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội. Quyền ban hành quyết định pháp luật – quyết định hành chính là yếu tố quan trọng trong thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước chỉ hoạt động trong khuôn khổ thẩm quyền của mình, xác định thẩm quyền về không gian, về thời gian, và với đối tượng nhất định. - Cơ quan hành chính nhà nước có tính độc lập tương đối về tổ chức. Chính cơ cấu tổ chức bộ máy và quan hệ công tác của cơ quan hành chính nhà nước là do chức năng nhiệm vụ của nó quy định. Vì vậy cơ quan hành chính nhà nước có tính độc lập nhưng đồng thời cũng có quan hệ mật thiết với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình theo quy định pháp luật. - Các quyền, nghĩa vụ, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước và các yếu tố pháp lý khác tạo nên địa vị pháp lý của chính bản thân nó. Ngoài những đặc điểm trên cơ quan hành chính còn có những đặc điểm mà các cơ quan nhà nước khác không có, đó là: - Chức năng của các cơ quan hành chính nhà nước là quản lý hành chính nhà nước, tức là thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành được tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật - Để thực hiện chức năng của mình, các cơ quan hành chính nhà nước phải tiến hành nhiều hoạt động khác nhau mang tính thường xuyên, liên tục và ổn định. Hoạt động chấp hành – điều hành thực hiện bởi hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước được giới hạn trong hoạt động chấp hành – điều hành, chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp với cơ quan quyền lực nhà nước ở các cấp tương ứng. 103 - Đối tượng quản lý của cơ quan hành chính nhà nước rất phong phú và đa dạng, xuất phát từ các quan hệ quản lý phát sinh trong chính bản thân các cơ quan hành chính nhà nước, trong các cơ quan nhà nước khác và các cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền trong quản lý hành chính nhà nước. - Cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở, là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Như vậy, cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, chịu sự giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có cơ cấu tổ chức độc lập và phù hợp với thẩm quyền trong phạm vi chấp hành – điều hành do pháp luật quy định. Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản và quan trọng nhất của Luật hành chính. 1.2. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước 1.2.1. Căn cứ theo thẩm quyền Theo tính chất thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước được chia thành: - Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, bao gồm: Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. - Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng quản lý trong phạm vi ngành, lĩnh vực cụ thể: Bộ, cơ quan ngang bộ. 1.2.2. Căn cứ theo hình thức tổ chức và chế độ giải quyết công việc Theo tính chất này thì có thể phân chia cơ quan hành chính như sau: - Cơ quan làm việc theo chế độ thủ trưởng một người, đó là Bộ, cơ quan ngang bộ. Hệ thống cơ quan này đòi hỏi giải quyết công việc mang tính tác nghiệp cao và chế độ trách nhiệm cá nhân. Trong quá trình giải quyết công việc những cơ quan này có thể sử dụng hình thức làm việc tập thể để thảo luận những vấn đề quan trọng, nhưng quyết định của thủ trưởng cơ quan là quyết định cao nhất. - Cơ quan làm việc có sự kết hợp giữa chế độ tập thể với chế độ thủ trưởng, gồm: Chính phủ, Ủy ban nhân dân. Xu hướng hiện nay hoạt động của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp có xu hướng chuyển mạnh sang kết hợp giữa chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng nhằm nêu cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan. 1.2.3. Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ Theo căn cứ này thì cơ quan hành chính nhà nước được chia thành: - Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương, cơ quan hành chính cao nhất đứng đầu hệ thống hành pháp là Chính phủ, các cơ quan hành chính nhà nước của Chính phủ ở Trung ương như các Bộ, cơ quan ngang bộ, đều có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ. - Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, bao gồm hệ thống Ủy ban nhân dân các cấp, có nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trong phạm vi một đơn vị hành chính – lãnh thổ nhất định. 1.2.4. Căn cứ theo quy định của pháp luật - Các ...

Tài liệu được xem nhiều: