Danh mục

Giáo trình Luật hành chính - GS.TS.Phạm Hồng Thái

Số trang: 169      Loại file: docx      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 167      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (169 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Luật hành chính có kết cấu nội dung gồm gồm: Trình bày khái quát chung về luật hành chính Việt Nam, trình bày về chủ thể của luật hành chính Việt Nam, trình bày về cưỡng chế hành chính và trách nhiệm hành chính, trình bày nội dung kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước. Mời bạn đọc tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật hành chính - GS.TS.Phạm Hồng Thái PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH  CHÍNH VIỆT NAM CHƯƠNG I LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ KHOA HỌC LUẬT HÀNH  CHÍNH A. Luật Hành chính là ngành luật về tổ chức hoạt động quản lý hành chính nhà nước I ­ Khái niệm về Luật hành chính 1. Khái niệm chung Trong khoa học luật hành chính, thuật ngữ hành chính được hiểu là sự quản lý của nhà  nước, tức là hành chính công (còn gọi là hành chính nhà nước), xuất hiện cùng với sự xuất  hiện của nhà nước, là quản lý công vụ quốc gia của bộ máy hành chính nhà nước. Quản lý của bộ máy quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh  bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân,  cơ quan, tổ chức do các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để  thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội,  duy trì trật tự, trị an, an toàn xã hội, thoả mãn những nhu cầu hàng ngày của nhân dân. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp đối với  toàn xã hội trong khuôn khổ hệ thống chính trị mà quyền lực nhà nước là trung tâm. Tuy  nhiên, Chính phủ thực hiện chức năng của quyền hành pháp đó tất yếu phải thông qua một  hệ thống tổ chức và thể chế gọi là hành chính nhà nước và có sự tham gia của tổ chức xã  hội, công dân, cho nên, nói đến quản lý hành chính nhà nước (hay nền hành chính công)  theo nghĩa hẹp hơn là quản lý của bộ máy hành chính nhà nước, là hành pháp hành động. Với ý nghĩa hành pháp là hành động, cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các  quy tắc chung và các quyết định hành chính cho phép hoặc mệnh lệnh một cách đơn  phương và đòi hỏi phải chấp hành; có quyền kiểm tra việc thực hiện pháp luật và các quyết  định do nó đưa ra; có quyền xử lý các tình huống quản lý bằng quyền lực cưỡng chế đối với  các vi phạm hành chính và trong các trường hợp cá nhân, tổ chức từ chối thực hiện các  nghĩa vụ pháp lý nhằm phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật cũng như trưng dụng,  trưng mua tài sản của tư nhân vì lợi ích quốc gia. Đó là những quyền hạn thực hiện hàng  ngày trong các lĩnh vực của đời sống xã hội với phạm vi đối tượng không được định trước. Muốn thực hiện được những quyền hạn trên cần tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện  những hành động hành chính có hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, với quyền lực tự định có tính  trội của hành chính nhà nước xuất hiện tuỳ thuộc vào thực tế quản lý. Và ai cũng biết rằng,  hành chính là thiết chế nắm giữ bộ máy công lực theo nghĩa cưỡng chế của tổ chức, được  quyền ban hành các quy định mà đời sống của nhà nước đòi hỏi hàng ngày, được ưu tiên  mở rộng quyền hạn và tăng cường quyền lực cai quản và nghĩa vụ phục vụ xã hội. Vì thế,  không thể không đặt hoạt động hành chính nhà nước trong sự kiểm soát của các quyền lập  pháp, tư pháp và sự tham gia của các tổ chức xã hội, công dân. Nhưng những hoạt động có tính chất công quyền của cơ quan hành chính nhà nước phải  chấp nhận bị ràng buộc bởi pháp luật do quyền lực chung ­ quyền lực nhà nước ban hành.  Bộ máy hành chính được toàn quyền hành động cai quản và phục vụ nhưng phải đặt mình  trong khuôn khổ pháp luật, tuân theo pháp luật; được tự quyết tác động quyền lực vào  quyền, tự do, lợi ích chính đáng của dân, nhưng phải bồi thường thiệt hại cho dân trong  trường hợp làm tổn hại tới lợi ích hợp pháp của họ. Những quy định theo nguyên lý như thế  thuộc nội dung của Luật hành chính ­ một ngành luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp  luật xác định những quyền và nghĩa vụ của cơ quan hành chính nhà nước, tức là của Chính  phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và hệ thống cơ quan hành chính nhà  nước ở địa phương, các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể khác khi tham gia quan hệ pháp  luật hành chính. Đặc trưng cơ bản của Luật hành chính là các quy phạm của nó mang tính bắt buộc, cấm  đoán trong điều chỉnh hành vi, thuộc các quy phạm của luật công, khác với các quy phạm  điều chỉnh quan hệ dân sự thuộc hệ thống luật tư. Luật hành chính lồng vào các quan hệ  của chính trị, của Luật Hiến pháp để điều chỉnh quan hệ giữa nhà nước và công dân, giữa  quyền lực và tự do, giữa xã hội và cá nhân. Tước bỏ hiệu lực của một số văn bản hành  chính không giống như chấm dứt hợp đồng của các cá nhân, pháp nhân. Vì thế, chỉ có  quyền lực nhà nước mới có thể tước bỏ được hiệu lực của một quyết định hành chính nhà  nước. Để cho hệ thống hành pháp đứng đầu là Chính phủ phục tùng các quy phạm pháp  luật thì trong mọi trường hợp phải bảo đảm các điều kiện về chính thể nhà nước, uy tín của  pháp luật và sức mạnh của phán quyết của các thẩm phán. Vì vậy, Luật hành chính gắn liền  với lịch sử phát triển của chính trị; chính các quan điểm chính trị được thể hiện trong đường  lối, chính sách và các Hiến pháp là nền tảng triết lý của Luật hành chính. Về căn bản,  những triết lý chính trị mà Luật hành chính dựa vào làm cho nội dung của Luật hành chính  khá phức tạp. Thêm vào đó, sự phong phú của các quan hệ quản lý và phục vụ còn bổ  sung tính đa diện của ngành luật này. Tuy nhiên, nói một cách khái quát, Luật hành chính  hướng sự quy định vào các vấn đề chủ yếu: tổ chức quản lý hành chính nhà nước và kiểm  soát đối với quản lý hành chính nhà nước. 2. Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức  và hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Những quan hệ xã hội được Luật hành chính điều chỉnh gồm ba nhóm lớn: ­ Những quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động chấp hành và điều hành của  các cơ quan hành chính nhà nước. Đây là nhóm lớn nhất, cơ bản nhất và do đó quan trọng  nhất; ­ Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành trong tổ chức và hoạt động nội  bộ của các cơ quan quyền lực nhà nước, Toà án và Viện kiểm sát; ­ Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của  các cơ quan nhà nước khác và của các tổ chức xã hội đượ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: