Danh mục

Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam: Phần 2

Số trang: 150      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.54 MB      Lượt xem: 112      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam: Phần 2 gồm có 5 chương như sau: Chương VIII địa vị pháp lý hành chính của cán bộ, công chức; chương IX quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội; chương X quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch; chương XI vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính; chương XII bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam: Phần 2 CHƯƠNG VIII. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHƯƠNG VIII ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1.1. Khái niệm cán bộ, công chức Cán bộ, công chức là một khái niệm có trong pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhằm để chỉ những người làm việc thường xuyên trong bộ máy nhà nước và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, khái niệm công chức ở các quốc gia khác nhau cũng có những điểm khác nhau, vì phạm vi khái niệm công chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chính trị, lịch sử, kinh tế - xã hội v.v.. Do đó, có quốc gia quan niệm công chức là tất cả những người làm việc trong cơ quan nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Có quốc gia lại quy định công chức chỉ bao gồm những người làm việc trong hệ thống cơ quan hành pháp. Ví dụ: Ở Hoa Kỳ, vào năm 1883, luật về chế độ công vụ được ban hành, đây là cơ sở pháp lý đầu tiên cho chế độ công vụ hiện đại ở Hoa Kỳ. Cho đến nay, luật này đã được cải cách, và khái niệm công chức đã được hiểu như sau: “Tất cả nhân viên trong bộ máy hành chính của Chính phủ đều được gọi chung là công chức, bao gồm những người được bổ nhiệm về chính trị như: Bộ trưởng, Thứ trưởng, còn gọi là công chức chính trị hay công chức chuyên nghiệp. Những người đứng đầu bộ máy độc lập và những quan chức của ngành hành chính”; có quốc gia lại mở rộng khái niệm công chức bao gồm tất cả những người làm việc trong cơ quan hành pháp và ở các đơn vị dịch vụ công. Ví dụ: Ở Nhật Bản, theo Điều 15 Hiến pháp và Luật công chức, khái niệm công chức bao gồm cả công chức nhà nước và công chức địa 179 Giáo trình LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM phương. “Công chức nhà nước bao gồm những nhân viên giữ chức vụ trong bộ máy của Chính phủ trung ương, ngành tư pháp, Quốc hội, quân đội, nhà trường quốc lập, bệnh viện, xí nghiệp quốc doanh được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức địa phương hưởng lương từ ngân sách địa phương”.38 Cán bộ, công chức là những người làm việc trong cơ quan nhà nước do tuyển dụng, bầu hoặc bổ nhiệm giữ một công vụ nhất định hoặc bằng hoạt động của mình góp phần vào việc thực hiện một chức vụ nhất định và được trả lương theo chức vụ hoặc hoạt động đó. Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019, khái niệm cán bộ, công chức được hiểu như sau: Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, bao gồm: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.39 Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.40 38 TS. Nguyễn Duy Phương, Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về công chức, công vụ ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2012. 39 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019). 40 Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019. 180 CHƯƠNG VIII. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 1.2. Đặc điểm của cán bộ, công chức - Quan hệ với quá trình sản xuất của cải vật chất Cán bộ, công chức không trực tiếp tạo ra của cải vật chất. Cán bộ, công chức là những người lãnh đạo, điều hành quá trình sản xuất, xác định hướng phát triển khoa học phục vụ sản xuất và thực hiện các biện pháp tổ chức. - Hậu quả pháp lý của hoạt động Hoạt động của cán bộ, công chức làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt, hoặc tạo điều kiện để làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật. - Cán bộ, công chức nhà nước là người mang chức vụ nhà nước Chức vụ là đơn vị mang tính tổ chức, cơ cấu của cơ quan nhà nước được thiết lập trên cơ sở một văn bản pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, xác định vị trí phục vụ và vai trò lao động của người lao động, quyền và nghĩa vụ cũng như yêu cầu đối với chuyên môn của họ. - Nội dung hoạt động của cán bộ, công chức được xác định dựa trên chức vụ mà họ được trao. - Cán bộ, công chức phải gánh vác những nghĩa vụ và được trao những quyền hạn nhất định. - Cán bộ, công chức được hưởng lương để thực hiện những công việc nhà nước giao. 181 Giáo trình LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM 2. PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC Việc phân loại công chức có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí nhân sự, sắp xếp công việc phù hợp với khả năng của công chức, tránh trường hợp giao phó cho công chức những công việc vượt quá khả năng dẫn đến công chức không thể hoàn thành, hoặc ngược lại, giao cho công chức những công việc quá đơn giản so với trình độ được đào tạo dẫn đến sự nhàm chán trong công v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: