Giáo trình-Luật tài chính 1-chương 4
Số trang: 38
Loại file: pdf
Dung lượng: 522.59 KB
Lượt xem: 31
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
CHƯƠNG IV PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC I. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: 1. Khái niệm thu ngân sách Nhà nước: Thu ngân sách nhà nước là một loại hoạt động nhà nước, hoạt động của một tổ chức có quyền lực công, luôn gắn liền với yếu tố chính trị của nhà nước. Từ đó, chúng ta có thể hiểu thu ngân sách Nhà nước là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm tập trung một bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị theo những hình thức...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình-Luật tài chính 1-chương 4 CHƯƠNG IV PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC I. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: 1. Khái niệm thu ngân sách Nhà nước: Thu ngân sách nhà nước là một loại hoạt động nhà nước, hoạt động của một tổ chức có quyền lực công, luôn gắn liền với yếu tố chính trị của nhà nước. Từ đó, chúng ta có thể hiểu thu ngân sách Nhà nước là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm tập trung một bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị theo những hình thức và biện pháp phù hợp để hình thành nên quỹ ngân sách Nhà nước. Xét về bản chất, thu ngân sách Nhà nước phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội. Đó là việc nhà nước dùng quyền lực chính trị của mình để tham gia vào việc phân chia của cải xã hội được các chủ thể khác nhau trong xã hội tạo ra. Đối tượng của hoạt động thu ngân sách Nhà nước là của cải xã hội biểu hiện dưới hình thức giá trị. Nội dung vật chất của thu ngân sách nhà nước thể hiện ở việc nhà nước tập trung vào trong tay mình những nguồn vốn tiền tệ để hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước. Đây là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nứơc nhằm đảm bảo chức năng và nhiệm vụ của bộ máy nhà nước là phục vụ lợi ích công cộng và duy trì sự tồn tại của nhà nước. Do đó, thu ngân sách nhà nước là hoạt động có vai trò quan trọng của nhà nước, góp phần tạo ra thu nhập tài chính để đáp ứng nhu cầu công cộng và nhu cầu chi tiê của bộ máy nhà nước. Trong thực tiễn đời sống xã hội, của cải xã hội được hình thành từ các nguồn khác nhau, có các tính chất, đặc điểm và thuộc nhiều loại chủ 1 thể khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào nội dung, tính chất của các nguồn của cải mà Nhà nước quy định các hình thức và biện pháp phù hợp nhằm tập trung một phần của cải xã hội vào quỹ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, ở nước ta cũng như phổ biến ở các nước trên thế giới, các khoản thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước được thực hiện chủ yếu theo phương thức bắt buộc mang tính quyền lực Nhà nước dưới hình thức phổ biến là thuế. Thu ngân sách nhà nước có những đặc điểm sau: -Thu ngân sách nhà nước gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. -Các khoản thu ngân sách nhà nước bắt nguồn và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và các quá trình kinh tế. 2. Phân loại các khoản thu của ngân sách Nhà nước: Hiện nay trong quản lý ngân sách Nhà nước, nội dung kinh tế là căn cứ phổ biến để phân loại các khoản thu ngân sách Nhà nước.Căn cứ vào nội dung này thì các khoản thu ngân sách Nhà nước được chia thành 02 loại: Nhóm I: Thu từ thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế. Nhóm II: Thu không mang tính chất thuế, bao gồm một số nhóm tiêu biểu như sau: - Lợi tức của Nhà nước thu được từ hoạt động góp vốn tại các tổ chức kinh tế. - Tiền bán và cho thuê tài sản của Nhà nước; tiền thu hồi vốn của nhà nước từ các cơ sở kinh tế. 2 - Viện trợ không hoàn lại và vay của các tổ chức Chính phủ, phi chính phủ ở nước ngoài. - Thu khác ( thu từ hoạt động sự nghiệp có thu, các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân để xây dựng các công trình kết cấu cơ sở hạ tầng, các khoản di sản nhà nước được hưởng…) Nếu chúng ta dựa vào tính pháp lý để phân loại, các khoản thu của ngân sách Nhà nước được chia thành các nhóm sau: -Các khoản thu mang tính bắt buộc: bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí. -Các khoản thu mang tính chất tự nguyện: bao gồm các khoản thu tự viện trợ, vay nợ, tặng, cho… Dựa trên nguyên tắc thăng bằng ngân sách, người ta có thể phân biệt các khoản thu ngân sách nhà nước thành 2 loại chủ yếu sau đây, tuỳ thuộc vào tác dụng của nó đối với sự thăng bằng ngân sách:1 - Các khoản thu có tính chất hoa lợi. Đó là những khoản thu làm tăng ngân quỹ khả dụng của quốc khố nhưng không làm tăng trái vụ của quốc gia; hoặc đó là những khoản thu làm giảm trái khoản của quốc gia mà không làm giảm ngân quỹ. NHững khoản thu này rất có lợi cho nhà nước. Việc áp dụng chúng có thể góp phần cải thiện tình trạng mất cân đối của ngân sách nhà nước. Thông thường, các khoản thu có tính chất h oa lợi bao gồm các khoản thu từ thuế, thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước, thu từ các khoản đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; thu từ viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cho Chính phủ, thu từ tiền phạt vi phạm pháp luật… -Các khoản thu không có tính chất hoa lợi. Đây là những khoản thu làm tăng ngân quỹ khả dụng của ngân khố nhưng đồng thời cũng làm 1 Xem Philip E. Taylor, Tài chính công, Trung tâm nghiên cức Việt Nam phiên dịch vào xuất bản 1963, tr 26. 3 tăng một số lượng tương ứng các trái vụ của quốc gia. Những khoản thu này thường không có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện tình trạng mất cân đối ngân sách. Bởi lẽ, đối với những khoản thu này, Chính phủ thu bao nhiêu tiền vào kho bạc nhà nước, sau đó, Chính phủ cũng phải chi ra tương ứng bấy nhiêu tiền để thực hiện các trái vụ. Thông thừong, các khoản thu không mang tính chất hoa lợi bao gồm: thu từ vay nợ và viện trợ có hoàn lại, thu từ phí, lệ phí, thu từ tiền bồi thường thiệt hại cho nhà nước… II. PHÁP LUẬT THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm: Pháp luật về thu ngân sách Nhà nước là một hệ thống các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ thu ngân sách Nhà nước và các quan hệ xã hội phát sinh liên quan trực tiếp đến hoạt động thu ngân sách Nhà nước trong quá trình Nhà nước thực hiện các hoạt động thu ngân sách Nhà nước. Căn cứ vào nội dung của các quy phạm pháp luật, pháp luật về thu ngân sách Nhà nước bao gồm các bộ phận sau: - Pháp luật về thu ngân sách Nhà nước từ thuế. - Pháp luật về thu n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình-Luật tài chính 1-chương 4 CHƯƠNG IV PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC I. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: 1. Khái niệm thu ngân sách Nhà nước: Thu ngân sách nhà nước là một loại hoạt động nhà nước, hoạt động của một tổ chức có quyền lực công, luôn gắn liền với yếu tố chính trị của nhà nước. Từ đó, chúng ta có thể hiểu thu ngân sách Nhà nước là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm tập trung một bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị theo những hình thức và biện pháp phù hợp để hình thành nên quỹ ngân sách Nhà nước. Xét về bản chất, thu ngân sách Nhà nước phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội. Đó là việc nhà nước dùng quyền lực chính trị của mình để tham gia vào việc phân chia của cải xã hội được các chủ thể khác nhau trong xã hội tạo ra. Đối tượng của hoạt động thu ngân sách Nhà nước là của cải xã hội biểu hiện dưới hình thức giá trị. Nội dung vật chất của thu ngân sách nhà nước thể hiện ở việc nhà nước tập trung vào trong tay mình những nguồn vốn tiền tệ để hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước. Đây là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nứơc nhằm đảm bảo chức năng và nhiệm vụ của bộ máy nhà nước là phục vụ lợi ích công cộng và duy trì sự tồn tại của nhà nước. Do đó, thu ngân sách nhà nước là hoạt động có vai trò quan trọng của nhà nước, góp phần tạo ra thu nhập tài chính để đáp ứng nhu cầu công cộng và nhu cầu chi tiê của bộ máy nhà nước. Trong thực tiễn đời sống xã hội, của cải xã hội được hình thành từ các nguồn khác nhau, có các tính chất, đặc điểm và thuộc nhiều loại chủ 1 thể khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào nội dung, tính chất của các nguồn của cải mà Nhà nước quy định các hình thức và biện pháp phù hợp nhằm tập trung một phần của cải xã hội vào quỹ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, ở nước ta cũng như phổ biến ở các nước trên thế giới, các khoản thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước được thực hiện chủ yếu theo phương thức bắt buộc mang tính quyền lực Nhà nước dưới hình thức phổ biến là thuế. Thu ngân sách nhà nước có những đặc điểm sau: -Thu ngân sách nhà nước gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. -Các khoản thu ngân sách nhà nước bắt nguồn và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và các quá trình kinh tế. 2. Phân loại các khoản thu của ngân sách Nhà nước: Hiện nay trong quản lý ngân sách Nhà nước, nội dung kinh tế là căn cứ phổ biến để phân loại các khoản thu ngân sách Nhà nước.Căn cứ vào nội dung này thì các khoản thu ngân sách Nhà nước được chia thành 02 loại: Nhóm I: Thu từ thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế. Nhóm II: Thu không mang tính chất thuế, bao gồm một số nhóm tiêu biểu như sau: - Lợi tức của Nhà nước thu được từ hoạt động góp vốn tại các tổ chức kinh tế. - Tiền bán và cho thuê tài sản của Nhà nước; tiền thu hồi vốn của nhà nước từ các cơ sở kinh tế. 2 - Viện trợ không hoàn lại và vay của các tổ chức Chính phủ, phi chính phủ ở nước ngoài. - Thu khác ( thu từ hoạt động sự nghiệp có thu, các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân để xây dựng các công trình kết cấu cơ sở hạ tầng, các khoản di sản nhà nước được hưởng…) Nếu chúng ta dựa vào tính pháp lý để phân loại, các khoản thu của ngân sách Nhà nước được chia thành các nhóm sau: -Các khoản thu mang tính bắt buộc: bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí. -Các khoản thu mang tính chất tự nguyện: bao gồm các khoản thu tự viện trợ, vay nợ, tặng, cho… Dựa trên nguyên tắc thăng bằng ngân sách, người ta có thể phân biệt các khoản thu ngân sách nhà nước thành 2 loại chủ yếu sau đây, tuỳ thuộc vào tác dụng của nó đối với sự thăng bằng ngân sách:1 - Các khoản thu có tính chất hoa lợi. Đó là những khoản thu làm tăng ngân quỹ khả dụng của quốc khố nhưng không làm tăng trái vụ của quốc gia; hoặc đó là những khoản thu làm giảm trái khoản của quốc gia mà không làm giảm ngân quỹ. NHững khoản thu này rất có lợi cho nhà nước. Việc áp dụng chúng có thể góp phần cải thiện tình trạng mất cân đối của ngân sách nhà nước. Thông thường, các khoản thu có tính chất h oa lợi bao gồm các khoản thu từ thuế, thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước, thu từ các khoản đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; thu từ viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cho Chính phủ, thu từ tiền phạt vi phạm pháp luật… -Các khoản thu không có tính chất hoa lợi. Đây là những khoản thu làm tăng ngân quỹ khả dụng của ngân khố nhưng đồng thời cũng làm 1 Xem Philip E. Taylor, Tài chính công, Trung tâm nghiên cức Việt Nam phiên dịch vào xuất bản 1963, tr 26. 3 tăng một số lượng tương ứng các trái vụ của quốc gia. Những khoản thu này thường không có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện tình trạng mất cân đối ngân sách. Bởi lẽ, đối với những khoản thu này, Chính phủ thu bao nhiêu tiền vào kho bạc nhà nước, sau đó, Chính phủ cũng phải chi ra tương ứng bấy nhiêu tiền để thực hiện các trái vụ. Thông thừong, các khoản thu không mang tính chất hoa lợi bao gồm: thu từ vay nợ và viện trợ có hoàn lại, thu từ phí, lệ phí, thu từ tiền bồi thường thiệt hại cho nhà nước… II. PHÁP LUẬT THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm: Pháp luật về thu ngân sách Nhà nước là một hệ thống các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ thu ngân sách Nhà nước và các quan hệ xã hội phát sinh liên quan trực tiếp đến hoạt động thu ngân sách Nhà nước trong quá trình Nhà nước thực hiện các hoạt động thu ngân sách Nhà nước. Căn cứ vào nội dung của các quy phạm pháp luật, pháp luật về thu ngân sách Nhà nước bao gồm các bộ phận sau: - Pháp luật về thu ngân sách Nhà nước từ thuế. - Pháp luật về thu n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình đại học giáo trình luật luật tài chính Việt Nam chính sách ngân hàng ngân sách doanh nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình phân tích một số loại nghiệp vụ mới trong kinh doanh ngân hàng quản lý ngân quỹ p5
7 trang 470 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 297 0 0 -
QUY CHẾ THU THẬP, CẬP NHẬT SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU DANH MỤC HÀNG HÓA BIỂU THUẾ
15 trang 205 1 0 -
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 5
23 trang 203 0 0 -
Giáo trình chứng khoán cổ phiếu và thị trường (Hà Hưng Quốc Ph. D.) - 4
41 trang 194 0 0 -
Giáo trình hướng dẫn phân tích các thao tác cơ bản trong computer management p6
5 trang 193 0 0 -
BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT MẠCH THS. NGUYỄN QUỐC DINH - 1
30 trang 171 0 0 -
Giáo trình phân tích giai đoạn tăng lãi suất và giá trị của tiền tệ theo thời gian tích lũy p10
5 trang 168 0 0 -
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG - NGÂN HÀNG ĐỀ THI HẾT HỌC PHẦN HỌC PHẦN: TOÁN KINH TẾ
9 trang 168 0 0 -
Báo cáo thực hành Môn: Công nghệ vi sinh
15 trang 157 0 0