Giáo trình Luật tố tụng hình sự (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
Số trang: 65
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.26 MB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần 2 giáo trình đề cập chung về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án hình sự chi tiết gồm: Khởi tố và điều tra vụ án hình sự, quyết định việc truy tố, xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật tố tụng hình sự (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2 PHẦN THỨ HAI TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VÚ ÁN HÌNH SỰ CHƯƠNG 5 KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ 1. KHÁI NIỆM CHUNG 1.1. Khái niệm Hiến pháp năm 1992 quy định mọi công dân trong điều kiện bình thường được pháp luật tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản và không ai được xâm phạm các quyền tự do cơ bản đó. Xuất phát từ quy định của Hiếp pháp, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự với nội dung quy định mọi hành vi của các chủ thể trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự nhằm giải quyết vụ án hình sự phải được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự (Điều 3) trên cơ sở thực hiện các nguyên tắc về bảo đảm các quyền và lợi ích cơ bản của công dân. Khi một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì hành vi này luôn xâm hại đến các khách thể được luật hình sự bảo vệ. Để xác định hành vi đó có phải là tội phạm hay không và nếu là tội phạm thì các yếu tố cấu thành của nó như thế nào, các đặc điểm về chủ thể, mặt chủ quan, khách thể, mặt khách quan của tội phạm phải được làm sáng tỏ, từ đó có một chế tài phù hợp với người thực hiện tội phạm, nhằm mục tiêu giáo dục bản thân người phạm tội, phòng ngừa răn đe các biểu hiện tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân, tổ chức, bảo vệ pháp luật, lợi ích của nhà nước, thông qua đó đảm bảo trật tự an toàn xã hội, bảo vệ pháp chế và xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh văn minh. Tổng hợp tất cả những nội dung về vụ án hình sự muốn được làm sáng tỏ thì sự kiện khách quan về hành vi nguy hiểm cho xã hội đó phải được đi vào quá trình tố tụng, theo đó, các cơ quan tiến hành tố tụng mới được quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật tố tụng hình sự quy định đối với người bị tình nghi và các cơ quan tổ chức cá nhân có liên quan để chứng minh giải quyết vụ án. Để xác định sự kiện đã xảy ra mang dấu hiệu của một vụ án hình sự cần phải được chính thức giải quyết bằng con đường tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền phải xác minh tìm hiểu những thông tin cơ bản ban đầu để phục vụ cho việc ra quyết định xác định sự việc đã xảy ra là vụ án hình sự và chính thức đưa vụ án đi vào giai đoạn điều tra làm rõ. Những hoạt động tố tụng ban đầu này được thực hiện trong giai đoạn đầu tiên của vụ án là giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. Như vậy, Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền thu thập, xử lý các thông tin ban đầu và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Thời điểm bắt đầu của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự được tính từ khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhận được những tin tức về tội phạm và kết thúc khi cơ quan tiến hành tố tụng ra một trong hai quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. 78 1.1.2. Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề giải quyết đúng đắn những nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự đặt ra yêu cầu phải có căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Bởi vì nếu như mục tiêu chung của tố tụng hình sự là nhằm “phát hiện chính xác nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” (Điều 1) thì khởi tố vụ án hình sự là phát hiện chính xác, nhanh chóng những tội phạm đã xảy ra để từ đó đề ra những biện pháp phù hợp cho việc điều tra làm rõ và xử lý công minh đối với mọi tội phạm. Bằng cách đó, khởi tố không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu chung của tố tụng hình sự mà còn là một bảo đảm quan trọng để toàn bộ quá trình tố tụng hình sự được tiến hành và tiến hành theo đúng hướng, đúng mục tiêu. Khởi tố vụ án đúng đắn và kịp thời là một trong những bảo đảm quan trọng để xử lý nhanh chóng, công minh đối với hành vi phạm tội đã xảy ra. Ngược lại, nếu các hoạt động tố tụng hình sự trong giai đoạn khởi tố không đầy đủ, chính xác thì có thể dẫn đến những sai lệch hoặc khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, trước tiên là trong giai đoạn điều tra tiếp theo. Do khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng nên ở giai đoạn này các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ sơ bộ xác định sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không để quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Xác định dấu hiệu của tội phạm ở giai đoạn này là việc xác định những dấu hiệu, hành vi và sự kiện phạm tội chứ chưa kết luận một cách chắc chắn về tội phạm và người phạm tội. Việc khởi tố vụ án hình sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn bộ hoạt động tố tụng tiếp theo. Hoạt động điều tra có đạt được kết quả khách quan, toàn diện, đầy đủ hay không, các quyền lợi cơ bản của công dân có được tôn trọng hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về khởi tố vụ án hình sự. 1.3. Đặc điểm - Chủ thể: cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là Cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan được giao quyền tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu. - Hành vi tố tụng đặc trưng: kiểm tra, xác minh nguồn tin tiếp nhận được về tội phạm dưới các hình thức như lấy lời khai của người bị tạm giữ, xem xét dấu vết trên thân thể của người bị tạm giữ theo quy định, khám nghiệm hiện trường… - Văn bản tố tụng đặc trưng: quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trong đó: + Quyết định khởi tố vụ án hình sự là hành vi tố tụng hình sự của cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự biểu hiện bằng một văn bản tố tụng hình sự xác định một sự kiện pháp lý là có dấu hiệu của tội phạm cụ thể được quy định tại Bộ luật hình sự. Quyết định khởi tố vụ án hình sự làm phát sinh những quan hệ tố tụng, mở đầu c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật tố tụng hình sự (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2 PHẦN THỨ HAI TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VÚ ÁN HÌNH SỰ CHƯƠNG 5 KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ 1. KHÁI NIỆM CHUNG 1.1. Khái niệm Hiến pháp năm 1992 quy định mọi công dân trong điều kiện bình thường được pháp luật tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản và không ai được xâm phạm các quyền tự do cơ bản đó. Xuất phát từ quy định của Hiếp pháp, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự với nội dung quy định mọi hành vi của các chủ thể trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự nhằm giải quyết vụ án hình sự phải được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự (Điều 3) trên cơ sở thực hiện các nguyên tắc về bảo đảm các quyền và lợi ích cơ bản của công dân. Khi một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì hành vi này luôn xâm hại đến các khách thể được luật hình sự bảo vệ. Để xác định hành vi đó có phải là tội phạm hay không và nếu là tội phạm thì các yếu tố cấu thành của nó như thế nào, các đặc điểm về chủ thể, mặt chủ quan, khách thể, mặt khách quan của tội phạm phải được làm sáng tỏ, từ đó có một chế tài phù hợp với người thực hiện tội phạm, nhằm mục tiêu giáo dục bản thân người phạm tội, phòng ngừa răn đe các biểu hiện tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân, tổ chức, bảo vệ pháp luật, lợi ích của nhà nước, thông qua đó đảm bảo trật tự an toàn xã hội, bảo vệ pháp chế và xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh văn minh. Tổng hợp tất cả những nội dung về vụ án hình sự muốn được làm sáng tỏ thì sự kiện khách quan về hành vi nguy hiểm cho xã hội đó phải được đi vào quá trình tố tụng, theo đó, các cơ quan tiến hành tố tụng mới được quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật tố tụng hình sự quy định đối với người bị tình nghi và các cơ quan tổ chức cá nhân có liên quan để chứng minh giải quyết vụ án. Để xác định sự kiện đã xảy ra mang dấu hiệu của một vụ án hình sự cần phải được chính thức giải quyết bằng con đường tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền phải xác minh tìm hiểu những thông tin cơ bản ban đầu để phục vụ cho việc ra quyết định xác định sự việc đã xảy ra là vụ án hình sự và chính thức đưa vụ án đi vào giai đoạn điều tra làm rõ. Những hoạt động tố tụng ban đầu này được thực hiện trong giai đoạn đầu tiên của vụ án là giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. Như vậy, Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền thu thập, xử lý các thông tin ban đầu và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Thời điểm bắt đầu của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự được tính từ khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhận được những tin tức về tội phạm và kết thúc khi cơ quan tiến hành tố tụng ra một trong hai quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. 78 1.1.2. Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề giải quyết đúng đắn những nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự đặt ra yêu cầu phải có căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Bởi vì nếu như mục tiêu chung của tố tụng hình sự là nhằm “phát hiện chính xác nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” (Điều 1) thì khởi tố vụ án hình sự là phát hiện chính xác, nhanh chóng những tội phạm đã xảy ra để từ đó đề ra những biện pháp phù hợp cho việc điều tra làm rõ và xử lý công minh đối với mọi tội phạm. Bằng cách đó, khởi tố không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu chung của tố tụng hình sự mà còn là một bảo đảm quan trọng để toàn bộ quá trình tố tụng hình sự được tiến hành và tiến hành theo đúng hướng, đúng mục tiêu. Khởi tố vụ án đúng đắn và kịp thời là một trong những bảo đảm quan trọng để xử lý nhanh chóng, công minh đối với hành vi phạm tội đã xảy ra. Ngược lại, nếu các hoạt động tố tụng hình sự trong giai đoạn khởi tố không đầy đủ, chính xác thì có thể dẫn đến những sai lệch hoặc khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, trước tiên là trong giai đoạn điều tra tiếp theo. Do khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng nên ở giai đoạn này các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ sơ bộ xác định sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không để quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Xác định dấu hiệu của tội phạm ở giai đoạn này là việc xác định những dấu hiệu, hành vi và sự kiện phạm tội chứ chưa kết luận một cách chắc chắn về tội phạm và người phạm tội. Việc khởi tố vụ án hình sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn bộ hoạt động tố tụng tiếp theo. Hoạt động điều tra có đạt được kết quả khách quan, toàn diện, đầy đủ hay không, các quyền lợi cơ bản của công dân có được tôn trọng hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về khởi tố vụ án hình sự. 1.3. Đặc điểm - Chủ thể: cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là Cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan được giao quyền tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu. - Hành vi tố tụng đặc trưng: kiểm tra, xác minh nguồn tin tiếp nhận được về tội phạm dưới các hình thức như lấy lời khai của người bị tạm giữ, xem xét dấu vết trên thân thể của người bị tạm giữ theo quy định, khám nghiệm hiện trường… - Văn bản tố tụng đặc trưng: quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trong đó: + Quyết định khởi tố vụ án hình sự là hành vi tố tụng hình sự của cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự biểu hiện bằng một văn bản tố tụng hình sự xác định một sự kiện pháp lý là có dấu hiệu của tội phạm cụ thể được quy định tại Bộ luật hình sự. Quyết định khởi tố vụ án hình sự làm phát sinh những quan hệ tố tụng, mở đầu c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luật hình sự Luật tố tụng hình sự Giáo trình luật Khởi tố điều tra Xét xử sơ thẩm Xét xử phúc thẩmGợi ý tài liệu liên quan:
-
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
20 trang 272 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật hình sự: Phần 1
60 trang 200 0 0 -
Giáo trình Luật tố tụng hình sự: Phần 1 - ThS. Trần Văn Sơn (chủ biên)
173 trang 197 0 0 -
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung): Phần 1 - TS Nguyễn Ngọc Kiện
182 trang 189 0 0 -
Mẫu Đề nghị ra quyết định chuyển vụ án hình sự
1 trang 176 0 0 -
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
219 trang 157 0 0 -
Giáo trình Luật dân sự (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
41 trang 151 0 0 -
Giáo trình Luật hành chính và tố tụng hành chính (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
87 trang 138 0 0 -
Mẫu Thông báo về việc thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm (Mẫu số: 65-DS)
2 trang 136 0 0 -
Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009
241 trang 131 0 0