Danh mục

GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC THỂ THAO phần 2

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 388.18 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

trình văn hoá nghệ thuật về Ôlympic là một minh chứng sống động và tiêu biểu. Điều này cũng thể hiện qua mối liên hệ giữa các khoa học chung, các khoa học thuộc các lĩnh vực khác và khoa học về TDTT. Tất cả những cái đó càng làm rõ thêm. TDTT là một hiện tượng đa dạng, nhiều mặt, gắn liền với văn hoá và xã hội nói chung. Còn biết bao nhiêu tiềm năng từ những mối liên hệ này mà chúng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC THỂ THAO phần 2trình văn hoá nghệ thuật về Ôlympic là một minh chứng sống động và tiêu biểu. Điềunày cũng thể hiện qua mối liên hệ giữa các khoa học chung, các khoa học thuộc các lĩnhvực khác và khoa học về TDTT. Tất cả những cái đó càng làm rõ thêm. TDTT là một hiệntượng đa dạng, nhiều mặt, gắn liền với văn hoá và xã hội nói chung. Còn biết bao nhiêutiềm năng từ những mối liên hệ này mà chúng ta cần tiếp tục tìm hiểu để khai thác, sửdụng phục vụ cho chiến lược đào tạo con người của đất nước nói chung và phong tràoTDTT nói riêng.V. LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP TDTT LÀ MÔN KHOA HỌC VÀ MÔN HỌ C 1. Xu thế hình thành lý luận chung trong hệ thống hiểu biết các khoa học về TDTT TDTT tuy ra đời rất sớm nhưng lại trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều mônkhoa học tương đối chậm so với nhiều lĩnh vực văn hoá khác. Nói cách khác, một thờikỳ dài, trong lĩnh vực này không có một hệ thống kiến thức riêng, mà chủ yếu dựa vàokinh nghiệm. Nhưng dần dần, thực tiễn phát triển mạnh mẽ và ý nghĩa xã hội ngàycàng cao của TDTT đã đòi hỏi phải có những tư duy khoa học chặt chẽ, đồng thờicũng tạo ra những khả năng thực tế để làm được việc này. Quá trình hình thành hệ thống kiến thức trên không đồng bộ. Có sớm nhất là nhữngkiến thức về giáo dục thể chất. Bởi vì từ những ngày đầu tiên ra đời trong xã hội,TDTT đã là một bộ phận trong hệ thống giáo dục nói chung của toàn xã hội. Trên cơsở đó đã hình thành ra môn khoa học chính thức đầu tiên, khá lâu đời trong lĩnh vựcnày là lý luận và phương pháp giáo dục thể chất. Nó là một nhánh của giáo dục nóichung. Tên gọi đó chỉ có ý nghĩa tiêu biểu, thống nhất tương đối (xét theo bản chất), vìcòn có những cách gọi khác nhau giữa một số nước. Trước khi có môn Lý luận vàphương pháp TDTT ra đời thì Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất được coi làmột trong những môn khoa học tổng hợp nhất, có quan hệ trực tiếp với TDTT. Nhưngchưa có thể coi là lý luận và phương pháp TDTT chung được vì TDTT đâu chỉ có dướihình thức giáo dục thể chất. Kế đến là Lý luận và phương pháp thể thao, lúc đầu chỉ là huấn luyện thể thao.Phong trào thể thao Ôlympic và thể thao đỉnh cao trên thế giới đã tạo động lực pháttriển môn khoa học tổng hợp này trong mấy chục năm gần đây. Thể thao đỉnh cao đãvà đang trở thành phòng thí nghiệm tự nhiên khổng lồ và chính xác. Nơi đây chứađựng nhiều tiềm năng nghiên cứu to lớn về những cách thức khám phá và phát triểnnhững khả năng tối đa của con người. Đúng như viện sĩ Akhin, nhà khoa học được giảithưởng Nôben, đã nói rằng: “Những số liệu, cứ liệu hàm xúc, tiêu biểu nhất về sinh lýhọc con người không phải có từ trong những quyển sách về vấn đề này, mà ở trong cáckỷ lục thể thao thế giới”. Trong những năm gần đây, Lý luận và phương pháp huấnluyện thể thao, rồi thể thao tổng thể đã từ là một nhánh của Lý luận và phương phápgiáo dục thể chất tách thành một môn khoa học riêng, một môn học trong đào tạo cácchuyên gia về thể thao. Bên cạnh hai bộ phận, hình thức TDTT quan trọng trên, cũng còn có những nộidung khoa học khác được phát triển đáng kể như thể dục vệ sinh, TDTT sản xuất,TDTT giải trí và hồi phục.... Đó cũng là những vấn đề khá rộng lớn, trong TDTT quầnchúng, đáng được xem xét, nghiên cứu nghiêm túc. Hiện nay đã hình thành một sốmôn Lý luận và phương pháp TDTT quần chúng nói chung hoặc cho từng đối tượngtiêu biểu trong đó. Cũng như các lĩnh vực khoa học khác, trong khoa học TDTT cũng có xu thế tương 21tác với nhau: vi phân hoá, chuyên môn hoá, phân hoá các hiểu biết theo các đối tượng,phương hướng nhỏ hẹp, cục bộ hơn và tích hợp hoá (hình thành các hiểu biết tổng hợp,bắt nguồn từ những hiểu biết của từng phần trên). Một thời gian dài, khoa học TDTTchủ yếu phát triển theo hướng vi phân hoá. Từ đó đã xuất hiện nhiều môn khoa họcnhỏ, hẹp, có liên quan gián tiếp đến từng mặt, quá trình riêng lẻ hoặc các hệ thống thứphân trong TDTT. Theo tài liệu điều tra của Hiệp hội giáo dục thể chất đại học, mới tính đến năm1983 đã có khoảng hơn 100 môn khoa học - môn học được dạy trong các trường loạinày. Cùng với xu thế phát triển ngày càng tăng và nếu phân loại chặt chẽ, tỉ mỉ hơn thìcon số trên còn lớn hơn nhiều. Trong đó có không ít các môn Lý luận và phương pháp của từng môn lý luận thểthao (các môn bóng, bơi, thể dục, vật, điền kinh...) hoặc Lý luận và phương pháp chotừng đối tượng, lĩnh vực hoạt động, đào tạo tiêu biểu trong TDTT (cho VĐV trẻ, VĐVcấp cao, VĐV nữ; cho các cấp loại nhà trường, các nghề...). Mặt khác cũng hình thànhmột số môn khoa học tự nhiên và xã hội chuyên ngành TDTT, bắt nguồn từ các mônkhoa học gốc đã có từ lâu đời hơn (giải phẫu học, y học, sinh lý học, sinh cơ học, vệsinh học, tâm lý học, mỹ học, xã hội học...). Tuy nhiên, chúng cũng chỉ làm sáng tỏnhững cơ sở khoa học từng phần, từng khía cạnh của TDTT. Bên cạnh đó đã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: