GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC THỂ THAO phần 4
Số trang: 20
Loại file: pdf
Dung lượng: 343.60 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
3.3. Thời gian động tác (TGĐT: hình 11, 12) Đó là thời gian cần thiết để hoàn thành động tác, thời gian diễn ra động tác. Nó cũng là một tiêu chuẩn chỉ về chất lượng hoàn thành động tác và thành tích thể thao và cũng là một trong những nhân tố của lượng vận động (nhanh hay chậm, dài hay ngắn). Đối với một số động tác, sự kéo dài hay rút ngắn thời gian (nhanh hay chậm) có ảnh hưởng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC THỂ THAO phần 4 3.3. Thời gian động tác (TGĐT: hình 11, 12) Đó là thời gian cần thiết để hoàn thành động tác, thời gian diễn ra động tác. Nó cũng là một tiêu chuẩn chỉ về chất lượng hoàn thành động tácvà thành tích thể thao và cũng là một trong những nhân tố của lượng vận động (nhanh hay chậm, dài hay ngắn). Đối với một số động tác, sự kéodài hay rút ngắn thời gian (nhanh hay chậm) có ảnh hưởng trực tiếp đến hoàn thành động tác. Ví dụ như thời gian dừng (giữ được) động tác saukhi cử (giật) được tạ lên hoặc thời gian giữ được động tác chữ thập trên vòng treo trong thể dục dụng cụ. 61 3.4. Tần số động tác (TSĐT). Đó là số lần lặp lại động tác trên một đơn vị thời gian. Nó thuộc về đặc trưng thời gian. Trong một khoảng thời gian nhất định, số lần lặp lạiđộng tác càng nhiều, tần số càng cao. Trong điều kiện độ dài bước chạy không đổi, tần số càng cao, cường độ càng lớn, tốc độ càng cao. Do vậy tần số là một trong những yếu tốquan trọng chi phối tốc độ vận động. Trong dạy học và huấn luyện TDTT, người ta thường điều chỉnh lượng vận động qua thay đổi yếu tố này. 3.5. Tốc độ động tác (TĐĐT; Hình 14) Đó là sự di chuyển thân thể con người trong không gian và trên đơn vị thời gian. Nó được xác định bằng thời gian thân thể nói chung hoặcmột bộ phận nào trong đó chuyển động qua một quãng đường (cự ly); thông thường được xác định theo đơn vị mét/giây. Tốc độ động tác có đặctrưng không gian – thời gian và thường phân thành tốc độ đều, tốc độ không đều và gia tốc. Tốc độ di động toàn thân không chỉ phụ thuộc vào tốc độ từng phần thân thể mà còn cả một số yếu tố khác. Ví dụ như chiều dài của chân tay,sức mạnh cơ bắp, tính linh hoạt của phản ứng thần kinh cùng trợ lực và trở lực bên ngoài. Tốc độ phản ứng trong thi đấu của vận động viên cácmôn bóng phần lớn phụ thuộc vào tính linh hoạt của phản ứng thần kinh. Tốc độ động tác có ảnh hưởng quyết định tới thành tích của vận động viên. Yêu cầu tốc độ với từng động tác, môn thể thao có khác nhau.Phần lớn động tác cần nhanh như tốc độ chạy, độ vung tay khi ném, lăng chân khi đá bóng nhưng cũng có một số động tác chỉ cần nhanh vừa(tốc độ trung bình) hoặc chậm như trong điệu nhảy múa 3 buớc, trượt băng nghệ thuật. Do đó cần xác định được rõ đặc điểm và mức yêu cầu vềtốc độ động tác trong từng vận động cụ thể. Chất lượng và hiệu quả động tác phụ thuộc vào nhiều yếu tố thực hiện thích hợp nhất. 3.6. Sức mạnh động tác (SMĐT; Hình 11, 12, 13) Đó là tác động vật lý vào đối tượng vật chất bên ngoài khi thân thể di động. Nó có đặc trưng động lực. Sức mạnh của động tác con người chịuảnh hưởng của sức mạnh bên trong cơ thể cũng như các loại sức mạnh từ bên ngoài. Bất kỳ sức mạnh động tác nào đều là hệ quả của mối quan hệtương hỗ giữa lực bên trong và bên ngoài. (Hình 7, 12, 18). Sức mạnh bên trong (ảnh hưởng đến sức mạnh động tác) bao gồm:6263 Lực do cơ bắp của cơ quan vận động co duỗi mà thành. Lực cản do bao khớp, dây chằng và lực đàn hồi của cơ.64 Lực phản ứng sản sinh do tác dụng tương hỗ của các phần, khâu của thân thể trong quá trình tăng tốc động tác. Sức mạnh bên ngoài (ảnh hưởng đến sức mạnh động tác) bao gồm: Trọng lượng (lực hút trái đất) thân thể hoặc khí tài; bao giờ cũng là lực hướng tâm của quả đất. Phản lực chống lại của khí tài với cơ thể. Nó bao gồm lực tĩnh và lực động. Ví dụ trong động tác “trồng chuối” trên xà đôi trong thời gian cần thiết thân thể cũng chịu phản lực từ xà qua bàn tay. Đó cũng là một loại lực tĩnh. Còn các biểu hiện của lực động thì càng có nhiều và dễ thấy hơn trong hoạt động TDTT. Những lực cản có nhiều từ hoàn cảnh khách quan bên ngoài như lực cản của nước và không khí; lực đối kháng của đối thủ; lực tác dụng của quán tính khi con người vận động hoặc dừng lại … 3.7. Tiết tấu của động tác (TTĐT) Đó là một đặc trưng tổng hợp biểu thị sự chuyển đổi hợp lý giữa các quãng cách thời gian dài ngắn; giữa căng thẳng và thả lỏng, co và duỗi;dùng lực mạnh hay yếu của cơ bắp; làm nhanh hay chậm khi thực hiện một động tác nào đó. Nó đồng thời có cả đặc điểm về thời gian, khônggian và động lực. Xét trên toàn thể, nhịp điệu động tác có liên quan với các khâu của động tác. Nhịp điệu hợp lý thể hiện ở sức mạnh động tác, quãng cách thờigian tương đối thích hợp; Nó giúp thực hiện động tác nhịp nhàng, tập trung sức và tiết kiệm sức, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và đạt hiệu quảtốt. Bất kỳ động tác nào không phải bao giờ cũng cần căng thẳng cơ cả; phải có luân phiên chuyển đổi hợp lý giữa căng thẳng và thả lỏng, co vàduỗi, vận động và nghỉ ngơi. Có nhịp điệu chính xác sẽ giúp ta tập trung sức mạnh lớn nhất của cơ bắp vào lúc cần dùng sức mạnh nhất. Ngượclại nếu phá vỡ nhịp điệu, làm động tác biến dạng sẽ không còn đạt được hiệu quả mong muốn nữa. Ví dụ như trong bơi mà động tác quạt quámạnh làm tăng lực cản của nước sẽ giảm hiệu quả đẩy thân về phía trước. 6566676869 Khi học động tác mới, nếu hiểu được tiết tấu sẽ giúp nắm được mối liên hệ nội tại giữa các khâu của động tác và học được nhanh hơn. Trong hoạt động tập thể (như đua ghe ngo), nhịp điệu chính xác giúp cho mọi người “đồng tâm hiệp lực”, phát huy được năng lực và sức70mạnh cao nhất. Nói tóm lại, các yếu tố của động tác cùng tồn tại đan xen, dựa và ảnh hưởng lẫn nhau. Tốc độ và biên độ động tác có quan hệ trực tiếp và tỷlệ thuận với sức mạnh của động tác. Còn tần số và biên độ động tác lại hạn chế nhau nhưng cùng chi phối tốc độ động tác. Tö theá thaân theå Ñaëc tröng Ñaëc tröng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC THỂ THAO phần 4 3.3. Thời gian động tác (TGĐT: hình 11, 12) Đó là thời gian cần thiết để hoàn thành động tác, thời gian diễn ra động tác. Nó cũng là một tiêu chuẩn chỉ về chất lượng hoàn thành động tácvà thành tích thể thao và cũng là một trong những nhân tố của lượng vận động (nhanh hay chậm, dài hay ngắn). Đối với một số động tác, sự kéodài hay rút ngắn thời gian (nhanh hay chậm) có ảnh hưởng trực tiếp đến hoàn thành động tác. Ví dụ như thời gian dừng (giữ được) động tác saukhi cử (giật) được tạ lên hoặc thời gian giữ được động tác chữ thập trên vòng treo trong thể dục dụng cụ. 61 3.4. Tần số động tác (TSĐT). Đó là số lần lặp lại động tác trên một đơn vị thời gian. Nó thuộc về đặc trưng thời gian. Trong một khoảng thời gian nhất định, số lần lặp lạiđộng tác càng nhiều, tần số càng cao. Trong điều kiện độ dài bước chạy không đổi, tần số càng cao, cường độ càng lớn, tốc độ càng cao. Do vậy tần số là một trong những yếu tốquan trọng chi phối tốc độ vận động. Trong dạy học và huấn luyện TDTT, người ta thường điều chỉnh lượng vận động qua thay đổi yếu tố này. 3.5. Tốc độ động tác (TĐĐT; Hình 14) Đó là sự di chuyển thân thể con người trong không gian và trên đơn vị thời gian. Nó được xác định bằng thời gian thân thể nói chung hoặcmột bộ phận nào trong đó chuyển động qua một quãng đường (cự ly); thông thường được xác định theo đơn vị mét/giây. Tốc độ động tác có đặctrưng không gian – thời gian và thường phân thành tốc độ đều, tốc độ không đều và gia tốc. Tốc độ di động toàn thân không chỉ phụ thuộc vào tốc độ từng phần thân thể mà còn cả một số yếu tố khác. Ví dụ như chiều dài của chân tay,sức mạnh cơ bắp, tính linh hoạt của phản ứng thần kinh cùng trợ lực và trở lực bên ngoài. Tốc độ phản ứng trong thi đấu của vận động viên cácmôn bóng phần lớn phụ thuộc vào tính linh hoạt của phản ứng thần kinh. Tốc độ động tác có ảnh hưởng quyết định tới thành tích của vận động viên. Yêu cầu tốc độ với từng động tác, môn thể thao có khác nhau.Phần lớn động tác cần nhanh như tốc độ chạy, độ vung tay khi ném, lăng chân khi đá bóng nhưng cũng có một số động tác chỉ cần nhanh vừa(tốc độ trung bình) hoặc chậm như trong điệu nhảy múa 3 buớc, trượt băng nghệ thuật. Do đó cần xác định được rõ đặc điểm và mức yêu cầu vềtốc độ động tác trong từng vận động cụ thể. Chất lượng và hiệu quả động tác phụ thuộc vào nhiều yếu tố thực hiện thích hợp nhất. 3.6. Sức mạnh động tác (SMĐT; Hình 11, 12, 13) Đó là tác động vật lý vào đối tượng vật chất bên ngoài khi thân thể di động. Nó có đặc trưng động lực. Sức mạnh của động tác con người chịuảnh hưởng của sức mạnh bên trong cơ thể cũng như các loại sức mạnh từ bên ngoài. Bất kỳ sức mạnh động tác nào đều là hệ quả của mối quan hệtương hỗ giữa lực bên trong và bên ngoài. (Hình 7, 12, 18). Sức mạnh bên trong (ảnh hưởng đến sức mạnh động tác) bao gồm:6263 Lực do cơ bắp của cơ quan vận động co duỗi mà thành. Lực cản do bao khớp, dây chằng và lực đàn hồi của cơ.64 Lực phản ứng sản sinh do tác dụng tương hỗ của các phần, khâu của thân thể trong quá trình tăng tốc động tác. Sức mạnh bên ngoài (ảnh hưởng đến sức mạnh động tác) bao gồm: Trọng lượng (lực hút trái đất) thân thể hoặc khí tài; bao giờ cũng là lực hướng tâm của quả đất. Phản lực chống lại của khí tài với cơ thể. Nó bao gồm lực tĩnh và lực động. Ví dụ trong động tác “trồng chuối” trên xà đôi trong thời gian cần thiết thân thể cũng chịu phản lực từ xà qua bàn tay. Đó cũng là một loại lực tĩnh. Còn các biểu hiện của lực động thì càng có nhiều và dễ thấy hơn trong hoạt động TDTT. Những lực cản có nhiều từ hoàn cảnh khách quan bên ngoài như lực cản của nước và không khí; lực đối kháng của đối thủ; lực tác dụng của quán tính khi con người vận động hoặc dừng lại … 3.7. Tiết tấu của động tác (TTĐT) Đó là một đặc trưng tổng hợp biểu thị sự chuyển đổi hợp lý giữa các quãng cách thời gian dài ngắn; giữa căng thẳng và thả lỏng, co và duỗi;dùng lực mạnh hay yếu của cơ bắp; làm nhanh hay chậm khi thực hiện một động tác nào đó. Nó đồng thời có cả đặc điểm về thời gian, khônggian và động lực. Xét trên toàn thể, nhịp điệu động tác có liên quan với các khâu của động tác. Nhịp điệu hợp lý thể hiện ở sức mạnh động tác, quãng cách thờigian tương đối thích hợp; Nó giúp thực hiện động tác nhịp nhàng, tập trung sức và tiết kiệm sức, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và đạt hiệu quảtốt. Bất kỳ động tác nào không phải bao giờ cũng cần căng thẳng cơ cả; phải có luân phiên chuyển đổi hợp lý giữa căng thẳng và thả lỏng, co vàduỗi, vận động và nghỉ ngơi. Có nhịp điệu chính xác sẽ giúp ta tập trung sức mạnh lớn nhất của cơ bắp vào lúc cần dùng sức mạnh nhất. Ngượclại nếu phá vỡ nhịp điệu, làm động tác biến dạng sẽ không còn đạt được hiệu quả mong muốn nữa. Ví dụ như trong bơi mà động tác quạt quámạnh làm tăng lực cản của nước sẽ giảm hiệu quả đẩy thân về phía trước. 6566676869 Khi học động tác mới, nếu hiểu được tiết tấu sẽ giúp nắm được mối liên hệ nội tại giữa các khâu của động tác và học được nhanh hơn. Trong hoạt động tập thể (như đua ghe ngo), nhịp điệu chính xác giúp cho mọi người “đồng tâm hiệp lực”, phát huy được năng lực và sức70mạnh cao nhất. Nói tóm lại, các yếu tố của động tác cùng tồn tại đan xen, dựa và ảnh hưởng lẫn nhau. Tốc độ và biên độ động tác có quan hệ trực tiếp và tỷlệ thuận với sức mạnh của động tác. Còn tần số và biên độ động tác lại hạn chế nhau nhưng cùng chi phối tốc độ động tác. Tö theá thaân theå Ñaëc tröng Ñaëc tröng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN THỂ DỤC THỂ THAO PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC sách lý luận mẹo hay cho thể dục tập thể dục thể thaoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Công trình Sân vận động Hoa Phượng
13 trang 75 0 0 -
7 trang 59 0 0
-
87 trang 56 1 0
-
Giáo trình Lý luận và phương pháp thể dục thể thao: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Toán, TS. Nguyễn Sĩ Hà
95 trang 54 0 0 -
Đánh giá thực trạng phát triển thể lực chung của nam sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội
5 trang 38 0 0 -
81 trang 35 0 0
-
6 trang 32 0 0
-
8 trang 31 0 0
-
7 trang 31 0 0
-
205 trang 30 1 0
-
Thực trạng rủi ro pháp lý trong hoạt động Thể dục thể thao ở Việt Nam
9 trang 30 0 0 -
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực sinh viên Ngành đi biển trường Đại học Hàng hải Việt Nam
4 trang 29 0 0 -
5 trang 29 0 0
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Việt Nam
7 trang 27 0 0 -
6 trang 27 0 0
-
8 trang 27 0 0
-
Thực trạng và nhu cầu việc làm ngành thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
5 trang 27 0 0 -
2 trang 26 0 0
-
Quyết định số 325/2012/QĐ-UBND
4 trang 26 0 0 -
Chuẩn hóa thang đo đánh giá kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm trường Đại học Đồng Nai
6 trang 25 0 0