Danh mục

GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC THỂ THAO phần 8

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 358.06 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

tăng nhiều hơn những bài tập tự ám thị, ghi nhớ, trí lực và vận dụng cho linh hoạt, chính xác. Bài tập với nữ nên có lượng vận động nhẹ hơn, sử dụng nhiều hơn những động tác cơ bản của thể dục nghệ thuật hoặc kết hợp với vũ đạo, nhạc trong các bài tập luyện sức chú ý. - Tùy theo nhu cầu, sau khi bắt đầu giới thiệu nội dung, nhiệm vụ, yêu cầu của giờ lên lớp TDTT hoặc lúc bắt đầu chuyển...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC THỂ THAO phần 8tăng nhiều hơn những bài tập tự ám thị, ghi nhớ, trí lực và vận dụng cho linh hoạt, chính xác. Bài tập với nữ nên có lượng vận động nhẹ hơn, sửdụng nhiều hơn những động tác cơ bản của thể dục nghệ thuật hoặc kết hợp với vũ đạo, nhạc trong các bài tập luyện sức chú ý. - Tùy theo nhu cầu, sau khi bắt đầu giới thiệu nội dung, nhiệm vụ, yêu cầu của giờ lên lớp TDTT hoặc lúc bắt đầu chuyển sang học nội dungkhác trong giờ lên lớp cũng có thể dùng bài tập trung sức chú ý. - Trong các giờ lên lớp hoặc các phần khác nhau của giờ lên lớp TDTT, khi luyện tập trung sức chú ý cũng nên thay đổi nội dung hoặc hìnhthức để tránh lặp lại, mà luôn có nét mới để gây hứng thú. - Bài tập nên gọn nhẹ, giáo cụ đơn giản; số lần lặp lại và thời gian không nhiều; lượng vận động nhỏ sao cho học sinh chỉ cố gắng một chút làlàm được. 4.4.2. Phương pháp luyện động niệm Đó là cách luyện cho người tập tưởng tượng, tư duy có chủ định, hệ thống quá trình thực hiện một động tác nào đó. Ví dụ khi tưởng về quátrình hoàn thành động tác nhảy xa thì phải đủ cả quá trình đó từ tư thế khởi đầu cho đến chạy đà, dậm nhảy, bay trên không, chạm đất và một sốchi tiết kỹ thuật khác... Đặc điểm của phương pháp này ở chỗ thông qua tư duy, tưởng tượng, thể nghiệm quá trình thực hiện động tác mà tác động đến tâm lý, sinhlý, làm cho khái niệm về thực hiện động tác đó càng được chính xác và củng cố. Ngoài ra, phương pháp trên cũng dễ làm, đơn giản, không mấtsức hoặc cần dùng những trang thiết bị phức tạp mà an toàn. Theo kết quả thực nghiệm, khi tập theo phương pháp này, mạch đập, huyết áp vàtính hưng phấn của thần kinh đều tăng cao hơn. Như thế có lợi cho tập trung sức chú ý ghi nhớ độug tác thêm sâu, chắc, nắm động tác chóngthành thạo (chính xác và nhịp nhàng), nâng cao năng lực tư duy thao tác và hoàn thành động tác; vừa có lợi cho sức khỏe lẫn củng cố định hìnhđộng lực chính xác... Tập luyện động niệm có ba hình thức: tưởng tượng khẩu ngữ (hoặc nhủ thầm), tưởng tượng ý thức và tưởng tượng quan sát. Loại đầu là sựnhủ thầm trong quá trình thực hiện động tác, đồng thời cũng có hoạt động tư duy rõ ràng về động tác thực hiện. Loại tưởng tượng ý thức là táihiện biểu tượng về quá trình thực hiện động tác, nhưng không dùng ngôn ngữ chỉ dẫn. Còn loại cuối cùng là biểu tượng động tác diễn ra khiquan sát thực hiện động tác. Khi mà tưởng tượng động tác trở thành biểu tượng xung động thì cơ bắp tham gia cùng với hoạt động tưởng tượngdễ có xung động thần kinh yếu. Do đó, khi tập luyện phương pháp này phải cố gắng sao cho lúc tưởng tượng về thực hiện động tác cũng có kèmtheo những xung động thần kinh tương ứng ở những cơ tham gia động tác. Như thế hiệu quả tập luyện động niệm sẽ cao. Những điều cần chú ý khi sử dụng phương pháp này: - Học sinh phải có khái niệm chính xác về động tác mới mong đạt hiệu quả tốt trong tập luyện theo phương pháp này. Muốn thế phải dựa vàolàm mẫu, giảng giải của giáo viên, tưởng tượng, so sánh giữa động tác, tập luyện của mình và người khác cũng như sự sửa chữa của giáo viên. - Tập luyện này rất cần trong tập các kỹ thuật động tác phức tạp và có tính mạo hiểm cao như nhảy sào, nhảy cầu, nhảy dù ..., nhất là đối vớicác học sinh có năng lực thích ứng kém, dễ bị chấn thương hoặc vì bị thương hoặc các nguyên nhân khác nên không được tập luyện trực tiếphoặc khó nhớ những động tác khó.... 141 - Phương pháp có tác dụng bổ trợ thực tế. Nên căn cứ vào đặc điểm học sinh, kết hợp với thực tế dạy học mà vận dụng. Thường dùng bài tậploại này trước hay sau tập luyện thực tế. Ví dụ, trước khi làm động tác thì tập trung chú ý tưởng tượng về quá trình thực hiện động tác đó hoặcsau khi làm xong thì hồi tưởng về động tác vừa làm. Cũng có thể tập luyện động niệm sau khi giáo viên giảng, làm mẫu hay khởi động xong. - Lúc tập, cần yên tĩnh, thả lỏng, loại trừ các tạp niệm hoặc sự can nhiễu của hoàn cảnh xung quanh. Tập trung vào đầu não, tưởng tượng nhưmình đang thật sự làm động tác đó. 4.4.3. Phương pháp tập luyện thả lỏng Trong dạy học TDTT, có loại tập thả lỏng bằng hoạt động cơ thể và tập thả lỏng tâm lý người tập bằng ngôn ngữ. Thường làm sau khi buổitập luyện kết thúc. Sau một phần của buổi (giờ) tập mà thấy học sinh khá mệt thì cũng có tập luyện thả lỏng.. * Phương pháp thả lỏng bằng vận động cơ thể Trong phương pháp tập này, có thể dùng các vận động thân thể nhẹ nhàng như co duỗi, lắc rung, lăn, xoa bóp chân tay, thân thể, hô hấp sâu...làm một phương pháp tập trong trạng thái tương đối yên tĩnh. Đặc điểm của phương pháp này là luyện tập đơn giản, lượng vận động nhỏ, nhằm làm cho cơ, thần kinh và tâm lý vừa căng thẳng được thảlỏng và từ đó giải trừ mệt mỏi, hồi phục thể lực, tâm tình thanh thản…., cơ thể trở về trạng thái tương đối y ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: