Danh mục

Giáo trình Lý thuyết kế toán (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I

Số trang: 62      Loại file: pdf      Dung lượng: 875.22 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (62 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Lý thuyết kế toán (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 gồm có những nội dung chính sau: Chương 4: phương pháp tính giá và hạch toán các quá trình kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp, chương 5: phương pháp tổng hợp cân đối kế toán, chương 6: sổ kế toán và hình thức kế toán, chương 7: tổ chức công tác hạch toán kế toán. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lý thuyết kế toán (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I + Loại 1 và loại 2 phản ánh Vốn kinh doanh + Loại 3 và loại 4 phản ánh Nguồn vốn kinh doanh + Còn 5 loại sau phản ánh các quá trình và kết quả kinh doanh - Việc sắp xếp các TKKT trong các loại cũng theo trật tự nhất định + Thuộc tài khoản phản ánh Vốn kinh doanh: TK phản ánh Vốn lƣu động trƣớc, tài khoản phản ánh Vốn cố định sau. + Thuộc tài khoản nguồn vốn kinh doanh: Tài khoản phản ánh Nợ phải trả trƣớc, tài khoản phản ánh Nguồn vốn chủ sở hữu sau. - Không sử dụng Tài khoản vừa phản ánh Vốn vừa phản ánh Nguồn vốn. - Hạn chế tối đa việc sử dụng tài khoản kết hợp. CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ VÀ HẠCH TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH TẾ CHỦ YẾU 1. Phương pháp tính giá 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tính giá 1.1.1 Khái niệm Phƣơng pháp tính giá là phƣơng pháp kế toán sử dụng thƣớc đo tiền tệ để xác định trị giá thực tế của tài sản theo những nguyên tắc nhất định. Hình thức biểu iện của phƣơng pháp tính giá là Sổ tính giá và trình tự tính giá. - Sổ tính giá là những tờ sổ đƣợc sử dụng để tổng hợp chi phí cấu thành giá của từng loại tài sản trong đơn vị, làm cơ sở để xác định đúng đắn trị giá của tài sản đƣợc hình thành. - Trình tự tính giá là những bƣớc công việc đƣợc sắp xếp theo một thứ tự nhất định để tính giá tài sản hình thành. 1.1.2 Ý nghĩa của phương pháp tính giá - Nhờ có phƣơng pháp tính giá mà kế toán đơn vị thực hiện tính toán, xác định đƣợc trị giá thực tế của tài sản hình thành trong quá trình hoạt động của đơn vị, giúp đơn vị tổng hợp đƣợc toàn bộ tài sản của đơn vị. - Nhờ có phƣơng pháp tính giá mà kế toán có thể giám sát đƣợc những chi phí đơn vị đã chi ra để tạo nên tài sản của đơn vị, giúp quản lý có hiệu quả các chi phí đã bỏ ra. 36 1.2. Yêu cầu của phương pháp tính giá - Tính giá các loại tài sản phải đảm bảo yêu cầu chân thực. - Tính giá các loại tài sản phải đảm bảo yêu cầu có thể so sánh đƣợc giữa các thời kỳ và giữa thực tế với kế hoạch. 1.3. Nguyên tắc tính giá tài sản  Nguyên tắc chung: giá của tài sản phải đƣợc tính theo trị giá thực tế, nghĩa là tính theo đúng chi phí thực tế tạo nên tài sản ở thời điểm tính giá tài sản.  Nguyên tắc tính giá cụ thể: - Đối với TSCĐ TH1: TSCĐ mới đƣa vào sử dụng thì giá của TSCĐ đƣợc tính theo nguyên giá: là toàn bộ chi phí bỏ ra để có TSCĐ đƣa vào sử dụng. TH2: Đối với TSCĐ đang sử dụng: giá của nó đƣợc tính theo giá trị còn lại Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị đã hao mòn - Đối với Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và hàng hoá: Khi nhập kho: phải tính ra trị giá vốn thực tế là chi phí thực tế mà đơn vị đã chi ra để có đƣợc nó về nhập kho. Có 3 trƣờng hợp: TH1: Nếu nhập kho từ nguồn mua ngoài, thì: Trị giá thực tế giá mua chi phí vận = + + Thuế (nếu có) hàng nhập kho thực tế chuyển bốc dỡ TH2: Nếu nhập kho từ nguồn thuê ngoài gia công, thì: Trị giá thực tế Trị giá thực tế NVL chi phí vận chuyển Tiền thuê = + + hàng nhập kho xuất để thuê gia công đi và nhập về gia công TH3: Nếu nhập kho từ nguồn tự gia công chế biến: Trị giá thực tế hàng Trị giá thực tế vật liệu xuất chi phí chi ra để = + nhập kho để tự gia công chế biến ra công chế biến Khi xuất kho: giá của chúng đƣợc tính theo các phƣơng pháp khác nhau trên cơ sở trị giá thực tế của chúng khi nhập kho nhƣ: Phƣơng pháp bình quân gia quyền, phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc, phƣơng pháp nhập sau xuất trƣớc, phƣơng pháp đích danh. - Đối với thành phẩm: Khi thành phẩm nhập kho phải tính theo giá thành sản xuất thực tế, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực 37 tiếp và chi phí sản xuất chung. Thành phẩm xuất kho đƣợc tính theo các phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc, nhập sau xuất trƣớc, bình quân… 1.4. Trình tự tính giá tài sản Gồm 2 bƣớc: Bƣớc 1: Tổng hợp các chi phí thực tế phát sinh trong kỳ cấu thành giá của đối tƣợng tính giá theo đúng nội dung chi phí. Tuỳ theo từng đối tƣợng tính giá cụ thể và đặc điểm chi phí cấu thành giá của đối tƣợng tính giá để có phƣơng pháp tổng hợp chi phí cho thích hợp. - Nếu những chi phí phát sinh là những chi phí có quan hệ trực tiếp đến từng loại tài sản thì sẽ đƣợc tổng hợp trực tiếp cho từng đối tƣợng tính giá liên quan. - Nếu những chi phí phát sinh là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tƣợng tính giá thì phải tổng hợp riêng theo từng khoản mục chi phí, sau đó tiến hành phân bổ cho các đối tƣợng có liên quan theo tiêu thức phù hợp. Việc phân bổ đƣợc tiến hành theo công thức: Tổng chi phí chung thực tế Chi phí phân bổ phát sinh Tiêu thức của đối = x cho đối tượng A Tổng tiêu thức của tất cả các tượng cần phân bổ đối tượng cần phân bổ Bƣớc 2: Tính toán xác định trị giá thực tế của tài sản theo phƣơng pháp nhất định. Tuỳ theo từng trƣờng hợp cụ thể về quá trình hình thành giá của tài sản diễn ra dứt điểm trong một thời gian nhất định hay diễn ra liên tục kế tiếp nhau từ kỳ này qua kỳ khác mà việc tính toán xác định giá của tài sản đã hình thành sẽ khác nhau. - Nếu quá trình hình thành giá diễn ra dứt điểm ngay trong một thời gian nhất định ( tức không có chi phí dở dang) thì giá của tài sản hình thành chính là tổng chi phí đã tổng hợp ở bƣớc 1 theo tài sản đó. - Nếu quá trình hình thành giá tài sản diễn ra liên tục kế tiếp nhau từ kỳ này qua kỳ khác trong quá trình hoạt động của đơn vị ( tức có chi phí dở dang) thì giá thực tế của tài sản đƣợc hình thành xác định theo công thức sau: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: