Danh mục

Giáo trình Máy điện (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung bộ

Số trang: 252      Loại file: pdf      Dung lượng: 10.84 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 28,000 VND Tải xuống file đầy đủ (252 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Máy điện được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái niệm chung về máy điện; Máy biến áp; Máy điện không đồng bộ; Máy điện đồng bộ; Máy điện một chiều;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Máy điện (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung bộ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNTRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN – XÂY DỰNG VÀ NÔNG LÂM TRUNG BỘ GIÁO TRÌNH MÁY ĐIỆN NGHỀ : ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ : CAO ĐẲNGBan hành kèm theo Quyết định số 77/QĐ-CĐTB-ĐT ngày 19 tháng 01 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện – Xây dựng và Nông lâm Trung bộ Năm 2021 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và thamkhảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanhthiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Bản quyền thuộc về Khoa Điện –điện tử trường Cao đẳng CĐ- XD- & NLTB Mọi chi tiết xin liên hệ về khoa Điện- điện tử ĐT: Email: khoad.dientu@gmail.com Bài 1 Khái niệm chung về máy điện Giới thiệu: Trong tự nhiên luôn có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Điện năng cũng là một dạng của năng lượng. Nó rất cần thiết trong sản xuất và giữ vai trò quyết định cho sự phát triển kinh tế đặc trong lĩnh vực điện khí hoá, tự động hoá trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải ngày càng đòi hỏi các thiết bị khác nhau. Trong đó máy điện được sử dụng phổ biến để biến cơ năng, điện năng hoặc biến đổi dạng điện năng này thành dạng điện năng khác (xoay chiều đến 1 chiều). Biến đổi cơ năng thành điện năng nhờ máy phát điện có động cơ sơ cấp kéo như tua bin hơi, tua bin nước, động cơ đốt trong. Biến đổi điện năng thành cơ năng dùng trong truyền động điện người ta dùng các loại động cơ điện. Việc truyền tải và phân phối điện năng xoay chiều từ trạm phát điện đến các hộ dùng điện …việc biến đổi được thực nhờ máy biến áp.. Mục tiêu thực hiện: Học xong bài học này, học viên có năng lực: - Phát biểu về sự khác nhau của các loại máy điện hiện đang hoạt động theo cấu tạo, theo nguyên tắc hoạt động, theo loại dòng điện... - Giải thích quá trình phát nóng và làm mát của máy điện hiện đang hoạt động, theo nguyên tắc định luật về điện. Nội dung chính: Các định luật điện từ dùng trong máy điện. Định nghĩa và phân loại máy điện. Nguyên lý máy phát điện và động cơ điện. Sơ lượt về các vật liệu chế tạo máy điện Phát nóng và làm mát máy điện. Các hình thức học tập: Học trên lớp bài Khái niệm về máy điện.  Học viên tự đọc tài liệu liên quan đến bài giảng,  Học viên trả lời các câu hỏi và làm các bài tập. Hoạt động 1: nghe thuyết trình trên lớp, có thảo luận Khái niệm chung về máy điện I. Các định luật điện từ dùng trong máy điện. 1. Định luật về lực điện từ . Khi thanh dẫn có dòng điện chuyển động trong từ trường thì trong thanh dẫn sẽ chị tác dụng một lực điện từ có trị số: Fdt = BlI +Trong đó: .B là cường độ tự cảm đo bằng T(tesla) .I là chiều dòng điện chạy trong thanh dẫn tính bằng A .v vận tốc chuyển động thanh dẫn m/s .α góc hợp bởi (I ,B) Fđt=BI l sin α .Chiều sức lực điện từ xác định theo qui tắc bàn tay trái. Giáo trình máy điện -1- Khoa Điện- điện tử 2.Định luật cảm ứng điện từ: + Mọi sự biến thiên từ thông móc vòng qua vòng dây, ống dây hay mạch điện sẽ tạora một sức điện động cảm ứng tỉ lệ với tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông. d e  w dt +Trong đó : . W số vòng dây dẫn. d . tốc độ biến thiên của từ thông theo thời gian. dt . Dấu trừ (-) biểu thị sức điện động luôn luôn ngược chiều với từ thôngsinh ra sức điện động cảm ứng . 3.Sức điện động trong dây dẫn chuyển động cắt ngang từ trường. -Trường hợp thanh dẫn chuyển động trong từ trường thì trong thanh dẫn sẽ sinh rasức điện động cảm ứng : e = Blv sinα +Trong đó: .B là cường độ tự cảm đo bằng T(tesla) .l là chiều dài thanh dẫn trong từ trường đo bằng m .v vận tốc chuyển động thanh dẫn m/s .α góc hợp bởi (v ,B) trong máy điện α là góc quay biến thiên α=ωt .Chiều sức điện động cảm ứng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: