Thông tin tài liệu:
Giáo trình Máy xây dựng có kết cấu nội dung gồm 7 chương, trong đó chương 1 giới thiệu khái quát về máy xây dựng, chương 2 trình bày về máy nâng - vận chuyển, chương 3 đề cập về máy làm đất, chương 4 trình bày máy và thiết bị gia cố nền móng, chương 5 giới thiệu về máy và thiết bị sản xuất vật liệu,... Và một số chương khác. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt được những khái niệm cơ bản cũng như tổ chức, nguyên lý hoạt động của các loại máy xây dựng được sử dụng trong thi công cầu đường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Máy xây dựng
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU 4
MỞ ĐẦU 5
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6
1.1 ý nghĩa vấn đề cơ giới hoá và tình hình trang bị MXD ở Việt 6
Nam
1.2 Công dụng, phân loại tổng thể máy xây dựng 6
1.3 Các hệ thống cơ bản của máy xây dựng 7
1.4 Các thông số cơ bản của máy xây dựng 21
Chương 2 MÁY NÂNG – VẬN CHUYỂN 23
2.1 Công dụng - Phân loại 23
2.2 Các thiết bị nâng đơn giản 24
2.3 Các loại máy trục 28
2.4 Qui phạm về an toàn trong sử dụng máy nâng 32
Chương 3 MÁY LÀM ĐẤT 34
3.1 Ý nghĩa của công tác làm đất và phân loại máy làm đất 34
3.2 Tính chất cơ lý của đất - khái niệm về lực cản khi đào và cắt 34
3.3 Máy xúc một gầu 36
3.4 Máy đào chuyển đất 39
3.5 Máy đầm đất 46
Chương 4 MÁY VÀ THIẾT BỊ GIA CỐ NỀN MÓNG 51
4.1 Khái niệm chung về máy đóng cọc 51
4.2 Búa đóng cọc Diezel 52
4.3 Máy khoan cọc nhồi 55
4.4 Máy cắm bấc thấm 58
Chương 5 MÁY VÀ THIẾT BỊ SẢN SUẤT VẬT LIỆU 61
5.1 Máy và thiết bị gia công đá 61
5.2 Máy và thiết bị sản xuất bêtông ximăng 62
Chương 6 MÁY VÀ THIẾT BỊ LÀM ĐƯỜNG 67
6.1 Khái niệm và phân loại 67
6.2 Máy rải bêtông nhựa 67
6.3 Trạm trộn bêtông nhựa nóng 69
Chương 7 KHÁI QUÁT VỀ SỬ DỤNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG KHI 73
SỬ DỤNG MÁY XÂY DỰNG
7.1 Phương pháp xác định nhu cầu xe máy 73
7.2 An toàn lao động trong sử dụng máy xây dựng 74
7.3 Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của việc sử dụng máy xây dựng 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
3
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay trong cơ chế mở cửa, ngành xây dựng ở nước ta đã và đang được
các nước trên thế giới Liên doanh xây dựng các công trình, với qui mô, chất lượng
ngày càng cao. Hiện nay ở nước ta đã và đang áp dụng nhiều công nghệ mới và
sử dụng thiết bị thi công tiên tiến của nhiều nước trên thế giới với nhiều chủng loại
hết sức đa dạng và phong phú.
Để đáp ứng nhu cầu học tập cho học viên đạt hiệu quả cao hơn. Chúng tôi
có dịp nâng cấp cuốn giáo trình này trên cơ sở có sửa chữa và bổ sung nhiều vấn
đề mới .
Giáo trình Máy xây dựng được biên soạn theo nội dung, chương trình đã
được duyệt. Nhằm giới thiệu các khái niệm cơ bản về chi tiết máy, về cấu tạo,
nguyên lý làm việc của các loại máy xây dựng thường được sử dụng trong thi công
cầu đường.
Sách còn giới thiệu về phạm vi sử dụng, ưu, khuyết điểm chính của các chi
tiết và một số cơ cấu chính của các máy thông thường, các phép tính cơ bản trong
việc tính toán năng suất máy...đồng thời cũng trình bày một số vấn đề chung về
bảo dưỡng, sửa chữa máy và qui tắc an toàn trong sử dụng máy.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn hội đồng thẩm định, các đồng nghiệp cùng
các bạn đọc có liên quan đến ngành máy xây dựng đã đọc và góp ý kiến cho bản
thảo nhằm nâng cao chất lượng biên soạn.
Vì trình độ hiểu biết có hạn, kinh nghiệm viết và trình bày một giáo trình
còn chưa nhiều, nên trong quá trình biên soạn và in ấn tài liệu chắc chắn sẽ còn có
thiếu sót.
Chúng tôi mong được sự góp ý, xây dựng của các đồng nghiệp và bạn đọc
gần xa để cuốn giáo trình được hoàn thiện hơn.
TÁC GIẢ
MỞ ĐẦU
4
Máy xây dựng là danh từ chung chỉ các máy và thiết bị phục vụ cho công tác
xây dựng cơ bản: dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải, thuỷ lợi...
1 - Lịch sử phát triển
Từ đầu thế kỷ XIX khi động cơ hơi nước ra đời đồng thời cũng xuất hiện
máy móc xây dựng .
- Năm 1812 đã xuất hiện máy nạo vét lòng sông
- Năm 1836 máy xúc có dung tích gầu q = 1.14m3 và năng suất (30 40)
m3/h ra đời .
Tiếp theo là máy trộn bêtông, thang máy...chạy bằng động cơ hơi nước được
sản xuất.
Khi động cơ đốt trong, động cơ điện, khí nén...được chế tạo thì máy móc
xây dựng cũng được hoàn thiện theo và đạt tới trình độ hoàn hảo.
Ở nước ta, từ chỗ chỉ có vài chục máy lu hơi nước và máy trộn bêtông do
Pháp để lại từ 1954, đến nay lực lượng máy xây dựng trong toàn quốc đã có
khoảng 100 nghìn máy và thiết bị các loại. Các máy xây dựng này chủ yếu được
trang bị cho các nghành thuộc Bộ xây dựng, Bộ giao thông vận tải và Bộ thuỷ lợi,
số còn lại nằm rải rác trong các nghành kinh tế khác.
2 - Nội dung chương trình
Đối với học viên ngành xây dựng Cầu - Đường nói riêng và học viên các
ngành không chuyên nói chung. Môn học máy xây dựng cung cấp những kiến thức
cơ bản về nguyên lý, cấu tạo, các đặc tính kỹ thuật chủ yếu, các tính năng tác dụng,
phạm vi ứng dụn ...