Danh mục

Giáo trình Mô đun Chuẩn bị sản xuất giống: Phần 2 - Lê Hải Sơn (chủ biên)

Số trang: 58      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.88 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (58 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình mô đun: Chuẩn bị sản xuất giống được biên soạn dựa trên chương trình chi tiết mô đun chuẩn bị sản xuất giống tôm sú, giới thiệu về kiến thức và kỹ năng cho các công đoạn chuẩn bị trang thiết bị cho trại sản xuất giống tôm sú. Phần 2 trình bày về lấy nước vào bể lắng và xử lý nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Mô đun Chuẩn bị sản xuất giống: Phần 2 - Lê Hải Sơn (chủ biên) 23 Bài 3: LẤY NƢỚC VÀO BỂ LẮNG Mã bài: MĐ02-03 Lấy nước vào bể lắng là một khâu trong quá trình chuẩn bị sản xuất tôm giống. Nước lấy vào bể lắng đòi hỏi phải đầy đủ nước cho suốt quá trình sản xuất, thời gian lấy nước không kéo dài quá lâu và phải lấy được nước sạch sẽ giúp giảm chi phí xử lý và đảm bảo các yêu cầu sản xuất giống. Để đảm bảo các yêu cầu trên, cần thiết phải kiểm tra nguồn nước trước khi lấy, cách lấy nước vào vào bể lắng và xử lý nước đúng theo yêu cầu kỹ thuật. Mục tiêu: - Nêu được các tiêu chuẩn của nguồn nước; - Thực hiện được việc lấy nước vào bể lắng. A. N I DUNG CỦA BÀI 1. Kiểm tra nguồn nƣớc trƣớc khi lấy 1.1. Tiêu chuẩn nguồn nước Theo tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam về cơ sở sản xuất giống tôm biển – Yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh thú y (Tiêu chuẩn ngành 95:2005). Nguồn nước và chất lượng nước mặn là nước biển sau khi đưa vào bể lắng phải đạt được các chỉ tiêu yêu cầu sau: - Độ mặn lớn hơn 25‰ và ổn định trong mùa vụ sản xuất. - pH = 7,5-8,5 - Nhiệt độ: t = 28 – 32oC - Oxy hòa tan (DO) lớn hơn 5mg/l - Độ trong lớn hơn 30cm - NH3 nhỏ hơn 0,1mg/l - NO2 nhỏ hơn 1mg/l - Hàm lượng thủy ngân nhỏ hơn 0,01mg/l - Hàm lượng kim loại nặng khác nhỏ hơn 0,01mg/l Để kiểm tra các tiêu chuẩn chất lượng nước, sẽ tiến hành đo các chỉ tiêu môi trường nước bao gồm: Đo độ mặn, pH, Oxy hòa tan (DO), độ kiềm, nhiệt độ, độ trong, kiểm tra sinh vật lơ lửng... Kim loại nặng sẽ được khử trong quá trình xử lý nước (Bài 4) 24 Bảng 2.3.1. Trang thiết bị đo chỉ tiêu nước TT Chỉ tiêu đo Thiết bị Tỷ trọng kế 1 Độ mặn Khúc xạ kế Giấy quỳ 2 pH Test kit Máy đo điện cực DO test kit 3 Oxy hòa tan (DO) Máy đo Oxy hòa tan (Oxy metter) 4 Độ kiềm kH test kit 5 Nhiệt độ Nhiệt kế 6 Độ trong Đĩa Secchi 1.2. Đo độ mặn 1.2.1. Đo bằng tỷ trọng kế (Areometer) 25 Tỷ trọng kế: Là ống thủy tinh Phần dưới có Cột giấy có chia độ đường kính lớn, chứa các hạt chì nhỏ, Phần trên có đường kính nhỏ hơn, chứa Vạch chỉ độ mặn cột giấy có chia độ của nước mẫu chỉ độ mặn. Nước mẫu Hình 2.3.1. Tỷ trọng kế Cách đo như sau: - Bƣớc 1: Cho mẫu nước vào đầy ống nhựa hoặc vào ly có độ cao thích hợp để tỷ trọng kế không chạm đáy khi đo Hình 2.3.2. Lấy mẫu nước vào ống - Bƣớc 2: Cho tỷ trọng kế vào ống nhựa - Bƣớc 3: Chờ tỷ trọng kế đứng yên trong ống nhựa Hình 2.3.3. Cho tỷ trọng kế vào ống 26 - Bƣớc 4: Đọc số trên vạch chia độ ở ngay mức nước. Số này là độ mặn của nước trong ao Hình 2.3.4. Đọc kết quả ở mức nước 1.2.2. Đo bằng khúc xạ kế Bên ngoài khúc xạ kế có các chi tiết Chỉnh độ nét chính: - Nắp nhựa trắng trong, đóng mở được Rãnh hiệu chỉnh - Gương nhận mẫu nước màu xanh trong, cố định bên dưới nắp nhựa Nắp nhựa - Rãnh hiệu chỉnh - Bộ phận chỉnh độ nét, có thể xoay tròn được - Mắt đọc tròn nhỏ, ở giữa bộ phận chỉnh độ nét. Nhìn vào mắt có thể Hình 2.3.5. Khúc xạ kế thấy màn hình như bên dưới Màn hình có dãy số chỉ tỷ trọng của mẫu thử ở bên trái và dãy số chỉ độ mặn của nước ở bên phải. Trị số ở ranh giới của nền xanh và nền trắng là độ mặn của mẫu nước Hình 2.3.6. Kết quả đo là ranh giới của phần xanh và trắng 27 Cách đo độ mặn như sau: 1. Cho 1-2 giọt nước mẫu vào giữa gương nhận mẫu nước Hình 2.3.7. Cho mẫu nước vào gương nhận mẫu 2. Đậy nắp nhựa sát vào gương nhận mẫu sao cho giọt nước phân tán đều và không tạo thành bọt khí Hình 2.3.8. Đậy nắp nhựa 3. Hướng khúc xạ kế về phía ánh sáng (mặt trời hoặc đèn) 4. Đưa phần sau khúc xạ kế vào sát mắt và nhìn vào mắt đọc kết quả Hình 2.3.9. Nhìn vào mắt đọc kết quả 28 5. Đọc trị số ở vị trí ranh giới giữa phần xanh và trắng của màn hình. Đây chính là độ mặn của mẫu nước 6. Rửa gương nhận mẫu nước và nắp nhựa bằng vài giọt nước cất 7. Dùng giấy mềm, mịn chùi khô gương nhận mẫu nước và nắp nhựa. Bảo quản Hình 2.3.10. Đọc kết quả nơi khô ráo. Hiệu chỉnh khúc xạ kế Sau nhiều lần sử dụng, khúc xạ kế có thể cho kết quả không chính xác. Chỉnh lại như sau: 1. Cho 1-2 giọt nước cất hoặc nước đã biết trước độ mặn vào giữa gương nhận mẫu nước. 2. Đậy nắp. 3. Hướng bộ phận nhận mẫu nước về phía ánh sáng. 4. Nhìn vào mắt đọc kết quả, xoay nhẹ bộ phận chỉnh độ nét để nhìn thấy thật rõ trị số nằm ở ranh giới giữa phần xanh và trắng của màn hình. 5. Dùng tuốc-nơ-vít nhỏ cho vào rãnh hiệu chỉnh, xoay qua lại để ranh giới của 2 phần trắng và xanh ở vị trí số 0 (nếu là nước cất) hoặc ở trị số c ...

Tài liệu được xem nhiều: