Danh mục

Giáo trình Mô đun Phòng trị bệnh ấu trùng tôm: Phần 1 - Nguyễn Thị Phương Thanh

Số trang: 100      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.09 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Mô đun Phòng trị bệnh ấu trùng tôm: Phần 1 trình bày những hiểu biết chung về bệnh ấu trùng tôm và sử dụng thuốc trong sản xuất giống tôm, phòng bệnh tổng hợp, phát hiện và trị bệnh do vi khuẩn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Mô đun Phòng trị bệnh ấu trùng tôm: Phần 1 - Nguyễn Thị Phương Thanh 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỊ BỆNH ẤU TRÙNG TÔM MÃ SỐ: MĐ06 NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ Trình độ: Sơ cấp nghề A B 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ06 3 LỜI GIỚI THIỆU Nghề sản xuất giống tôm sú trong những năm qua đã cung cấp con giống, góp phần phát triển nghề nuôi tôm xuất khẩu của Việt Nam. Thành quả đạt được của nghề sản xuất giống tôm sú là rất lớn nhưng nâng cao chất lượng đàn giống là vấn đề cần thiết và cấp bách, đòi hỏi người sản xuất giống tôm cần có những hiểu biết và tuân thủ qui trình sản xuất giống tôm sú. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Sản xuất giống tôm sú trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho người làm nghề sản xuất giống tôm sú và bà con lao động vùng có khả năng sản xuất giống tôm sú, giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động sản xuất giống tôm sú phát triển bền vững. Được tạo điều kiện về nguồn lực và phương pháp làm việc từ Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo Trường Trung học thủy sản; chúng tôi đã tiến hành biên soạn giáo trình mô đun ”Thu hoạch và tiêu thụ tôm sú giống” dùng cho học viên. Giáo trình đã được phản biện, nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo tài liệu, đi thực tế tìm hiểu và được sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp tại một số đơn vị thông qua các buổi hội thảo. Chương trình dạy nghề “Sản xuất giống tôm sú” trình độ sơ cấp gồm các mô đun: MĐ01. Xây dựng trại sản xuất giống Thời gian đào tạo 64 giờ MĐ02. Chuẩn bị sản xuất giống Thời gian đào tạo 60 giờ MĐ03. Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục Thời gian đào tạo 64 giờ MĐ04. Cho tôm đẻ Thời gian đào tạo 48 giờ MĐ05. Ương nuôi ấu trùng Thời gian đào tạo 68 giờ MĐ06. Phòng trị bệnh ấu trùng tôm Thời gian đào tạo 80 giờ MĐ07. Thu hoạch và tiêu thụ tôm sú giống Thời gian đào tạo 80 giờ Giáo trình “Phòng trị bệnh ấu trùng tôm” được biên soạn dựa trên chương trình mô đun “Phòng trị bệnh ấu trùng tôm” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề sản xuất giống tôm sú. Giáo trình là cơ sở cho giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Sản xuất giống tôm sú”. Giáo trình “Phòng trị bệnh ấu trùng tôm” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về bệnh tôm, phương pháp và kỹ năng phòng bệnh ấu trùng tôm, nhận biết một số bệnh thường gặp bằng các dấu hiệu bệnh lý và biện pháp xử lý. Nội dung của Giáo trình gồm 06 bài: 4 Bài 1: Những hiểu biết chung về bệnh ấu trùng tôm và sử dụng thuốc trong sản xuất giống tôm Bài 2: Phòng bệnh tổng hợp Bài 3: Phát hiện và trị bệnh do vi khuẩn Bài 4: Phát hiện và trị bệnh do nấm Bài 5: Phát hiện và trị bệnh do ký sinh trùng Bài 6: Phát hiện và xử lý bệnh do môi trường Nhóm xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Dạy nghề, các Viện, Trường, cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, thầy cô giáo đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giáo trình này được hoàn thành. Tuy nhiên, giáo trình cũng không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Nguyễn Thị Phương Thanh 2. Lê Thị Minh Nguyệt 5 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN Chẩn đoán: xác định bản chất của một bệnh. Ký sinh trùng: là động vật (vật ký sinh) sống nhờ hoặc trong một sinh vật sống khác (vật chủ). Vật ký sinh lấy chất dinh dưỡng và gây bệnh cho ký chủ. Vật chủ: Một cá thể sinh vật bị sinh vật khác gây bệnh. Mầm bệnh: Một tác nhân có khả năng gây bệnh. Tác nhân gây bệnh: Mọi sinh vật gây ra hoặc góp phần vào việc hình thành bệnh. 6 MỤC LỤC BÀI 1: NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ BỆNH ẤU TRÙNG TÔM ...........8 VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRONG SẢN XUẤT GIỐNG TÔM ........................8 1. Khái niệm bệnh ...........................................................................................8 2. Nguyên nhân và điều kiện để phát sinh bệnh tôm ......................................8 3. Các loại bệnh ở ấu trùng tôm ....................................................................10 4. Các con đường lây truyền bệnh ................................................................11 5. Các con đường xâm nhập của tác nhân gây bệnh.....................................14 6. Phòng bệnh tổng hợp trong trại sản xuất giống tôm ................................14 7. Sử dụng thuốc trong sản xuất giống tôm ..................................................16 BÀI 2: PHÒNG BỆNH TỔNG HỢP ...............................................................24 1. Phòng bệnh bằng hóa chất ........................................................................24 2. Phòng bệnh bằng vitamin ...................................................................... ...

Tài liệu được xem nhiều: