Danh mục

Giáo trình - Ngư loại II (Giáp xác &Nhuyễn thể)-p2-chuong 5-6

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.93 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CHƯƠNG V:LỚP POLYPLACOPHORA Polyplacophora theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là mang nhiều tấm vỏ (poly=nhiều, placo=tấm, phora=mang hay đeo). Polyplacophora còn được gọi là ốc Song kinh (Chiton), một lớp nhỏ trong ngành Mollusca bao gồm khoảng 800 loài sống hoàn toàn ở biển. Chiton là những Mollusca biển có sự thích ứng cao với đời sống ở vùng triều (intertidal zone) có nền đáy cứng, đặc biệt là ở các bãi đá. Chiton điển hình có chiều dài khoảng 3-10 cm đối với nhóm Lepidochiton và hơn 30 cm đối với nhóm Cryptochiton Thái Bình Dương. Đặc điểm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình - Ngư loại II (Giáp xác &Nhuyễn thể)-p2-chuong 5-6 CHƯƠNG V:LỚP POLYPLACOPHORA Polyplacophora theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là mang nhiều tấm vỏ (poly=nhiều, placo=tấm, phora=mang hay đeo). Polyplacophora còn được gọi là ốc Song kinh (Chiton), một lớp nhỏ trong ngành Mollusca bao gồm khoảng 800 loài sống hoàn toàn ở biển. Chiton là những Mollusca biển có sự thích ứng cao với đời sống ở vùng triều (intertidal zone) có nền đáy cứng, đặc biệt là ở các bãi đá. Chiton điển hình có chiều dài khoảng 3-10 cm đối với nhóm Lepidochiton và hơn 30 cm đối với nhóm Cryptochiton Thái Bình Dương. Đặc điểm dễ nhận dạng của Chiton là có vỏ ngoài, 8 tấm vỏ nằm ngang và xếp chồng lên nhau như mái ngói che phủ mặt lưng. Các tấm vỏ được tiết ra từ mô màng áo. Chiton có nhiều tấm vỏ nên cơ thể dễ dàng uốn cong theo chiều lưng bụng tùy vào hình dạng của vật bám. Màng áo bên dày được gọi là vành đai màng áo. Hầu hết các loài, vành đai mang áo có mang nhiều gai bằng can-xi được tiết ra độc lập với các tấm vỏ (Hình 18). Xoang màng áo của Chiton là hai rãnh chạy dọc hai bên mặt bụng cơ thể. Mang lược gắn vào vách của rãnh xoang màng áo, mỗi mang lược gồm hơn 80 sợi tơ mang kết lại có dạng hình lông chim. Các lá mang chia rãnh màng áo thành các ngăn nước đi vào và ngăn nước đi ra trong quá trình trao đổi khí. Nước đi vào nhờ hoạt động của các tơ mang, nước chảy vào từ phía trước và chảy ra ở phía sau, vì vậy chất thải được thải ra theo dòng nước từ phía sau. Dòng chảy của máu bên trong mao mạch ở mang chảy ngược với dòng nước tạo thành hệ thống trao đổi khí ngược dòng nước (countercurrent exchange system) giúp tăng cường khả năng trao đổi khí. Chân Chiton phát triển và to, chiếm gần hết diện tích mặt bụng, đế chân phẳng được dùng không chỉ để di chuyển mà còn để bám chặt trên mặt đá. Chiton di chuyên nhờ sự uốn cong của cơ bàn chân dạng gợn sóng tương tự như Gastropoda. Trong tình trạng bình thường Chiton chủ yếu bò trên mặt đá nhưng trong tình trạng nguy hiểm (gặp các động vật ăn thịt) thì vành đai (phân mềm xung quanh vỏ) bám sát vào đá, cơ chân co lại cùng với sự tiết chất nhầy xung quanh vành đai màng áo giúp Chiton hút chặt trên nền đá. Cách này cũng giúp Chiton thích ứng với đời sống trong môi trường có nhiều sóng lớn. 151 Hình 18: Hình thái cấu tạo của Thân mềm thuộc lớp Polyplacophora. Theo Aarhus University, 1999. The Invertebrates, An Illustrated Glossary. International M.Sc. Programme in Marine Sciences. Hệ thống thần kinh của Chiton thì đơn giản (Hình 19), nhiều loài không có hạch thần kinh và một số loài có hạch thần kinh kém phát triển. Hệ thống giác quan thoái hóa, Chiton trưởng thành không có cơ quan thăng bằng, xúc tu và mắt. Một số loài, có nhiều cơ quan hình thành trên mô màng áo thông ra ngoài qua những lỗ nhỏ trên vỏ có khả năng cảm nhận ánh sáng. Những nghiên cứu vi cấu trúc gần đây cho thấy các cơ quan này có chức năng tiết ra chất sừng thay thế cho những lớp bị mòn do tác động của môi trường trong quá trình sống. 152 Hình 19: Hệ thần kinh điển hình của Chiton. Theo M.S. Gadiner, Biology of the Invertebrates. Copyright © 1972 MCGraw-Hill Company, Inc., Newyork. Trích dẫn bởi Jan A. Pechenik, 2000. Miệng của Chiton ở phía trước, hậu môn ở phía sau, ống tiêu hóa thẳng. Chiton ăn những rong tảo nhỏ bám trên bề mặt đá (giá thể) bằng cách dùng lưỡi sừng để cạp; một số loài ăn động vật. Một đôi tuyến tiêu hóa ở hầu, thường được gọi là tuyến Đường (tuyến tiêu hóa carbohydrate), tiết ra enzyme amylase vào trong dạ dày. Thời gian bắt mồi thường xảy ra khi ngập nước (triều lên) và chúng hoạt động mạnh về đêm. Chiton là loài động vật ít hoạt động, chỉ di chuyển khi kiến ăn nhưng thường có tập tính quay về chính chỗ chúng ẩn nấp hàng ngày (homing behaviour). Mẫu hóa thạch cho thấy Chiton tồn tại hơn 500 triệu năm trước. Bằng chứng tiến hóa về mối quan hệ giữa Polyplacophora và các lớp thuộc Mollusca khác chưa rõ ràng nhưng có giả thuyết cho rằng một số Mollusca tiến hóa trực tiếp từ tổ tiên là Polyplacophora. Chiton có lẽ đã tách biệt rất sớm từ nhánh chính của Molluca trong quá trình tiến hóa giống như các nhóm có hình dạng giun (Caudofoveata và Solengastres). 153 CHƯƠNG VI:LỚP GASTROPODA Gastropoda theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là chân ở mặt bụng (gastro=bụng, pod=chân). Gastropoda là nhóm lớn nhất trong ngành Mollusca, bao gồm khoảng 40-75 ngàn loài ốc (snail) và ốc sên (slug) còn tồn tại trên trái đất. Gastropoda cũng là nhóm thích nghi cao nhất trong ngành Mollusca, chúng không chỉ có số lượng loài lớn mà còn có sự phân bố rộng ở nhiều sinh cảnh khác nhau như sông, hồ, vùng triều, biển sâu và sống phù du trong nước. Ngoài ra, Gastropoda còn phân bố trên cạn như trên mặt đất, trên cây và cả ở sa mạc. Phương thức sống và tập tính ăn của chúng cũng đa dạng, ăn thức ăn lơ lửng, ăn thực vật, ăn động vật, ăn chất lắng tụ ở nền đáy và sống ký sinh. Ở một cá thể ốc điển hình, cơ thể gồm khối nội tạng (visceral mass) chứa tất cả cơ quan nội tạng nằm phía trên của chân. Khối nội tạng thường được bảo vệ bởi một vỏ cuộn (coiled univalve shell), hình dạng vỏ rất đa dạng (Hình 20). Tùy từng loài mà kích thước vỏ của ốc khác nhau, có những loài ở giai đoạn trưởng thành vỏ chỉ dài khoảng 1mm nhưng cũng có những loài vỏ dài đến 60cm. Cơ thể Gastropoda gắn vào bên trong của vỏ bằng cơ trục (columellar muscle) kéo dài từ bên trong chân của ốc đến trục trung tâm của vỏ. Cơ trục có vai trò quan trọng trong các vận động của cơ thể, thò ra khỏi vỏ hoặc rút vào bên trong vỏ. Hầu hết Gastropoda đều có một vỏ cuộn, một số loài có vỏ kém phát triển hoặc không có vỏ như ở lớp phụ Mang sau (Opisthobranchia). Hệ thống phân loại của Gastropoda rất phức tạp, có nhiều đặc điểm thể hiện sự khác nhau so với nguồn gốc tổ tiên như phần đầu thường rất phát triển, có mắt, xúc tu và ...

Tài liệu được xem nhiều: