Danh mục

Giáo trình Nguyên lý chi tiết máy - CĐ Giao thông Vận tải

Số trang: 169      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.06 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Nguyên lý chi tiết máy cung cấp cho người học những kiến thức như: Cấu tạo cơ cấu; Cơ cấu bốn khâu bản lề; Cơ cấu cam; Cơ cấu bánh răng; Các cơ cấu đặc biệt; Cơ sở bố trí truyền động các cơ cấu; Mối ghép; Truyền động đai; Truyền động bánh răng; Truyền động trục vít; Truyền động xích.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nguyên lý chi tiết máy - CĐ Giao thông Vận tải ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCMTRƯỜNG CĐ GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH ----------------------- GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ – CHI TIẾT MÁY BIÊN SOẠN: NGÔ THỊ KIM UYỂN LƯU HÀNH NỘI BỘ- NĂM 2015 1 GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ – CHI TIẾT MÁY GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC a. Vị trí, tính chất môn học Môn học được bố trí vào học kỳ 2 của khóa học và sau khi học sinh học xong các môn học, mô đun sau: Cơ kỹ thuật, vật liệu và công nghệ kim loại, vẽ kỹ thuật, dung sai lắp ghép và KTĐL, nhiệt kỹ thuật... b. Mục tiêu của môn học: Kiến thức chuyên môn - Môn học này cung cấp những kiến thức cơ bản nhất để sinh viên bước đầu đisâu tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại cơ cấu, cụm cơ cấu cơ bảntrong cơ khí. - Vận dụng các kiến thức để giải một số bài tập đơn giản. - Củng cố kiến thức phần lý thuyết chuyên môn, vận dụng vào thực tế sản xuất. Kỹ năng nghề - Kỹ năng lắng nghe; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng lập kế hoạch và tổ chứccông việc; - Kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin; - Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Thái độ lao động - Rèn luyện cho học sinh thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác trong thực hiện côngviệc. - Thái độ biết lắng nghe, ham học hỏi, hứng thú với công nghệ. - Thái độ cầu tiến, biết tuân thủ nội quy, quy chế của trường, lớp Các kỹ năng cần thiết khác Bình tĩnh, tự tin biết kết hợp và làm việc theo nhóm. Nội dung môn học. Chương 1: Cấu tạo cơ cấu Chương 2: Cơ cấu bốn khâu bản lề Chương 3: Cơ cấu cam Chương 4: Cơ cấu bánh răng Chương 5: Các cơ cấu đặc biệt. Cơ sở bố trí truyền động các cơ cấu Chương 6: Mối ghép 2Chương 7: Truyền động đaiChương 8: Truyền động bánh răngChương 9: Truyền động trục vítChương 10: Truyền động xích 3 LỜI NÓI ĐẦU Trong vòng 20 năm trở lại đây, ngành công nghiệp ô tô đang phát triển rấtmạnh mẽ. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng ô tô sử dụng trong xã hội ngày càngnhiều, đặc biệt là ô tô đời mới nên nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, kỹ thuật viên đểphục vụ ngành công nghệ ô tô là rất lớn. Để giúp cho cán bộ hướng dẫn, người học và thợ sửa chữa ô tô những kiến thứcvề ô tô, kiến thức trong giáo trình được sắp xếp lôgic các chi tiết máy và cụm chi tiếtmáy. Dựa vào đó, nhóm tác giả đã tiến hành biên soạn giáo trình. Trong quá trình biên soạn giáo trình này, nhóm tác giả đã kết hợp kinh nghiệmgiảng dạy và nguồn tài liệu của hãng TOYOTA Việt Nam. Do thời gian có hạn nênkhông thể trình bày được các thông số hay quy trình kiểm tra của nhiều hãng xe vàogiáo trình này, cho nên người dạy và người học có thể tham khảo thêm các tài liệu củacác dòng xe khác để việc sử dụng giáo trình có hiệu quả hơn. Khi biên soạn giáo trình,chúng tôi đã cố gắng cập nhật những kiến thức thực tiễn có liên quan đến môn học vàphù hợp với đối tượng sử dụng để giáo trình có tính thực tiễn. Nội dung của giáo trình: “Nguyên Lý – Chi Tiết Máy” được biên soạn với dunglượng là 90 giờ lý thuyết, bao gồm các chương sau: Chương 1: Cấu tạo cơ cấu Chương 2: Cơ cấu bốn khâu bản lề Chương 3: Cơ cấu cam Chương 4: Cơ cấu bánh răng Chương 5: Các cơ cấu đặc biệt. Cơ sở bố trí truyền động các cơ cấu Chương 6: Mối ghép Chương 7: Truyền động đai Chương 8: Truyền động bánh răng Chương 9: Truyền động trục vít Chương 10: Truyền động xíchMục tiêu cần đạt được về kiến thức và kỹ năng sau khi học:- Về kiến thức: Được đánh giá qua bài kiểm tra viết, tự luận, trắc nghiệm đạt các yêucầu sau: 4 + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại cơ cấu, cụm cơ cấucơ bản trong cơ khí. + Vận dụng các kiến thức để giải một số bài tập đơn giản.- Về kỹ năng: Đánh giá được kỹ năng của sinh viên trong bài kiểm tra đạt các yêu cầusau: + Kỹ năng lắng nghe; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng lập kế hoạch và tổ chứccông việc; + Kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin; + Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.- Về thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác trong thực hiện công việc. Giáo trình được biên soạn cho đối tượng là sinh viên Cao đẳng ngành Côngnghệ Ô tô và cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho học sinh TCCN, CĐN cũng như kỹthuật viên đang làm việc ở các hãng sửa chữa và garage ô tô. Nhóm tác giả xin chân thành cám ơn tập thể cán bộ giảng dạy tại Khoa KỹThuật Ô tô Trường Cao ...

Tài liệu được xem nhiều: