Danh mục

Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 2 - CĐ Kinh tế đối ngoại

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 146.47 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp theo phần 1, giáo trình Nguyên lý kế toán phần 2 trình bày nội dung: Báo cáo tài chính, nguyên tắc và cách lập bảng cân đối kế toán, tìm hiểu nội dung và kết cấu tài khoản, khái niệm bảng cân đối tài chính. Hãy tham khảo tài liệu này giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm trong việc giảng dạy và sinh viên có thêm tư liệu học tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 2 - CĐ Kinh tế đối ngoại CHƯƠNG II: BẢNG CĐKT VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN2.1 BÁO CÁO TÀI CHÍNH2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa Khái niệm Báo cáo tài chính là báo cáo kế toán cung cấp các thông tin về tìnhhình tài chính, tình hình kinh doanh và luồng tiền của một doanh nghiệp,đáp ứng nhu cầu hữu ích cho những người sử dụng trong việc đưa ra cácquyết định kinh tế. * Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp thông tin củadoanh nghiệp về: - Tài sản - Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu - Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ - Các luồng tiền. Ý nghĩa - Cung cấp thông tin khái quát, tổng hợp nhất về tình hình tài chính,về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Cho phép kiểm tra, phân tích, đánh giá - Giúp các đối tượng sử dụng thông tin đưa ra các quyết định.2.1.2 Yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính Yêu cầu - Trung thực và hợp lý - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với qui địnhcủa từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợpvới nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp đượccác thông tin đáng tin cậy. Trang 10 / 27 CHƯƠNG II: BẢNG CĐKT VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính - Hoạt động liên tục - Trình bày trung thực: Các báo cáo tài chính cần phải trình bàytrung thực về tình hình tài chính, các đặc điểm kinh doanh thông qua cácchỉ tiêu phản ánh trong các báo cáo. Đảm bảo nguyên tắc này giúp chonhững đối tượng sử dụng báo cáo tài chính thu nhận và phân tích đúng đắnmọi tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, từ đó có quyết địnhđúng đắn. - Cơ sở dồn tích - Nhất quán - Trọng yếu và tập hợp: Theo nguyên tắc này, doanh nghiệp phảitrình bày những thông tin trọng yếu riêng, không được tổng hợp với cácthông tin không trọng yếu khác làm cho sự nhận biết của những người sửdụng thông tin của báo cáo tài chính bị hạn chế, không đầy đủ, thậm chí bịsai lệch. Thông tin trọng yếu là những thông tin có tính quyết định, liênquan nhiều đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Các thông tin nàykhông thể thiếu được trong quá trình nhận biết khả năng tài chính và raquyết định kinh doanh đối với những người sử dụngNgược lại, để đơn giảnvà dễ hiểu, những thông tin đơn lẻ, không trọng yếu, có thể tổng hợp đượcthì cần phải phản ánh dưới dạng các thông tin tổng quát. - Bù trừ: Theo nguyên tắc này, một số thông tin có thể được bù trừcho nhau, còn một số thông tin lại không được phép bù trừ cho nhau khilập báo cáo tài chính. Ví dụ tài sản và công nợ, thu nhập và chi phí khôngđược bù trừ cho nhau. Tuy nhiên, nếu ở một số chỉ tiêu nào đó được phépbù trừ thì cần phải xem xét tính trọng yếu của nó để thuyết minh, diễn giảirõ ràng trong Thuyết minh báo cáo tài chính”. - Có thể so sánh2.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính Theo qui định hiện hành thì báo cáo tài chính gồm 4 báo cáo: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhTrang 11 / 27 CHƯƠNG II: BẢNG CĐKT VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Bảng thuyết minh báo cáo tài chính: để giải trình2.2 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN2.2.1 Khái niệm BCĐKT là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộgiá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tạimột thời điểm nhất định (thường là cuối tháng, cuối quí, cuối năm). BCĐKT là 1 báo cáo bắt buộc, được nhà nước qui định thống nhấtvề mẫu biểu, phương pháp lập, nơi phải gửi và thời hạn gửi. * Đặc điểm - Phản ánh tổng quát toàn bộ TS, NV theo một hệ thống chỉ tiêuđược qui định thống nhất. - Phản ánh TS, NV dưới hình thức giá trị - Phản ánh “ tình hình tài chính của DN” ở một thời điểm nhất định: + Các nguồn lực kinh tế mà DN kiểm soát + Quyền lợi của chủ nợ đối với các nguồn lực đó + Giá trị mà chủ sở hữu có trong DN2.2.2 Nguyên tắc lập và trình bày BCĐKT - Bảng CĐKT phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trìnhbày báo cáo tài chính, nhưng không được áp dụng “nguyên tắc bù trừ”. - Các khoản mục tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệtthành ngắn hạn và dài hạn * Các yếu tố của Bảng CĐKT Tài sản: - Là nguồn lục do DN kiểm soát - Có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai Nợ phải trả: là nghĩa vụ hiện tại của DN phát sinh từ cácgiao dịch và sự kiện đã qua mà DN phải thanh toán từ các nguồn lực củamình. Nguồn vốn chủ sở hữu: Trang 12 / 27 CHƯƠNG II: BẢNG CĐKT VÀ TÀI KHO ...

Tài liệu được xem nhiều: