Danh mục

Giáo trình Nuôi cầy hương - MĐ02: Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ

Số trang: 120      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.39 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Nuôi cầy hương - MĐ02: Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ giúp người học có khả năng tự nuôi cầy hương, làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực liên quan đến nuôi cầy hương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nuôi cầy hương - MĐ02: Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI CẦY HƯƠNG MÃ SỐ: M02NGHỀ: NUÔI NHÍM, CẦY HƯƠNG, CHIM TRĨ Trình độ: Sơ cấp nghề HÀ NỘI, 2014 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanhthiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ03 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đàotạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đốitượng học viên là lao động nông thôn, với nhiều độ tuổi, trình độ văn hoá và kinhnghiệm sản xuất khác nhau. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cáchkhoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghềnghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và cáckỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lựcthực hiện. Chương trình đào tạo nghề Nuôi nhím, cầy hương và chim trĩ được xâydựng trên cơ sở nhu cầu học viên và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồDACUM. Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô-gícnhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về nuôinhím, cầy hương và chim trĩ. Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông dânhoặc những người có nhu cầu học tập. Các mô đun được thiết kế linh hoạt có thểgiảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường. Sau khi đàotạo, học viên có khả năng tự nuôi cầy hương, làm việc tại các doanh nghiệp, trangtrại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vựcliên quan đến nuôi cầy hương. Mô đun nuôi cầy hương gồm có 4 bài: Bài 1: Xây dựng chuồng nuôi cầy hương Bài 2: Chọn giống cầy hương Bài 3: Nuôi dưỡng và chăm sóc cầy hương Bài 4: Phòng và trị bệnh cho cầy hương Việc xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp DACUM dùng chođào tạo sơ cấp nghề ở nước ta là mới, vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế vàthiếu sót. Ban xây dựng chương trình và tập thể các tác giả mong muốn nhận đượcsự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạn đồngnghiệp để chương trình hoàn thiện hơn./.. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Mai Thị Thanh Nga. Chủ biên 2. Vũ Việt Hà. Thành viên 3. Mai Anh Tùng. Thành viên MÔ ĐUN: NUÔI CẦY HƯƠNG Mã mô đun: MĐ03 Giới thiệu mô đun Mô đun MĐ03 “ Nuôi cầy hương” có thời gian học tập là 120 giờ trong đó Người học sau khi học xong mô đun này có khả năng xây dựng được chuồngtrại, lựa chọn được cầy hương giống, nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh chocầy hương. Mô đun này được giảng dạy theo phương pháp dạy học tích hợp giữa lýthuyết và thực hành, kết thúc mô đun được đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệmvà làm bài tập thực hành. Bài 1: Xây dựng chuồng nuôi cầy hương MĐ03-01 Mục tiêu - Nêu được đặc điểm chính trong quy trình xây dựng chuồng nuôi cầy hươngđúng kỹ thuật - Lựa chọn được nguyên vật liệu xây dựng chuồng nuôi cầy hương. - Làm được các loại chuồng nuôi cầy hương A. Nội dung 1. Địa điểm xây dựng và hướng chuồng 1.1. Địa điểm xây dựng Địa điểm nuôi Cầy hương cần phải đảm bảo: + Bằng phẳng + Cao ráo + Yên tĩnh + Thông thoáng + Cách xa khu dân cư + Không gần các đường quốc lộ lớn + Giao thông thuận tiện, đảm bảo để vận chuyển thức ăn và các sản phẩmchăn nuôi. + Hạn chế không cho các động vật khác tiếp xúc với cầy hương Chuồng nuôi cầy hương cần đảm bảo có đủ nguồn nước sạch bởi nước dùngđể uống, vệ sinh chuồng trại, tưới cây,… Chuồng trại được bố trí và xây dựng trên quỹ đất hiện có của các cơ sở hoặccác trại chăn nuôi. Hiện nay, có nhiều cách thức lựa chọn khi làm chuồng nuôi Cầyhương như: + Làm phòng rộng + Xây ô chuồng + Làm cũi. Chuồng có thể thiết kế đơn giản bằng cách xây tường xi măng trên mộtkhoảng sân trống hình chữ nhật. Tường xây cao khoảng 1m bao quanh phía trêntường là lưới B40 và có cửa mở ra vào chắc chắn.Việc lựa chọn cách thức nào tùythuộc vào các điều kiện hiện có của cơ sở gây nuôi và các hộ chăn nuôi. Tuy nhiên khi xây dựng chuồng nuôi theo kiểu nào cũng cần đảm bảo: + Mái lợp ngói + Thoáng mát + Hệ thống cửa sổ đóng, mở thuận lợi ...

Tài liệu được xem nhiều: