Danh mục

Giáo trình Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin: Phần 2

Số trang: 59      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.76 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (59 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu về Công nghệ thông tin, mời các bạn cùng tham khảo "Giáo trình Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin: Phần 2" dưới đây. Nội dung tài liệu cung cấp cho các bạn những kiến thức về thiết kế mô hình hệ thống thông tin tổng thể, thiết kế thành phần dữ liệu, thiết kế thành phần xử lý và thiết kế giao diện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin: Phần 2 Giáo trình: Phân tích & thiết kế HTTT. CHƯƠNG VI: THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN TỔNG THỂ 1. MÔ HÌNH TỔNG THỂ Phần này ứng với giai đoạn nghiên cứu khả thi trong quá trình xây dựng một hệ thống thông tin. Sau khi phân tích hệ thống (khảo sát, điều tra, mô tả hệ thống) chúng ta đã xây dựng các mô hình ở mức quan niệm và logic, nhưng chưa đề cập đến việc hệ thống sẽ vận hành như thế nào. Bước xây dựng mô hình tổng thể cho hệ thống là phải làm rõ điều đó. Chúng được thể hiện trên các mặt sau: • Tổ chức hệ thống máy tính. • Lựa chọn phần mềm, tổ chức lưu trữ, trao đổi, sao lưu dữ liệu. • Bố trí phần mềm, dự kiến phân quyền cho các nhóm người dùng. 2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG MÁY TÍNH Một số mô hình tổng thể tổ chức hệ thống máy tính: 2.1. Hệ thống được tổ chức thực thi trên 01 máy đơn Đây là mô hình đơn giản nhất. Nó có ưu điểm là chi phí đầu tư cho phần cứng thấp (chỉ cần 01 máy). Nhược điểm là hình thức này chỉ thích hợp với những hệ thống của đơn thể nhỏ, không đòi hỏi phải trao đổi, truyền thông dữ liệu trong nội bộ hệ thống. Nếu phạm vi của vấn đề và bản chất của bài toán phù hợp với hình thức tổ chức này thì đây là sự lưa chọn tối ưu. Những hệ thống thông tin trước đây (thập niên 80, 90 ở thế kỷ trước). 2.2. Hệ thống được tổ chức thực thi rời rạc trên nhiếu máy đơn Đây là mô hình được triển khai trên nhiều máy đơn nhưng các máy này không cần kết nối mạng để chia sẽ, trao đổi dữ liệu thường xuyên. Đặc điểm của phương pháp tổ chức này là chi phí đầu tư không cao (bằng tổng chi phí đầu tư của tất cả các máy cộng lại). Nó thích hợp với những bài toán mà khi giải quyết không cần chia sẽ, trao đổi dữ liệu. Nhược điểm là khi cần tổng hợp kết quả thì đòi hỏi phải nối kết dữ liệu. Thí dụ hệ thống dữ liệu tuyển sinh đại học trong những năm vừa qua được tổ chức theo mô hình này. 2.3. Hệ thống được tổ chức thực thi trên một mạng cục bộ Đây là mô hình được triển khai trên nhiều máy được kết nối với nhau trong một mạng cục bộ. Có thể trong mạng này có một máy chủ (SERVER) và nhiều máy trạm (CLIENTS) hay các máy tính gồm các máy nối kết ngang hàng. Đặc điểm của mô hình này là chi phí đầu tư không cao, thích hợp với những tổ chức có nhiều đơn vị có vị trí địa lý gần nhau, có thể bảo đảm tính bảo mật của dữ liệu đối với môi trường bên ngoài. Nếu hệ thống tổ chức lưu trữ tất cả các dữ liệu trên SERVER, các máy trạm chỉ thực thi các chức năng thì có thể chia sẽ những dữ liệu dùng chung. Nhược điểm của mô hình này là khó khăn trong việc bảo đảm tính toàn vẹn cho dữ liệu khi nhiều người cùng thao tác trên cùng một cơ sở dữ liệu. Những hệ thống triển khai trên những tổ chức mà có nhiều đơn vị có khoảng cách địa lý xa, khi trao đổi dữ liệu với nhau có thể gặp khó khăn nhất là khi cần tìm kiếm, truy xuất thông tin trên nhiều nguồn dữ liệu, phạm vi tìm kiếm lớn (dữ liệu nhiều) có thể ảnh hưởng tới những thao tác thông thường. Biên soạn: Ths. Đinh Khắc Quyền & ThS. Phan Tấn Tài. 95 Giáo trình: Phân tích & thiết kế HTTT. 2.4. Hệ thống được tổ chức thực thi trên một mạng diện rộng. Đây là mô hình được triển khai trên nhiều máy được kết nối với nhau trong một mạng diện rộng. Các máy tính trong hệ thống có thể kết nối tương tác với nhau. Với mô hình này dữ liệu của hệ thống thông tin có thể bố trí phân mảnh ở nhiều nơi. Có một số phương pháp phân mảnh dữ liệu: theo bề ngang, theo chiều dọc hay nhân bản nhiều nơi. Mô hình tổ chức này thích hợp cho những hệ thống thông tin triển khai trên diện rộng. Tuy nhiên chi phí đầu tư cho mô hình tổ chức này cao, việc tham khảo những dữ liệu dùng chung sẽ gặp khó khăn, nếu không sẽ vi phạm tính toàn vẹn và nhất quán của dữ liệu nếu tổ chức nhân bản nhiều nơi. Mô hình này có thể thích hợp với những hệ thống thông tin mà những dữ liệu dùng chung không (hoặc ít) biến động. Việc lựa chọn mô hình tổng thể phải dựa vào: • Bản chất của hệ thống, yêu cầu của tổ chức: hệ thống thích hợp với mô hình tổng thể nào. Nếu hệ thống phức tạp nhưng chỉ cần triển khai trên 01 máy hay một số máy không cần phân tán thì chẳng nên áp dụng trên một mô hình khác làm gì. • Quy mô của tổ chức như thế nào? Cơ cấu của tổ chức có bao gồm nhiều đơn vị thành phần hay không? Các đơn vị có cần truyền thông thông tin với nhau hay không? khoảng cách địa lý giữa các đơn vị có xa nhau hay không?... • Tình hình tài chính, thiết bị, phần cứng, phần mềm. Giải pháp lựa chọn mô hình tổng thể nào cũng phải dựa trên việc đầu tư tài chính, thiết bị, phần cứng cũng như phần mềm hệ thống (hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu). Việc lựa chọn mô hình cũng phải dựa trên cơ sở tiết kiệm và định hướng chắc chắn giải quyết được vấn đề. Chủng loại thiết bị, tính năng (đáp ứng tính khả thi về kỷ thuật), giá cả và thời hạn đáp ứng cũng cần đề cập khi quyết định. • Trình độ tin học của nhóm thực hiện dự án. Khi quyết định lựa chọn một mô hình tổng thể cũng cần xem xét đội ngũ tham gia, họ có thế mạnh gì, đã thành thạo với hệ thống thông tin này hay một hệ thống tương tự chưa, có khả năng làm chủ với ngôn ngữ lập trình hay hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào?... • Hiệu quả kinh tế mang lại, nghĩa là phải ước lượng được trả lại đầu tư. • Trong thực tế người ta thường chọn một giải pháp lai giữa các mô hình trên xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Trong thực tế, thường khi triển khai một hệ thống thông tin thì hệ thống máy tính đã tồn tại. Nhóm dự án thường chỉ có việc lập kế hoạch để tổ chức lại, có thể mua sắm, trang bị thêm, thay đổi vị trí lắp đặt, kết nối. Nếu phải trang bị lắp đặt mới thì đây là cơ sở để lập các hợp đồng mua sắm cung cấp thiết bị. Chủng loại thiết bị: những máy móc nào, đảm bảo những yêu cầu kỷ thuật nào cần phải sắm và thời điểm đáp ứng cũng phải đ ...

Tài liệu được xem nhiều: