Danh mục

Giáo trình Pháp lý đại cương: Phần 1 - Trường Đại học Ngoại thương

Số trang: 127      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.14 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Pháp lý đại cương: Phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như: lí luận Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật; một số vấn đề cơ bản về pháp luật dân sự Việt Nam; công pháp quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Pháp lý đại cương: Phần 1 - Trường Đại học Ngoại thương LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình “Pháp lý đại cương” được biên soạn để phục vụ cho chương trình đào tạo đại học đang được triển khai ở Trường Đại học Ngoại thương. Đối tượng nghiên cứ của môn học “Pháp lý đại cương là những vấn đề cơ bản nhất về nhà nước và pháp luật; về pháp luật trong nước (pháp luật dân sự) và về pháp luật quốc tế (công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế). Khi nêu ra đối tượng nghiên cứu, các tác giả đã căn cứ vào mục tiêu về kiến thức pháp lý cần được trang bị cho sinh viên các trường đại học kinh tế với các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh và một số ngành học khác; căn cứ vào mục tiêu đào tạo cán bộ kinh tế đối ngoại nói chung và cán bộ quản trị kinh doanh quốc tế nói riêng của Trường Đại học Ngoại thương. Đối tượng phục vụ của giáo trình là sinh viên thuộc mọi loại hình đào tạo thuộc ngành kinh tế, ngành Quản trị kinh doanh với các chuyên ngành kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, pháp luật kinh doanh quốc tế… đang học tập ở Trường Đại học Ngoại thương. Để đáp ứng nhu cầu học tập trong trong trường, kể từ lần xuất bản thứ nhất (năm 1990) cho đến nay, giáo trình đã được tái bản nhiều lần. Trong lần tái bản thứ sau này, các tác giả có sửa chữa, bổ sung và chỉnh lí nội dung của giáo trình cho phù hợp với những đổi thay của pháp luật trong nước và quốc tế của môi trường kinh doanh cũng như của tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Giáo trình gồm 4 chương. Nội dung các chương liên quan tới những kiến thức chung về nhà nước và pháp luật, về bản chất và vai trò của pháp luật, về pháp luật dân sự, về Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế. Giáo trình cũng đề cập tới những nguyên lý chung về kí kết và thực hiện hợp đồng dân sự, về thời hiệu tố tụng, về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài v.v.. Ngoài ra, còn có ba phụ lục kèm theo làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu. Giáo trình do tập thể giáo viên Bộ môn Luật (Khoa Quản trị kinh doanh) Trường Đại học Ngoại thương biên soạn: Giáo sư, Tiến sĩ Luật, Nhà giáo Nhân dân NGUYỄN THỊ MƠ, Chủ biên, biên soạn Chương I, Chương III và chịu trách nhiệm sửa chữa toàn bộ cả 4 chương trong lần tái bản thứ sáu này. Cố Phó giáo sư, Tiến sĩ Luật HOÀNG NGỌC THIẾT, biên soạn Chương II và Chương IV. Giáo trình “Pháp lý đại cương” đề cập tới những vấn đề pháp lý chủ yếu nhất liên quan tới các môn học ở giai đoạn chuyên ngành. Những kiến thức có được từ môn học pháp lý đại cương góp phần làm phong phú thêm khối kiến thức về các môn học cơ bản, giúp cho sinh viên có hành trang cơ bản để tiến tới nghiên cứu các môn học “Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại” hoặc môn học “Pháp luật thương mại quốc tế, môn học “Pháp luật doanh nghiệp”v.v.. ở giai đoạn giáo dục chuyên ngành. Đó là những vấn đề pháp lý chủ yếu có liên quan tới các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động kinh doanh quốc tế nói riêng. Những vấn đề như vậy không thể chứa đựng hết trong khuôn khổ của một giáo trình, vì vậy giáo trình còn tồn tại những sai sót là không thể tránh khỏi. Các tác giả rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của độc giả. Chúng tôi chân thành cảm ơn bạn đọc về những ý kiến đóng góp quý báu. T/M Các tác giả Chủ biên GS. TS. NGND NGUYỄN THỊ MƠ CHƯƠNG I LÍ LUẬN MÁC – LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC LÍ LUẬN MÁC – LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Là một môn khoa học xã hội, lí luận Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật nghiên cứu những hiện tượng xã hội nhà nước và pháp luật. Lí luận về nhà nước và pháp luật sẽ giải đáp những vấn đề chung, cơ bản về những nguyên nhân, điều kiện phát sinh nhà nước và pháp luật; về những quy luật phát triển của nhà nước và pháp luật; thay thế kiểu nhà nước và pháp luật này bằng kiểu nhà nước và pháp luật khác; về bản chất, hình thức, chức năng của nhà nước và pháp luật, đặc biệt là nhà nước và pháp luật XHCN; về mối quan hệ hữu cơ giữa nhà nước và pháp luật. Lí luận về nhà nước và pháp luật là môn khoa học nhập môn đối với luật học. Nó giới thiệu những khái niệm và phạm trù cơ bản về nhà nước và pháp luật, vì vậy nó mang tính chất triết học khái quát. Đây là môn khoa học về phương pháp luật, có nhiệm vụ trình bày đặc thù của việc áp dụng phương pháp biện chứng Mác-xít vào các hiện tượng nhà nước và pháp luật. Lí luận về nhà nước và pháp luật chiếm một vị trí trung tâm trong hệ thống các môn khoa học chuyên nghiên cứu về những hiện tượng nhà nước và pháp luật. Mác, Ănghen, Lênin là những người đặt cơ sở cho khoa học về lí luận nhà nước và pháp luật. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã nghiên cứu rất sâu những quy luật phát sinh và phát triển của nhà nước và pháp luật. II. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, vấn đề nhà nước là vấn đề chủ yếu, vấn đề then chốt trong toàn bộ hệ thống chính trị. Đây cũng là “… vấn đề phức tạp nhất, khó khăn nhất… là vấn đề mà các học giả, các nhà văn, các nhà triết học tư sản đã làm cho rắc rối nhất”. Để có sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của nhà nước và pháp luật, theo lời dạy của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, chúng ta phải dựa trên quan điểm lịch sự, để nghiên cứu các hiện tượng nhà nước và pháp luật. Điều đó có nghĩa là phải bắt đầu bằng việc phân tích nguồn gốc lịch sử, điều kiện lịch sử làm xuất hiện nhà nước và pháp luật, phải nghiên cứu xem nhà nước và pháp luật đầu tiên ra như thế nào, do những nguyên nhân gì? 1. Quan điểm Mác – Lênin về nguồn gốc phát sinh nhà nước và pháp luật Chủ nghĩa Mác – Lê nin coi nhà nước và pháp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: