Danh mục

Giáo trình Phòng trị bệnh chung cho nhiều loài vật nuôi (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp

Số trang: 52      Loại file: pdf      Dung lượng: 896.61 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 27,000 VND Tải xuống file đầy đủ (52 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Phòng trị bệnh chung cho nhiều loài vật nuôi cung cấp cho người học những kiến thức như: Các bệnh do vi khuẩn gây ra bệnh nhiệt thán; bệnh do virus gây ra bệnh dại; Các bệnh do ký sinh trùng gây ra bệnh động vật ký sinh do nhiễm bẩn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Phòng trị bệnh chung cho nhiều loài vật nuôi (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: PHÕNG TRỊ BỆNH CHUNG CHO NHIỀU LOÀI VẬT NUÔI NGÀNH, NGHỀ: THÚ Y TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP/CAO ĐẲNG(Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TCĐNĐT-ĐT ngày 13 tháng 07 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017 Bài 1. NHẬP MÔN Trong thiên nhiên, bên cạnh những mầm bệnh gây riêng cho con người như kýsinh trùng sốt rét, lỵ amíp,... ngoài ra còn có những sinh vật chẳng những phát triển,gây bệnh được trên loài người mà còn sống và gây bệnh trên nhiều loài động vậtkhác. Do sống trong cùng một môi trường, con người và các động vật có dịp, cónhiều cơ hội truyền cho nhau những mầm bệnh ít nhiều đã thích nghi trên cơ thểmình.۞ Định nghĩa bệnh chung Virchow, thế kỷ XIX đã đưa ra một khái niệm bệnh động vật (zoonosis: zoo =động vật; nosis = bệnh). Năm 1967, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa bệnh độngvật là những bệnh nhiễm trùng được truyền từ động vật có xương sống sang ngườitrong điều kiện thiên nhiên và ngược lại. Tác nhân gây bệnh động vật bao gồm nhiều loại mầm bệnh gây nhiễm: từ cácvirus, các vi khuẩn, cho đến các ký sinh trùng, tất cả đều có thể gây bệnh cho ngườilẫn thú. Với virus và vi khuẩn, việc gây nhiễm cho người cũng như cho các động vậtcó phần đơn giản, mầm gây bệnh xâm nhập hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp qua cácvéctơ. Đối với các ký sinh trùng thì vấn đề có phần phức tạp hơn nhiều, vì chúng phảitrải qua một chu trình phát triển, như qua một ký chủ trung gian rồi mới có khảnăng gây nhiễm (Trypanosoma, Toxoplasma,...). Với một số ký sinh trùng khác, từgiai đoạn trưởng thành ở ký chủ này chuyển sang giai đoạn trưởng thành ở ký chủkhác thì đòi hỏi phải qua một hoặc nhiều giai đoạn ấu trùng, mà các giai đoạn ấutrùng đó không nhất thiết xảy ra trên một ký chủ. Hơn nữa, tùy theo loại ký sinhtrùng mà giai đoạn trưởng thành hay giai đoạn ấu trùng, hay cả hai đều có khả nănggây sang thương, bệnh tật. 1۞ Thế nào là bệnh nhiễm trùng huyết Là tình trạng bệnh hỗn hợp gồm nhiễm độc huyết, sốt và sự có mặt của một sốlượng lớn tác nhân gây bệnh trong máu: vi khuẩn, virus, protozoa… Nhiễm khuẩn huyết (bacteremia): là tình trạng vi khuẩn có mặt trong máutrong một thời gian tạm thời và nó không gây ra các triệu chứng lâm sàng. Nhiễm trùng huyết (septicenmia): các tác nhân gây bệnh có mặt trong máutrong suốt tiến trình của bệnh và nó gây ra các triệu chứng lâm sàng.۞ Những triệu chứng lâm sàng do nhiễm trùng huyết gây ra: sốt, xuất huyếtđiểm dưới da hay dưới niêm mạc.۞ Những bệnh nhiễm trùng huyết Nhiệt thán, Pasteurellosis, Salmonellosis, Dịch tả heo,… 2 Bài 2. CÁC BỆNH DO VI KHUẨN GÂY RA BỆNH NHIỆT THÁN (ANTHRAX)I. ĐỊNH NGHĨA Bệnh truyền nhiễm quá cấp tính chung cho nhiều gia súc và người; Đặc điểm: gây nhiễm trùng huyết, chết đột ngột, xác chết có máu màu đen chảy ratừ các lổ tự nhiên, máu ít đông, lách phì đại và không có sự cứng đơ của tử thi.II. CĂN BỆNH Hình dạng vi khuẩn B. anthracis dưới kính hiển vi Do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra, Gram dương, trực khuẩn lớn, 2 đầuvuông (giống hình đốt tre), hiếu khí, không di động, có giáp mô và bào tử.  Tác dụng của giáp mô: (1) bảo vệ cơ thể chống lại thực bào, (2) là mộttrong những yếu tố độc lực của vi khuẩn.  Nha bào (bào tử) có hình bầu dục, nằm giữa thân vi khuẩn và không cho vikhuẩn biến hình đi; là một hình thức chống đỡ và bào tồn của vi khuẩn và đượchình thành trong 5 điều kiện: + Có đầy đủ O2 tự do; + Nhiệt độ thích hợp: 12-42,5oC; + Ẩm độ thích hợp; + Thiếu chất dinh dưỡng; + Môi trường trung tính hay kiềm tính. Sức đề kháng + Nha bào: rất mạnh (dưới đất sâu thiếu không khí và ánh sáng tồn tại 60năm), sức nóng ẩm, sự xấy khô không ảnh hưởng đến nha bào. + Hóa chất: formol là chất sát trùng tốt nhất đối với vi khuẩn B. anthracis. 3 Các yếu tố độc lực: capsule và ngoại độc tố (exotoxin) + Ngoại độc tố: Gồm 3 yếu tố (mỗi 1 yếu tố bản chất là protêin và không chịunhiệt). (1): Yếu tố gây phù; (2): Kháng nguyên bảo vệ; (3): Yếu tố gây chết; → Khi (2) + (3): gây chết; (1) + (2): gây phù; (1) + (3): không hoạt động; (1) +(2) + (3): gây chết, phù, hoại tử dẫn đến chết.III. TRUYỀN NHIỄM HỌC Động vật cảm thụ: tất cả động vật có vú, kể cả người; trâu, bò, dê, cừu cảm thụ ...

Tài liệu được xem nhiều: