Danh mục

Giáo trình : PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI part 5

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 411.85 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

-Khoá đào tạo thực hành: Học trong khi làm Lớp đào tạo này được gắn vào quá trình triển khai các hoạt động của dự án. Trong đó có đào tạo cho các nông dân chủ chốt để sau này họ có thể tham gia trực tiếp vào việc huấn luyện cho nông dân khác thực hiện các hoạt động dự án. Như vậy tại lớp học này có 2 đối tượng là học viên. Học viên là cán bộ cấp huyện là người học vừa là người đào tạo trực tiếp cho cán bộ huyện khác và nông dân....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình : PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI part 5Bảng 3.2. Tiên trình và vai trò của người tham gia trong TOT (Nguồn: Nguyễn Bá Ngãi, 1999).-Khoá đào tạo thực hành: Học trong khi làm Lớp đào tạo này được gắn vào quá trình triểnkhai các hoạt động của dự án. Trong đó có đào tạo cho các nông dân chủ chốt để sau nàyhọ có thể tham gia trực tiếp vào việc huấn luyện cho nông dân khác thực hiện các hoạtđộng dự án. Như vậy tại lớp học này có 2 đối tượng là học viên. Học viên là cán bộ cấphuyện là người học vừa là người đào tạo trực tiếp cho cán bộ huyện khác và nông dân. Vớitư cách trên họ phải thực hành giảng bài và hướng dẫn học viên dưới sự hỗ trợ của giáoviên. Như vậy phương pháp đào tạo chủ yếu là đào tạo kỹ năng bằng thực hành thông quacông việccụ thể, đánh giá và đúc rút. Những kỹ năng thiếu sẽ được bổ sung ngay trên hiện trườngdưới sự hướng dẫn của giáo viên.-Khoá đào tạo nâng cao Khoá đào tạo này được tiến hành gắn với tiến trình thực hiện hoạtđộng dự án tiếp theo. Đây là khoá học đặt mục tiêu đào tạo nâng cao cho học viên cấphuyện. Vì vậy trong khoá đào tạo này, học viên cấp huyện với vai trò là tập huấn viênchính, thựchành các kỹ năng thúc đẩy, hỗ trợ cho cán bộ cấp huyện khác và nông dân chủ chốt. Mộtgiáo viên của trung ương giữ vai trò giám sát, đánh giá và đúc rút.-Các khoá đào tạo tiếp theo Sau 3 khoá đào tạo cán bộ cấp huyện trở thành các tập huấnviên địa phương. Tiến trình như trên được lặp lại cho các khoá tiếp theo. Tuy nhiên, nộidung và phương pháp đào tạo được gọn nhẹ hơn. Những cán bộ cấp huyện khác và nôngdân chủ chết sẽ được các tập huấn viên địa phương đào tạo và sẽ trở thành tập huấn viênhướng dẫn nhân dân thực hiện các hoạt động dự án. TOT rất phù hợp cho đào tạo khuyếnnông khuyến lâm, đặc biệt cho việc đào tạo phương pháp có sự tham gia của người dântrong xây dựng kế hoạch, giám sát và đánh giá, các phương pháp quản lý trên cơ sở cộngđồng và đào tạo kỹ thuật đơn giản trong nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc, phòngchống sâu bệnh và bệnh gia súc v.v. Cán bộ chuyên môn cấp huyện được đào tạo thànhcác tập huấn viên địa phương sẽ phát huy tết cho các quá trình đào tạo tiếp theo. Bài họckinh nghiệm này có thể được áp dụng cho các chương trình, dự án phát triển nông thôn,đặc biệt là các dự án khuyến nông khuyến lâm. Đối với cán bộ cấp huyện được đào tạo đểtrở thành tập huấn viên địa phương cần được ưu tiên trang bị phương pháp giảng dạy cơbản, kỹ năng giao tiếp và thúc đẩy, tổ chức và quản lý khoá học. Vì vậy, khi tuyển chọnhọc viên là cán bộ cấp huyện phải chú ý đến yêu cầu tối thiểu về kiến thức và kỹ năngnghề nghiệp phải có. Ngoài việc đào tạo một cách cơ bản cho cán bộ cấp huyện trên lớpthì các quátrình đào tạo được thực hiện trong quá trình thực hiện các hoạt động dự án tương ứng.Kinh nghiệm cho thấy phương pháp học trong khi làm luôn đem lại kết quả cao nhất.TOT là một quá trình phải dựa trên thực tiễn để giải quyết các vấn đề đào tạo của thựctiễn. Đây là một quá trình nhậy cảm đòi hỏi phải có phương pháp và kỹ năng đúc rút từthực tế. Một thách thức đối với TOT là luôn đặt ra đa mục tiêu trong một quá trinh, nghĩalà TOT luôn giải quyết cả mục tiêu đào tạo và mục tiêu thực hiện các hoạt động dự án: đàotạo để thực hiện dự án và quá trình thực hiện dự án để đào tạo và ngay trong một quá trìnhđào tạo người dạy và cũng là người học. Vì vậy TOT cần tiếp lục được nghiên cứu và thửnghiệm về phương pháp để có thể áp dụng có hiệu quả hơn.3.5.2.2. Đào tạo và chuyển giao kiên thức cho nông dân• Những điểm cần lưu ý trong đào tạo và chuyển giao kiên thức cho nông dân Trên mảnh đất của mình, người nông dân vừa là người quản lý và cũng là người sảnxuất (trồng trọt, chăn nuôi...). Là người quản lý, người nông dân phải thực hiện chức năngra quyết định hoặc lựa chọn các phương án khác nhau, nghĩa là người nông dân cần phảicó kiến thức quản lý, biết tính toán hiệu quả, tổ chức sản xuất... Là người trồng trọt, ngườinông dân thực hiện các công việc đồng áng, chăn nuôi súc vật để tạo ra của cải vật chấtcho chính mình nên người nông dân cần có các kỹ năng bằng tay, cơ bắp, bằng mắt...,nghĩa là biết, hiểu và sử dụng thuần thục các kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi. Bản thân mỗi người nông dân đều có kiến thức và kỹ năng thực hành vốn có, nhưngkiến thức và kỹ năng đó không đủ đáp ứng đòi hỏi của kỹ thuật ngày càng cao để tạo ranhững sản phẩm của vật nuôi cây trồng ngày càng nhiều, có chất lượng cao. Do vậy ngườinông dân cần phải được học hỏi và đào tạo. Quá trình học hỏi và đào tạo được thực hiện bằng 2 con đường. Thứ nhất, học hỏibằng quá trình trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giữa những người dân sống trong cộngđồng và thứ hai, học tập, đào tạo kiến thức và kỹ năng mới với những người bên ngoàicộng đồng. Do vậy, việc đào tạo, chuyển giao kiến thức cho nông dân cần chú ý mấy điểmsau đây: -Kiến thức và kỹ năng vốn có của mỗi nông dân và của c ...

Tài liệu được xem nhiều: