![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Giao trình -Quản lý đất lâm nghiệp - chương 5
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giao trình -Quản lý đất lâm nghiệp - chương 5 73 CHƯƠNG 5 QUẢN LÝ ĐẤT RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 5.1. Khái niệm về quản lý đất rừng dựa vào cộng đồng Quản lý đất rừng dựa vào cộng đồng là sự hội tụ đầy đủ các phương diện xã hội, kỹ thuật và kiến thức bản địa. Đây là một hệ thống sinh thái nhân văn nằm trong mối tương tác giữa hệ xã hội – cộng đồng và hệ tự nhiên – hệ sinh thái rừng. Vì vậy quản lý rừng cộng đồng phải được xem xét trên cơ sở lý thuyết về hệ thống, về cộng đồng, bản địa, sở hữu và quyền hưởng dụng tài nguyên (Đinh Ngọc Lan, 2002). Một cộng đồng được định nghĩa như là: Những người sống tại một chỗ, trong một tổng thể nhóm người sinh sống tại cùng một nơi theo những luật lệ chung (từ điển Webs Ter). Ý tứ về tính chất tổng thể hoặc cùng nhau gắn bó là gốc ngữ nghĩa trong thuật ngữ cộng đồng. Trong khi từ cộng đồng ẩn dụ một nhóm người tổng thể sống tại một vị trí hoặc cùng với nhau theo một cách nào đó, thì từ thôn xã có nghĩa là giữa những nhóm khác nhau trong một cộng đồng (từ điển Oxford). Nói tới cộng đồng là nói tới toàn bộ thôn bản, thị trấn hoặc bất cứ một đơn vị xã hội nào khác thường có ranh giới trong không gian, còn thôn xã lại ẩn dụ những thành viên có hạn chế, những việc phân bổ lợi ích hoặc quyền lợi tới hưởng thụ cho các bộ phận của cộng đồng tách rời nhau về mặt xã hội. Lý luận về quyền sở hữu chung cung cấp nền tảng lý thuyết cho các hệ thống quản lý tài nguyên dựa trên cơ sở cộng đồng. Theo Bromley (1992), quyền sở hữu công cộng là tài nguyên hay tài sản được xây đắp bởi cộng đồng và được cộng đồng thừa nhận, người này sử dụng phụ thuộc vào người kia. Người sử dụng ở đây là người trong cộng đồng và các luật tục sử dụng do mọi thành viên của cộng đồng xây dựng nên. Quyền sở hữu cộng đồng có thể được pháp luật thừa nhận hoặc chỉ là một thứ “lệ làng”. Quyền sở hữu cộng đồng sẽ có hiệu lực hơn khi chúng được Nhà nước công nhận và bảo vệ. Mặc dầu có khá nhiều hệ quản lý rừng công cộng được phát triển và duy trì trong quá khứ tại nhiều nơi ở Nam và Đông Nam Á, nhưng trong mấy thập niên vừa qua nhiều hệ đó đã bị các chính sách quản lý khác làm thay đổi hoặc mất đi. Một trong những nhân tố quan trọng nhất dẫn tới sự suy thoái của việc quản lý rừng công hình như là do sự tham gia và quy chế hóa việc kiểm tra của Nhà nước trong quản lý rừng. Nhiều nhà quan sát đã thấy rằng sự quan tâm của địa phương tới quản lý rừng cộng đã bị giảm sút do hậu quả của việc quốc hữu hóa đất rừng và việc phát triển các cơ quan lâm nghiệp quốc gia (Arnold và Campbell, 1986). Trong thực tế, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng thường có nguồn gốc từ sự phá hủ y các thể chế địa phương vốn là những thể chế đã tạo ra các phương thức sử dụng tài nguyên lâu bền. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, việc phát triển các thể chế cộng đồng trong quản lý tài nguyên địa phương là nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế đị a phương phát triển, đồng thời cải thiện điều kiện sống của người dân nông thôn. Qua việc sử dụng rừng và đất rừng, hàng triệu người dân định cư đã phải điều chỉnh nhu cầu về tài nguyên rừng, nhưng những cộng đồng này thường ít có kinh nghiệm quản lý rừng và đất rừng. Chính vì vậy, nghiên cứu để tìm ra phương thức quản lý tài nguyên rừng hợp lý, vừa phát huy được những kinh nghiệm quản lý truyền thống của cộng đồng, vừa kết hợp được những kiến thức quản lý rừng hiện đại là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết trong giai đoạn hiện nay. 74 5.2. Cộng đồng dân cư thôn tham gia quản lí và bảo vệ rừng Một số nhận thức chung Cộng đồng dân cư: Công đồng dân cư tham gia quản lí và bảo vệ rừng được đề cập ở đây là Cộng đồng dân cư thôn, bản sống gần rừng, phụ thuộc nhiều vào rừng, có truyền thống, tập quán gắn bó cộng đồng với rừng trong các hoạt động chung của cộng đồng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng . Cộng đồng dân cư thôn, bản nếu có nhu cầu có thể - Được ký kết hợp đồng nhận khoán quản lí và bảo vệ rừn g với các tổ chức có chức năng (như Ban quản lí rừng phòng hộ, Ban quản lí rừng đặc dụng...) - Được giao rừng ( theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi ngày 14 tháng 12 năm 2004) Trong các quyết định của Chính phủ về hợp đồng khoán quản lí và bảo vệ rừng đặc dụng và rừng phòng hộ chỉ mới đề cập đến kí hợp đồng khoán giữa các cơ quan có chức năng với : Các tổ chức; Các hộ gia đình ; Các cá nhân...chưa đề cập đến kí hợp đồng khoán quản lí, bảo vệ với Cộng đồng dân cư thôn, bản. Tuy nhiên, theo luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi tháng 12 năm 2004, cộng đồng dân cư thôn, bản, được công nhận là một bộ phận (đối tác) được giao rừng (như các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân…) thì việc công đồng dân cư thôn, bản có thể đứng ra thay mặt cho toàn bộ hộ gia đình trong cộng đồng làm đối tác trong việc kí kết hợp đồng nhận khoán quản lí, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ với các cơ quan chức năng là hoàn toàn có cơ sở. Trên thực tế, những năm qua, các mô hình cộng đồng dân cư thôn, bản tham gia quản lí và bảo vệ rừng tại một số địa phương của các Dự án MRDP (SIDA); Dự án Sông Đà (GTZ); Dự án Cộng đồng tham gia Quản lí, bảo vệ rừng (UNDP)…đã thu được nhiều kết quả và kinh nghiệm tốt cần được nhân rộng. Điều kiện để cộng đồng dân cư thôn , bản có thể kí hợp đồng Quản lí, bảo vệ rừng : - Cộng đồng có nhu cầu nhận khoán quản lí, bảo vệ rừng - Các thành viên của cộng đồng (các hộ gia đình trong cộng đồng) nhất trí, đồng thuận cao trong việc cùng nhau thực hiện tốt quy trình quy phạm, chế độ chính sách khoán quản lí, bảo v ệ rừng của Nhà nước (biểu hiện bởi một Quy ước được cộng đồng dân cư xây dựng và nhất trí) - Các thành viên trong cộng đồng dân cư nhất trí đồng thuận kí kết hợp đồng khoán tậ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình đại học đất lâm nghiệp quản lý lâm nghiệp phát triển nông nghiệp nông lâm ngư nghiệpTài liệu liên quan:
-
Giáo trình phân tích một số loại nghiệp vụ mới trong kinh doanh ngân hàng quản lý ngân quỹ p5
7 trang 474 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 308 0 0 -
Hai mô hình phát triển và sự đổi mới kinh tế thông qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
348 trang 227 0 0 -
QUY CHẾ THU THẬP, CẬP NHẬT SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU DANH MỤC HÀNG HÓA BIỂU THUẾ
15 trang 217 1 0 -
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 5
23 trang 212 0 0 -
Giáo trình hướng dẫn phân tích các thao tác cơ bản trong computer management p6
5 trang 207 0 0 -
Giáo trình chứng khoán cổ phiếu và thị trường (Hà Hưng Quốc Ph. D.) - 4
41 trang 203 0 0 -
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG - NGÂN HÀNG ĐỀ THI HẾT HỌC PHẦN HỌC PHẦN: TOÁN KINH TẾ
9 trang 185 0 0 -
BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT MẠCH THS. NGUYỄN QUỐC DINH - 1
30 trang 181 0 0 -
Giáo trình phân tích giai đoạn tăng lãi suất và giá trị của tiền tệ theo thời gian tích lũy p10
5 trang 170 0 0