Danh mục

Giáo trình Quản lý dịch hại nho - MĐ04: Trồng nho

Số trang: 104      Loại file: pdf      Dung lượng: 9.90 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Quản lý dịch hại nho giới thiệu các kiến thức về các loại sâu, bệnh hại nho, biện pháp phòng trừ từng loại sâu bệnh và quản lý tổng hợp dịch hại; bên cạnh đó giáo trình sẽ giúp người học rèn luyện các kỹ năng nhận biết các loại sâu bệnh hại trong vườn nho, quyết định và thực hiện các biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn cho người động vật và môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản lý dịch hại nho - MĐ04: Trồng nho BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI NHO MÃ SỐ: MĐ 04 NGHỀ TRỒNG NHO Trình độ: Sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04 2 LỜI GIỚI THIỆU Cây nho thuộc họ Vitaceae, là loại cây lâu năm; sản phẩm thu hoạch chính là trái nho dùng để ăn tươi, chế biến làm rượu nho hay các loại nước giải khát khác. Ở Việt Nam diện tích trồng nho tập trung đến 90% ở Ninh Thuận và chủ yếu trái nho được dùng để ăn tươi. Đối với vùng có khí hậu ôn đới, cây nho chỉ cho thu hoạch mỗi năm một vụ, trong khi ở Ninh Thuận cây nho có khả năng sinh trưởng liên tục và cho thu hoạch 2 – 3 vụ mỗi năm, đạt năng suất bình quân từ 15 – 20 tấn/ha/năm. Vì vậy, cây nho được đánh giá là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế khá.. Nhưng để sản xuất bền vững và có hiệu quả kinh tế cao hơn người trồng nho cần được đào tạo dạy nghề theo các chương trình phù hợp. Chương trình đào tạo nghề “Trồng nho” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại vườn nho các địa phương có khí hậu nhiệt đới khô nóng, lượng mưa thấp có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ tiếp tục hành nghề trồng nho. Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) Chuẩn bị cây giống 2) Trồng mới 3) Chăm sóc nho 4) Quản lý dịch hại nho 5) Thu hoạch và tiêu thụ Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận sự hợp tác, giúp đỡ của Viện nghiên cứu bông Nha Hố, đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Trường khối nông nghiệp, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng nho”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. 3 Giáo trình mô đun“Quản lý dịch hại nho” giới thiệu các kiến thức về các loại sâu, bệnh hại nho, biện pháp phòng trừ từng loại sâu bệnh và quản lý tổng hợp dịch hại; bên cạnh đó giáo trình sẽ giúp người học rèn luyện các kỹ năng nhận biết các loại sâu bệnh hại trong vườn nho, quyết định và thực hiện các biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn cho người động vật và môi trường. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Phan Quốc Hoàn 2. Phan Duy Nghĩa 3. Lê Phương Hà 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Giới thiệu mô đun ............................................................................................... 6 Bài 1. Phòng trừ sâu hại ...................................................................................... 7 1. Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua)............................................................ 7 1.1. Đặc điểm hình thái ....................................................................................... 7 1.2. Triệu chứng và tác hại ................................................................................. 8 1.3. Biện pháp phòng trừ .................................................................................... 9 2. Nhện vàng ..................................................................................................... 10 2.2. Triệu chứng và tác hại ............................................................................... 10 2.3. Biện pháp phòng trừ .................................................................................. 11 3. Nhện đỏ (Eotranychus carpini) .................................................................... 11 3.2. Triệu chứng và tác hại ............................................................................... 12 3.3. Biện pháp phòng trừ .................................................................................. 13 4. Bọ trĩ ............................................................................................................. 14 4.2. Triệu chứng và tác hại ............................................................................... 15 4.3. Biện pháp phòng trừ .................................................................................. 15 5. Rệp sáp (Ferrisiana virgata) ........................................................................ 16 5.2. Triệu chứng và tác hại ............................................................................... 17 5.3. Biện pháp phòng trừ .................................................................................. 17 6. Rệp vảy (Eulecanium spp) .................. ...

Tài liệu được xem nhiều: