Danh mục

Giáo trình Quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Số trang: 78      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.85 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Quản lý dịch hại tổng hợp IPM với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày được các khái niệm về dịch hại, IPM; Trình bày được nguyên tắc và nguyên lý hoạt động của IPM; Giải thích được năm nguyên tắc hoạt động của IPM. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CHÍNH CỦA IPM MH 26-03 Giới thiệu: Chương học nghiên cứu về các biện pháp phòng trừ dịch hại, vai trò và ý nghĩa của mỗi biện pháp, sự kết hợp một cách khoa học, hiệu quả các biện pháp đơn lẻ thành chiến thuật hay chiến lược để quản lý các đối tượng dịch hại trên từng loại cây trồng khác nhau. Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày được khái niệm dịch hại + Giải thích được ý nghĩa của 1 phải 6 giảm, 3 giảm 3 tăng, 4 đúng, chiến lược và chiến thuật trong quản lý dịch hại, mức gây hại kinh tế và ngưỡng kinh tế. - Kỹ năng: + Nhận biết chính xác các loại dịch hại, thiên địch thu thập số liệu dịch hại, thiên địch ngoài đồng. Lập được kế hoạch phòng trừ dịch hại cây trồng định kỳ, đột xuất. + Xác định và quản lý được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, dịch hại. + Ứng dụng được các biện pháp quản lý sâu bệnh hại trên từng loại cây trồng theo IPM, nâng cao ý thức bảo vệ thiên địch và môi trường. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có ý thức trách nhiệm trong học tập + Có phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo và luôn cập nhật thông tin. 10. Các biện pháp IPM chung 10.1. Biện pháp kiểm dịch và khử trùng 10.1.1 Kiểm dịch Là biện pháp ngăn ngừa sự xâm nhập của các loài sâu, bệnh mới hoặc cỏ dại từ nước ngoài vào trong nước hoặc lây lan giữa các vùng trong nước. Đây là công việc hết sức quan trọng của bất cứ quốc gia nào. Nó được thể hiện bằng các văn bản luật và các điều lệ quy định chặt chẽ. 29 Sự xâm nhập của các loài sâu, bệnh, cỏ dại từ nước ngoài vào thường là đi cùng với sự đi lại, vận chuyển hàng hoá, nông phẩm hoặc trong các bao bì được đưa vào theo các cửa khẩu đường bộ, đường không hoặc đường thuỷ. Khi các loài sâu hại xâm nhập đến những vùng lãnh thổ mới, nếu gặp điều kiện khí hậu thuận lợi chúng thường phát triển rất mạnh mẽ vì không gặp phải sự khống chế của các loài thiên địch nơi bản địa. Các loài cỏ dại mới cũng thường phát triển rất nhanh vì không có các côn trùng gây hại hoặc vi sinh vật gây bệnh khống chế. Sự xâm nhập của ốc bưu vàng (Pomacea canaliculata) vào nước ta trong những năm 1985-1988 đã trở thành Chương học đáng ghi nhớ mãi mãi cho các thế hệ con cháu của chúng ta sau này. Theo quy định của các điều lệ kiểm dịch, tất cả các nguyên liệu thực vật bao gồm nông phẩm, hạt giống, cây giống, khi nhập vào trong nước không được mang theo sâu, bệnh. Những nông phẩm có nguồn gốc từ các vùng có các đối tượng kiểm dịch luôn luôn được kiểm tra rất chặt chẽ và thường không được nhập nội vào trong nước. Các loại cây có khả năng trở thành cỏ dại cũng hoàn toàn bị cấm. Trong danh sách các sinh vật được liệt vào đối tượng kiểm dịch thực vật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Những sinh vật này chia làm 3 nhóm: Nhóm 1 gồm 43 loài, được quy định cấm nhập vào trong nước những hạt giống cây trồng và các nông sản mang mầm móng các sinh vật này, hoặc được sản xuất trong những vùng có sinh vật đó. Nhóm 2 gồm 11 loài, được quy định trước khi nhập vào những hạt giống và vật liệu cây trồng, hoặc các nông sản bị nhiễm các sinh các nông sản bị nhiễm các sinh vật này đều phải xử lý khử trùng và áp dụng mọi biện pháp kiểm dịch thực vật nhằm ngăn chặn sự lây lan của chúng. Hệ thống kiểm dịch bao gồm các phòng thí nghiệm phân tích và giám định sâu, bệnh, cỏ dại ở Trung Ương và các địa phương : các trạm kiểm dịch đặt tại các cửa khẩu: các đội khử trùng nông phẩm và hạt giống. Ngoài ra còn có các vườn ươm sau kiểm dịch, làm nhiệm vụ theo dõi, phát hiện các đối tượng gây hại tiềm ẩn trong cây giống, hạt giống, như tuyến trùng, siêu vi trùng v.v… Hai vườn ươm sau kiểm dịch ở nước ta hiện nay đặt tại Từ Liêm (Hà Nội) và Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh). 10.1.2 Khử trùng Khử trùng các vật liệu làm giống (như hạt giống, hom giống, củ giống) bị nhiễm sâu, bệnh trước khi đem trồng cũng là một biện pháp để ngăn ngừa sâu, bệnh lan 30 rộng và phá hoại trên đồng rộng, giảm được chi phí phòng trừ trong sản xuất. Việc khử trùng thường được tiến hành với các thuốc diệt nấm, thuốc xông hơi diệt sâu, xử lý nước nóng, hoặc dùng tia phóng xạ v.v … Qua xử lý khử trùng có thể diệt được các bào tử nắm hoặc tuyến trùng trên bề mặt, hoặc một số trường hợp khác, cả ở bên trong hạt giống, ở bên ngoài hạt giống hay nguyên liệu giống thực vật. Khử trùng và xử lý hạt giống còn có tác dụng hạn chế sự phá hoại của các nắm bệnh, côn trùng và tuyến trùng sống trong đất trong thời kỳ đầu khi cây mới mọc. Làm sạch hạt giống bị lẫn hạt cỏ dại cũng là biện pháp để ngăn ngừa tác hại của cỏ dại trên đồng rộng. Tổ chức khử trùng ở nước ta hiện nay được đặt tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh. Với màng lưới hoạt rộng khắp cả nước. 10.2. Biện pháp canh tác Phòng trừ sâu bệnh bằng kỹ thuật canh tác là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại đối với bất cứ cây trồng nào. Các kỹ thuật phòng trừ bằng canh tác nhằm cải thiện điều kiện sinh thái theo hướng có lợi, đồng thời hạn chế được sự phát triển của sâu bệnh. Biện pháp canh tác trong phòng trừ sâu bệnh có nhiều ưu điểm, như hạn chế chi phí, dễ áp dụng trong sản xuất, không gây ảnh hưởng đến môi trường và phát huy được hiệu quả ngay từ đầu, khi sâu bệnh chưa phát triển và gây hại cho cây trồng. Do đó, biện pháp này rất chú ý trong phòng trừ tổng hợp. Nhiều kỹ thuật canh tác cổ truyền có tác dụng cao trong việc hạn chế sâu bệnh, nay đang được đánh giá lại để đưa vào chương trình phòng trừ tổng hợp. Biện pháp canh tác phòng trừ sâu bệnh nhìn chung mang tính phòng ngừa nhiều hơn là diệt trừ. Các kỹ thuật canh tác phòng trừ sâu bệnh bao gồm: làm đất vệ sinh đồng ruộng, chế độ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: