Danh mục

Giáo trình Quản lý trang trại: Phần 2

Số trang: 38      Loại file: docx      Dung lượng: 188.38 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của cuốn giáo trình "Quản lý trang trại" tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc những nội dung về hạch toán sản xuất trang trại và tổ chức bán sản phẩm và đánh giá trang trại. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản lý trang trại: Phần 2 Chương 6 (5 tiết) QUẢN LÝ CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT TRONG TRANG TRẠI I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ  QUẢN LÝ CÁC YẾU TỐ  SẢN XUÂT TRONG TRANG  TRẠI Quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại là quá tình lập kế hoạch, lựa chọn, kết hợp  và chuyển hóa các yếu tố sản xuất, còn gọi là yếu tố đầu vào (đất đai, vốn, lao động, ...) theo  một quy trình công nghệ nhất định để sản xuất ra các sản phẩm, còn gọi là đầu ra. Thực chất   đó chính là quá trình tổ chức và quản lý các yếu tổ sản xuất trong trang trại. Để  tiến hành sản xuất kinh doanh, trước tiên trang trại phải có dòng tài chính đi ra thị  trường để  thuê, mua máy móc thiết bị, vật tư  kỹ thuật và lao động cần thiết cho trang trại.   Các yếu tố này tác động lẫn nhau và không thể tách biệt trong quá trình sản xuất. Như vây, tổ  chức và quản lý các yếu tố sản xuất là nhằm tạo ra các yếu tố sản xuất phục vụ cho nhu cầu   sản xuất của trang trại.  Lập kế hoạch chính xác nhu cầu các yếu tố sản xuất, đúng khối lượng và thời điểm, mùa  vụ là cơ sở quan trọng để duy trì số lượng dự trữ các yếu tố sản xuất ở mức thấp nhất. Điều   này đòi hỏi phải lập kế  hoạch chính xác, chặt chẽ  đối từng loại vật tư, từng chi tiết, từng  nguyên liệu.  Mục đích tổng quát của quản trị  các yếu tố  sản xuất là tổ  chức, xác định và sử  dụng có   hiệu quả các yếu tố sản xuất kinh doanh. Mục đích cụ thể là: ­ Đáp ứng kịp thời nhu cầu các yếu tố sản xuất của trang trại, về chủng loại, số lượng,   chất lượng với giá cả hợp lý. ­ Giảm thiểu số lượng dự trữ các yếu tổ sản xuất. Cần căn cứ vào khối lượng công việc   ở các mùa vụ và định mức kinh tế kỹ thuật để xác định mức dự  trữ từng yếu tố hợp lý. ­ Tăng hiệu quả  của hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phẩn trả  lời câu hỏi “xác định   lựa chọn và kết hợp yếu tố đầu vào như thế nào?” để có hiệu quả cao nhất trong sản xuất.  Để tổ chức và quản lý tốt các yếu tố sản xuất, các trang trại cần phải xác định đúng nhu  cầu của từng yếu tố sản xuất trên cơ sở khối lượng công việc theo quý, tháng, mùa, cả  năm  và qui trình sản xuất cho từng loại cây trồng vật nuôi. Kinh nghiệm sản xuất của nhà quản trị  có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện yêu cầu này.   II. TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 2.1 Vị trí, mục đích tổ chức quản lý đất đai ­ Vị trí tổ chức quản lý đất đai: Đất đai là tư  liệu sản xuất chủ yếu không thể  thay thế  được trong trang trại và là tại nguyên quí hiếm, có giới hạn của nông nghiệp. Khả  năng sản  xuất của đất đai rất lớn, tuy nhiên năng suất của đất đai phụ  thuộc nhiều vào các biện pháp  khai thác và sử  dụng nó. Vì vậy, tổ  chức quản lý đất đai có vị  trí hết sức quan trọng trong   quản trị sản xuất kinh doanh trang trại. ­ Mục đích tổ chức quản lý đất đai là: + Bố  trí cây trồng, vật nuôi hợp lý để  sử  dụng đầy đủ  và có hiệu quả  nhất quỹ  đất đai  của trang trại.  + Nắm chắc tình hình, động thái của đất đai thông qua kế hoạch quy hoạch, chế độ trồng  trọt và chế độ chăn nuôi của trang trại.  + Áp dụng đồng bộ giải pháp quản trị, các giải pháp tổ chức kinh tế kỹ thuật và chế  độ  bảo vệ, bồi dưỡng,  tăng độ màu mở và chống xói mòn cho đất đai.  Nội dung tổ chức quản lý đất đai bao gồm công tác qui hoạch sử dụng đất đai và cải tạo,  bồi dưỡng nâng cao chất lượng đất đai trong quá trình sử dụng, nhằm nâng cao hiệu quả  sử  dụng đất.  2.2 Qui hoạch sử dụng đất đai  Qui hoạch sử  dụng đất đai được thực hiện khi tiến hành qui hoạch tổng thể  trang trại,  nhằm bố  trí và sử  dụng đất phù hợp theo đúng định hướng chiến lược phát triển trang trại.  Qui hoạch sử dụng đất đai bao gồm những hoạt động cụ thể như sau:   2.2.1 Phân loại đất Việc phân loại đất rất quan trọng, nó giúp trang trại nắm vững chắc được số  lượng và  chất lượng đất đai, thực trạng bố  trí sản xuất và sử  dụng đất đai, phát hiện tiềm năng của   đất đai,... để  có phương hướng, kế  hoạch và giải pháp quản lý sử  dụng, bảo vệ  và cải tạo   đất đai một cách khoa học và chặt chẽ nhằm không ngừng tăng giá trị  sản phẩm trên đơn vị  diện tích và độ màu mở của đất đai.  Căn cứ để phân loại đất đai bao gồm thực trạng, điều kiện nông hóa thổ nhưỡng,  thành   phần cơ giới của đất, vị trí, địa hình, cơ sở hạ tầng (đặc biệt là giao thông vận tải) điều kiện  tưới tiêu của đất đai,... Đây là cơ  sở  để  quy hoạch, bố  trí và xác định cơ  cấu cây trồng, vật   nuôi hợp lý, xác định giá trị và kinh tế của đất đai. ­ Căn cứ vào mục đích sử dụng, có thể phân chia đất đai thành các loại sau đây: + Đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp là đất được sử  dụng chủ  yếu sản xuất của ngành  trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Theo mục đích sử dụng, có thể  phân thành 3 loại:   đất trồng trot, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Đất trồng trọt có thể  phân làm 2 loại chủ yếu   là đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.  + Đất lâm nghiệp: Đất lâm nghiệp là đất chủ  yếu được dùng vào sản xuất lâm nghiệp  như: đất rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng và đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp. + Đất thổ cư: Đó là đất chủ yếu để xây dựng nhà ở và các công trình sinh hoạt của trang   trại. Tuy nhiên, do tính chất đặt thù của nông thôn, có một bộ  hận đáng kể  đất thổ  cư  dùng   cho xây dựng chuồng trại, chăn nuôi, đất vườn quanh nhà. + Đất chuyên dụng của trang trại: Là đất dùng để xây dựng các công trình thủy lợi, giao   thông ở trong nội bộ trang trại, đất xây dựng nhà kho, nhà xưởng chế biến,.. + Đất chưa sử dụng của trang trại là đất còn hoang hóa do chưa có điều kiện khai thác   hoặc do còn tranh chấp quyền sử dụng nên chưa đưa vào sử dụng. Để phân loại đất đai theo mục đích sử dụng, các trang trại cần điều tra đánh giá đất đai   về  mặt tự nhiên (độ  màu mở, thành phần cơ giới, độ  chua kiềm,  địa hình, nguồn nước, các   điều kiện thời tiết, khí hậu,...) từ đó xem xét khả năng bố trí cây trồng trên đất để xác định cơ  cấu đất đai củ ...

Tài liệu được xem nhiều: